KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT 23 THƯỜNG NIÊN NĂM A : SỬA LỖI HUYNH ĐỆ LÀ MỘT CÁCH DIỄN TẢ CAO NHẤT CỦA TÌNH YÊU
« Khi một người anh em trong đức tin làm điều sai trái với anh chị em, thì anh chị em, không chút hận thù, hãy giúp đỡ, sửa lỗi người ấy: giúp đỡ bằng cách sửa lỗi ». Đó là lời khuyên của Đức Phanxicô trong buổi đọc Kinh Truyền Tin hôm Chúa Nhật 10/9/2023. Đối với ngài, đó là « một trong những cách diễn tả cao nhất của tình yêu », qua đó tránh được thói ngồi lê đôi mách, buôn chuyện, vốn là « một tai họa đối với đời sống con người và cộng đoàn ».
Dưới đây là bài suy niệm của Đức Thánh Cha :
Anh chị em thân mến, chào anh chị em !
Hôm nay, Tin Mừng nói với chúng ta về việc sửa lỗi huynh đệ (x. Mt 18,15-20), vốn là một trong những cách diễn tả cao nhất của tình yêu, và cũng là một trong những cách đòi hỏi nhất, vì không dễ gì sửa lỗi người khác. Khi một người anh em trong đức tin làm điều sai trái với anh chị em, thì anh chị em, không chút hận thù, hãy giúp đỡ, sửa lỗi người ấy: giúp đỡ bằng cách sửa lỗi.
Tuy nhiên, thật không may, thông thường điều đầu tiên được tạo ra xung quanh những người phạm lỗi là ngồi lê đôi mách, trong đó mọi người đều biết lỗi lầm, đầy đủ chi tiết, ngoại trừ người liên quan! Thưa anh chị em, điều này không đúng, điều này không đẹp lòng Chúa. Tôi không bao giờ mệt mỏi khi nhắc lại rằng chuyện ngồi lê đôi mách là một tai họa đối với đời sống con người và cộng đoàn, bởi vì nó dẫn đến chia rẽ, dẫn đến đau khổ, dẫn đến tai tiếng; nó không bao giờ giúp cải thiện hoặc phát triển. Một bậc thầy tâm linh vĩ đại, thánh Bênađô, đã nói rằng sự tò mò vô ích và những lời nói hời hợt là những bước đầu tiên trên chiếc thang kiêu ngạo, vốn không dẫn lên cao nhưng xuống thấp, đẩy con người đến chỗ diệt vong và hủy hoại (x. Mười hai bước khiêm nhường và kiêu ngạo).
Thay vào đó, Chúa Giêsu dạy chúng ta cư xử theo một cách khác. Đây là điều Chúa nói hôm nay: “Nếu người anh em của anh trót phạm tội, thì anh hãy đi sửa lỗi nó, một mình anh với nó mà thôi” (c. 15). Hãy nói chuyện “mặt đối mặt” với người ấy, nói một cách ngay thẳng để giúp người ấy hiểu mình đã sai ở đâu. Và hãy làm điều này vì lợi ích của chính người ấy, vượt qua sự xấu hổ và tìm thấy lòng can đảm thực sự, đó không phải là vu khống mà là nói thẳng với người ấy với sự hiền lành và dịu dàng.
Nhưng chúng ta có thể hỏi, điều gì sẽ xảy ra nếu như thế vẫn chưa đủ? Lỡ như người ấy không hiểu thì sao? Lúc đó, chúng ta phải tìm kiếm sự giúp đỡ. Tuy nhiên, hãy cẩn thận: không phải từ nhóm ngôi lê đôi mách! Chúa Giêsu nói: “Hãy đem theo một hoặc hai người khác” (c. 16), nghĩa là những người thực sự muốn giúp đỡ người anh em lạc lối này.
Và nếu người ấy vẫn không hiểu? Chúa Giêsu nói, lúc đó cần phải có cộng đoàn. Nhưng ở đây cũng vậy, điều này không có nghĩa là bêu xấu một người, khiến họ phải xấu hổ một cách công khai, nhưng là đoàn kết nỗ lực của mọi người để giúp người ấy thay đổi. Chỉ tay là không tốt; trên thực tế, điều đó thường khiến người phạm lỗi khó nhận ra lỗi lầm của mình hơn. Đúng hơn, cộng đoàn phải làm cho người ấy cảm thấy rằng, trong khi lên án lỗi lầm, cộng đoàn gần gũi với người đó bằng lời cầu nguyện và tình cảm, luôn sẵn sàng tha thứ, cảm thông và bắt đầu lại.
