KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT II MÙA VỌNG NĂM B : COI TRỌNG SỰ THINH LẶNG VÀ TIẾT ĐỘ
Vào Chúa Nhật II Mùa Vọng, ngày 10/12/2023, Đức Phanxicô đã suy niệm về hai hình ảnh trong bài Tin Mừng nói về Gioan Tẩy Giả, đó là sa mạc và tiếng nói. Đức Thánh Cha kêu gọi mọi người hãy tự hỏi về chỗ đứng của thinh lặng trong đời sống hằng ngày của mình và mời gọi giải thoát khỏi những thứ thừa thãi. Ngài nói: sự thinh lặng và tiết độ là những yếu tố thiết yếu của đời sống Kitô hữu.
Dưới đây là bài suy niệm của Đức Thánh Cha :
Anh chị em thân mến, chào anh chị em !
Vào Chúa Nhật thứ hai Mùa Vọng này, Tin Mừng nói với chúng ta về Gioan Tẩy Giả, vị tiền hô của Chúa Giêsu (x. Mc 1, 1-8), và mô tả ông là “tiếng người kêu trong sa mạc” (c. 3). Sa mạc, một nơi trống rỗng, nơi anh chị em không giao tiếp; và tiếng nói, một phương tiện để nói – đây dường như là hai hình ảnh trái ngược nhau. Nhưng chúng được kết hợp với nhau nơi Gioan Tẩy Giả.
Sa mạc. Gioan rao giảng ở đó, gần sông Giođan, gần nơi dân của ông đã vào đất hứa nhiều thế kỷ trước đó (x. Gs 3, 1-17). Khi làm như vậy, giống như ông đang nói: để lắng nghe Thiên Chúa, chúng ta phải trở về nơi mà suốt bốn mươi năm Người đã đồng hành, bảo vệ và giáo dục dân Người, trong sa mạc. Đây là nơi của sự thinh lặng và những điều thiết yếu, nơi mà con người không thể chú tâm vào những thứ vô ích, nhưng cần tập trung vào những gì không thể thiếu để sống.
Và đây là một lời nhắc nhở luôn thích đáng: để tiếp tục hành trình cuộc sống, chúng ta cần phải lột bỏ cái “nhiều hơn”, bởi vì sống tốt không có nghĩa là chứa đầy những thứ vô ích, nhưng là giải thoát khỏi những thứ thừa thãi, cần phải tìm ra trong chúng ta để giữ lấy những gì thật sự quan trọng trước mặt Thiên Chúa. Chỉ khi, qua sự thinh lặng và cầu nguyện, chúng ta dành không gian cho Chúa Giêsu, Đấng là Ngôi Lời của Chúa Cha, thì chúng ta mới biết cách thoát khỏi sự ô nhiễm của những lời nói phù phiếm và huyên thuyên. Thinh lặng và tiết độ – từ lời nói, cách sử dụng đồ vật, phương tiện truyền thông và mạng xã hội – đây không chỉ là fioretti (chú thích của người dịch: một thực hành phổ biến trong đời sống đạo của người Ý, trong đó một người dâng một hy sinh nhỏ, một quyết tâm, hoặc đề nghị làm một việc tốt cho Chúa hoặc Đức Mẹ) hoặc các nhân đức, chúng là những yếu tố thiết yếu trong đời sống Kitô hữu.
Và chúng ta đến với hình ảnh thứ hai, tiếng nói. Đây là phương tiện để chúng ta thể hiện những gì chúng ta nghĩ và những gì chúng ta ấp ủ trong lòng. Do đó, chúng ta hiểu rằng nó hoàn toàn gắn liền với sự thinh lặng, bởi vì nó diễn tả những gì chín chắn bên trong, từ việc lắng nghe những gì Chúa Thánh Thần gợi ý. Thưa anh chị em, nếu một người không biết cách yên lặng, thì họ khó có thể có điều gì hay để nói; trong khi đó, sự thinh lặng càng được chăm chú, thì lời nói càng mạnh mẽ. Nơi Gioan Tẩy Giả, tiếng nói đó được liên kết với tính chân thực trong kinh nghiệm của ông và sự trong sạch của trái tim ông.
