KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT III MÙA CHAY NĂM A: HÃY LÀM DỊU CƠN KHÁT CỦA NGƯỜI KHÁC
Trong buổi đọc Kinh Truyền Tin hôm Chúa Nhật 12/3/2023, Đức Phanxicô lưu ý rằng Chúa Giêsu ban tặng “nước hằng sống cho mỗi người chúng ta để chúng ta có thể trở thành nguồn suối tươi mát cho người khác”. “Chúng ta cũng sẽ không còn chỉ nghĩ đến việc làm dịu cơn khát của chính mình, cơn khát vật chất, cơn khát trí tuệ hay văn hóa của mình, nhưng với niềm vui được gặp Chúa, chúng ta sẽ làm dịu cơn khát của người khác, mang lại ý nghĩa cho cuộc sống của người khác”.
Dưới đây là bài suy niệm của Đức Thánh Cha:
Anh chị em thân mến, chào anh chi em, chúc anh chị em ngày Chúa Nhật tốt lành!
Chúa Nhật này, bài Tin Mừng trình bày cho chúng ta một trong những cuộc gặp gỡ đẹp đẽ và hấp dẫn nhất của Chúa Giêsu – cuộc gặp gỡ với người phụ nữ Samari (x. Ga 4, 5-42). Chúa Giêsu và các môn đệ nghỉ chân gần một giếng nước ở Samari. Một người phụ nữ đến và Chúa Giêsu nói với chị, “Chị cho tôi xin chút ước uống” (c.7). Tôi muốn dừng lại cách riêng ở thành ngữ này: Chị cho tôi xin chút nước uống.
Cảnh này mô tả Chúa Giêsu, khát nước và mệ mỏi. Một phụ nữ Samari tìm thấy Ngài vào giờ nóng nực nhất, giữa trưa, xin nước giải khát như một người ăn xin. Đó là hình ảnh về sự tự hạ của Thiên Chúa. Thiên Chúa hạ mình nơi Chúa Giêsu Kitô để cứu chuộc chúng ta. Ngài đến với chúng ta. Trong Chúa Giêsu, Thiên Chúa đã trở nên một người trong chúng ta, Ngài đã hạ mình xuống. Khát như chúng ta, Ngài chịu cơn khát như chúng ta. Nghĩ về cảnh này, mỗi người chúng ta có thể nói: Chúa, Thầy, “xin tôi nước uống. Vì thế, Ngài khát như tôi. Ngài chia sẻ cơn khát của tôi. Lạy Chúa, Chúa thật sự ở gần con! Chúa chạm đến sự nghèo nàn của con.” Nhưng con không thể tin điều đó! “Chúa đã nắm lấy con trừ bên dưới, từ phần thấp nhất của bản thân con, nơi không ai có thể chạm tới” (P. Mazzolari, La Samaritana, Bologna 2022, 55-56). Và Chúa đã đến với con từ bên dưới và Chúa đã nắm lấy con từ bên dưới bởi vì Chúa đang khao khát và khát khao con. Thực ra, cơn khát của Chúa Giêsu không chỉ là thể lý. Nó diễn tả những khát khao sâu xa nhất trong cuộc đời chúng ta, và trên hết là khát khao tình yêu của chúng ta. Ngài còn hơn một người ăn xin. Ngài “khát” tình yêu của chúng ta. Và điều này sẽ bộc lộ vào lúc tột đỉnh của cuộc thương khó của Ngài, trên thập giá, nơi mà trước khi chết, Chúa Giêsu sẽ nói: “Ta khát” (Ga 19, 28). Cơn khát tình yêu đó đã khiến Ngài đi xuống, hạ mình xuống, tự hạ, để trở thành một người trong chúng ta.