Và vì vậy, chúng ta hãy tự hỏi: tôi nên cư xử thế nào với một người đã cư xử xấu với tôi? Tôi có giữ nó trong lòng và tích lũy sự oán giận không? “Mày sẽ phải trả giá cho nó”, những lời đó thường xuyên xuất hiện: “Mày sẽ phải trả giá cho nó…”. Tôi có nói chuyện đó sau lưng họ không? “Bạn có biết hắn đã làm gì không?”; vân vân… Hay tôi dũng cảm, can đảm, và tôi có cố gắng nói về điều đó với người ấy không? Tôi có cầu nguyện cho người ấy, xin giúp đỡ để làm điều tốt không? Và các cộng đoàn của chúng ta có quan tâm đến những người vấp ngã, để họ có thể đứng dậy và bắt đầu cuộc sống mới không? Các cộng đoàn đang chỉ tay hay đang mở rộng vòng tay không? Anh chị em làm gì: anh chị em chỉ tay hay mở rộng vòng tay?
Xin Mẹ Maria, Đấng tiếp tục yêu thương ngay cả khi nghe người ta lên án Con của mình, giúp chúng ta luôn tìm kiếm con đường tốt lành.
—————————————–
Tý Linh chuyển ngữ
(nguồn : Vatican.va)
Tags: Angelus, Phanxicô-I
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- HOA KỲ: TẠI SAO ĐỨC CHA ROBERT BARRON, NGÔI SAO LOAN BÁO TIN MỪNG TRÊN INTERNET, LẠI MUỐN THÀNH LẬP MỘT DÒNG TU?
- NHỮNG NHÂN VẬT TÔN GIÁO NÀO CẦU NGUYỆN CHO DONALD TRUMP TRONG LỄ NHẬM CHỨC CỦA ÔNG?
- ĐỨC THÁNH CHA VIẾT THƯ CHO TỔNG THỐNG DONALD TRUMP
- MỘT NỮ TU SẼ ĐƯỢC BỔ NHIỆM LÀM CHỦ TỊCH PHỦ THỐNG ĐỐC THÀNH VATICAN
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT II THƯỜNG NIÊN NĂM C: CHÚA ĐÁP LẠI SỰ THIẾU THỐN CỦA CHÚNG TA BẰNG TÌNH YÊU DƯ TRÀN CỦA NGƯỜI
- CÁI CHẾT CỦA CHA PONCHAUD, CHỨNG NHÂN VĨ ĐẠI CỦA LỊCH SỬ CAMPUCHIA
- BỘ GIÁO LÝ ĐỨC TIN: HUẤN THỊ VỀ MỘT VÀI KHÍA CẠNH CỦA “THẦN HỌC GIẢI PHÓNG”
- Ở BA LAN, MỘT KIẾN NGHỊ NHẰM XÓA BỎ VIỆC GIẢI TỘI CHO TRẺ VỊ THÀNH NIÊN
- VỤ CHA PIERRE: HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC XIN TÒA ÁN MỞ CUỘC ĐIỀU TRA
- ĐỨC THÁNH CHA MỜI GỌI CÁC LINH MỤC ARGENTINA HÃY TIÊU HAO VÌ TIN MỪNG
- CUBA THẢ TÙ NHÂN, HOAN NGHÊNH SỰ TRUNG GIAN HÒA GIẢI CỦA TÒA THÁNH
- BÀI GIÁO LÝ VỀ TRẺ EM. NHỮNG NGƯỜI ĐƯỢC CHÚA CHA YÊU QUÝ NHẤT. BÀI 2
- HĐGM Ý GIẢI THÍCH CÁC CHUẨN MỰC CỦA RÔMA LIÊN QUAN ĐẾN ĐÀO TẠO LINH MỤC
- TIẾP KIẾN CHUNG NĂM THÁNH (11/1/2025): HY VỌNG LÀ BẮT ĐẦU LẠI – GIOAN TẨY GIẢ
- KINH TRUYỀN TIN LỄ CHÚA GIÊSU CHỊU PHÉP RỬA NĂM C: TÔI ĐƯỢC RỬA TỘI NGÀY NÀO?
- JOE BIDEN TRAO HUÂN CHƯƠNG TỰ DO CỦA TỔNG THỐNG CHO ĐỨC PHANXICÔ
- HÀNH KHÚC GIÁO HOÀNG, BÀI QUỐC CA CHÍNH THỨC CỦA VATICAN DO MỘT NGƯỜI PHÁP SÁNG TÁC
- CÁC ĐẠI SỨ TẠI TÒA THÁNH ĐƯỢC ĐỨC PHANXICÔ CHẤT VẤN
- DIỄN VĂN CỦA ĐỨC PHANXICÔ CHO CÁC THÀNH VIÊN CỦA ĐOÀN NGOẠI GIAO TẠI TÒA THÁNH NHÂN DỊP CHÚC MỪNG NĂM MỚI 2025 : NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA MỘT NỀN NGOẠI GIAO HY VỌNG
- Ở THÁI LAN, CUỘC CHIẾN HÀNG NGÀY CỦA MỘT LINH MỤC CHỐNG LẠI NẠN LAO ĐỘNG TRẺ EM