Chúng ta có thể tự hỏi: Sự thinh lặng có vai trò gì trong cuộc sống của tôi? Đó có phải là một sự thinh lặng trống rỗng, có lẽ là ngột ngạt? Hay đó là không gian để lắng nghe, cầu nguyện, để bảo vệ trái tim mình? Cuộc sống của tôi có tiết độ hay tràn ngập những điều thừa thãi? Ngay cả khi điều đó có nghĩa là đi ngược dòng, chúng ta hãy coi trọng sự thinh lặng, tiết độ và lắng nghe. Xin Mẹ Maria, Trinh Nữ thinh lặng, giúp chúng ta yêu mến sa mạc, trở thành những tiếng nói khả tín làm chứng cho Người Con đang đến của Mẹ.
———————————————————–
Sau Kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha nói :
Anh chị em thân mến !
Bảy mươi lăm năm trước, vào ngày 10 tháng 12 năm 1948, Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền đã được ký kết. Nó giống như một kế hoạch tổng thể. Nhiều bước đã được thực hiện, nhiều bước vẫn cần phải được thực hiện, và thật không may, đôi khi vẫn có những bước lùi. Cam kết về nhân quyền không bao giờ kết thúc! Về vấn đề này, tôi gần gũi tất cả những người, không phô trương, trong cuộc sống cụ thể hàng ngày, đang đấu tranh và đích thân trả giá để bảo vệ quyền lợi của những người không được coi trọng.
Tôi hoan nghênh việc thả một số lượng đáng kể tù nhân Armenia và Azerbaijan. Tôi trông chờ hy vọng nhiều vào dấu hiệu tích cực này giữa Armenia và Azerbaijan, vì hòa bình ở Nam Caucasus, và tôi khuyến khích các bên cũng như các nhà lãnh đạo của họ ký kết hiệp ước hòa bình càng sớm càng tốt.
Trong vài ngày nữa, công việc của COP28 về khí hậu đang diễn ra ở Dubai sẽ kết thúc. Tôi xin tất cả anh chị em cầu nguyện để có kết quả tốt đẹp cho việc chăm sóc ngôi nhà chung của chúng ta và bảo vệ mọi người.
Và chúng ta tiếp tục cầu nguyện cho những người dân đang đau khổ vì chiến tranh. Chúng ta đang hướng tới Lễ Giáng Sinh: với sự giúp đỡ của Thiên Chúa, chúng ta có thể thực hiện những bước đi cụ thể cho hoà bình không? Nó không phải là dễ dàng; chúng ta biết điều đó. Một số xung đột có nguồn gốc lịch sử sâu xa. Nhưng chúng ta cũng có chứng tá của những người nam nữ đã làm việc một cách khôn ngoan và kiên nhẫn cho việc chung sống hòa bình. Hãy noi gương họ! Hãy nỗ lực hết sức để giải quyết và loại bỏ các nguyên nhân xung đột, trong khi đồng thời – nói về nhân quyền – bảo vệ thường dân, bệnh viện, nơi thờ phượng, giải phóng con tin và bảo đảm nhân quyền. Chúng ta đừng quên Ucraina, Palestin, Israel đang bị hành hạ.
(…)
———————————–
Tý Linh chuyển ngữ
(nguồn : vatican.va)
Tags: Angelus, Giáo-Hội-&-Nhà-Nước, Hòa-bình, Nhân quyền, Phanxicô-I
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- VÀ NẾU MIÊU TẢ ĐỨC MARIA VỚI ĐÔI CHÂN LẤM LEM?
- THƯ CỦA ĐỨC THÁNH CHA GỬI DÂN THIÊN CHÚA ĐANG LỮ HÀNH TẠI NICARAGUA NHÂN DỊP CỬ HÀNH TUẦN CỬU NHẬT KÍNH ĐỨC MẸ VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI
- DIỄN VĂN CỦA ĐỨC PHANXICÔ CHO CÁC THAM DỰ VIÊN HỘI NGHỊ KỶ NIỆM 100 NĂM ‘HỘI NGHỊ TOÀN TÔN GIÁO’ ĐẦU TIÊN ĐƯỢC TỔ CHỨC BỞI THẦY SREE NARAYANA GURU (1856-1928)
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT I MÙA VỌNG NĂM C: HÃY GIỮ LÒNG MÌNH NHẸ NHÀNG VÀ TỈNH THỨC ĐỂ ĐÓN CHÚA ĐẾN
- ĐỨC PHANXICÔ : KHÔNG ĐƯỢC LOẠI BỎ BẤT KỲ MẠNG SỐNG NÀO
- THAM QUAN 10 KHO TÀNG CỦA NHÀ THỜ CHÍNH TÒA ĐỨC BÀ PARIS
- NGHỀ NÀO HẠNH PHÚC NHẤT THẾ GIỚI?
- ĐẶT CHÚA KITÔ TRỞ LẠI TRUNG TÂM
- THẦN BÍ SAI LẠC VÀ LẠM DỤNG THIÊNG LIÊNG, MỘT NHÓM LÀM VIỆC ĐƯỢC THÀNH LẬP TẠI VATICAN
- BÀI GIÁO LÝ VỀ CHÚA THÁNH THẦN VÀ HIỀN THÊ – BÀI 15. NHỮNG HOA TRÁI CỦA CHÚA THÁNH THẦN. NIỀM VUI
- TẠI SAO ĐỨC PHANXICÔ KÊU GỌI QUAY TRỞ LẠI VỚI LỊCH SỬ TRONG VIỆC ĐÀO TẠO LINH MỤC ?
- ĐỨC PHANXICÔ: ‘TÀI LIỆU CHUNG KẾT CỦA THƯỢNG HỘI ĐỒNG LÀ MỘT PHẦN CỦA HUẤN QUYỀN GIÁO HOÀNG’
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ TRONG LỄ CHÚA KI-TÔ VUA: CUỘC SỐNG CỦA CHÚNG TA TÌM THẤY ÁNH SÁNG VÀ Ý NGHĨA NƠI TÌNH YÊU
- KINH TRUYỀN TIN LỄ CHÚA KITÔ VUA: ĐỨC GIÊSU LÀ ‘VUA’ CỦA TÔI KHÔNG?
- ĐỨC PHANXICÔ THÔNG BÁO NGÀY PHONG THÁNH CHO CARLO ACUTIS VÀ PIER GIORGIO FRASSATI
- DIỄN VĂN CỦA PHANXICÔ CHO CÁC THAM DỰ VIÊN CUỘC HỌP ĐƯỢC TỔ CHỨC BỞI TÒA THƯỢNG THẨM RÔMA
- THƯ VỀ VIỆC ĐỔI MỚI NGHIÊN CỨU LỊCH SỬ GIÁO HỘI
- BÀI GIÁO LÝ VỀ CHÚA THÁNH THẦN VÀ HIỀN THÊ – BÀI 14. CÁC ƠN CỦA HIỀN THÊ. CÁC ĐẶC SỦNG, NHỮNG ƠN CỦA CHÚA THÁNH THẦN VÌ ÍCH CHUNG
- ẤN BẢN MỚI CỦA SÁCH BÀI ĐỌC DÀNH CHO TANG LỄ CỦA ĐỨC THÁNH CHA
- ĐỨC PHANXICÔ: THIÊN CHÚA SẼ CÓ LỜI CUỐI CÙNG VỀ CUỘC CHIẾN Ở UCRAINA