Nhưng Chúa, Đấng xin nước uống, là Đấng cho uống. Gặp người phụ nữ Samari, Ngài nói với chị về nước hằng sống của Chúa Thánh Thần. Và từ thập giá, máu và nước chảy ra từ cạnh sườn bị đâm thâu của Ngài (x. Ga 19, 34). Khao khát tình yêu, Chúa Giêsu làm dịu cơn khát của chúng ta bằng tình yêu. Và Ngài làm với chúng ta điều Ngài đã làm với người phụ nữ Samari – Ngài đến gặp gỡ chúng ta trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta, Ngài chia sẻ cơn khát của chúng ta, Ngài hứa ban cho chúng ta nước hằng sống làm cho sự sống đời đời trào dâng trong chúng ta.
Chị cho tôi xin chút nước uống. Có một khía cạnh thứ hai. Những lời này không chỉ là một thỉnh cầu của Chúa Giêsu đối với người phụ nữ Samari, nhưng là một tiếng kêu – đôi khi thinh lặng – vốn gặp gỡ chúng ta mỗi ngày và yêu cầu chúng ta làm dịu cơn khát của người khác, chăm sóc cơn khát của người khác. Có bao nhiêu người nói “Cho tôi xin chút nước uống” với chúng ta – trong gia đình chúng ta, tại nơi làm việc, ở những nơi khác mà chúng ta mà chúng ta có mặt. Cho tôi xin chút nước uống là một tiếng kêu được nghe thấy trong xã hội của chúng ta, nơi mà tốc độ điên cuồng, sự vội vàng để tiêu thụ, và đặc biệt là sự dửng dưng, nền văn hóa dửng dưng đó, tạo nên sự khô khan và trống rỗng nội tâm. Và – chúng ta đừng quên điều này – “Cho tôi xin chút nước uống” là tiếng kêu của nhiều anh chị em đang thiếu nước để sống, trong khi ngôi nhà chung của chúng ta tiếp tục bị ô nhiễm và biến dạng. Kiệt sức và khô héo, nó cũng “đang khát”.
Trước những thách thức đó, bài Tin Mừng hôm nay mang lại nước hằng sống cho mỗi người chúng ta để có thể trở thành nguồn suối tươi mát cho người khác. Và như thế, giống như người phụ nữ Samari bỏ vò nước bên giếng nước và đi gọi những người trong làng của mình (x. c.28), chúng ta cũng sẽ không còn chỉ nghĩ đến việc làm dịu cơn khát của chính mình, cơn khát vật chất, cơn khát trí tuệ hay văn hóa của mình, nhưng với niềm vui được gặp Chúa, chúng ta sẽ làm dịu cơn khát của người khác, mang lại ý nghĩa cho cuộc sống của người khác, không phải như những ông chủ, nhưng như là những người tôi tớ của Ngôi Lời Thiên Chúa, Đấng đã khao khát chúng ta, Đâng liên lỉ khao khát chúng ta. Chúng ta sẽ hiểu được nỗi khao khát của họ và chia sẻ tình yêu mà Ngài đã ban cho chúng ta. Một câu hỏi xảy đến, được đặt ra cho chính tôi và tất cả anh chị em: Chúng ta có thể hiểu được cơn khát của người khác, cơn khát của mọi người, cơn khát của rất nhiều người trong gia đình tôi, trong xóm của tôi? Hôm nay, chúng ta có thể tự hỏi: tôi có khao khát Thiên Chúa không? Tôi cố ý thức rằng tôi cần tình yêu của Ngài như nước để sống không? Và rồi: Tôi là người đang khát, tôi có quan tâm đến cơn khát của người khác không, cơn khát tinh thần của họ, cơn khát vật chất của họ không?
Xin Đức Mẹ chuyển cầu cho chúng ta và nâng đỡ chúng ta trên đường đời.
——————————–
Sau Kinh Truyền Tin, Đức Thánh cha kêu gọi:
“Thứ Sáu này, ngày 17/3, và thứ Bảy, ngày 18, sáng kiến “24 Giờ cho Chúa” sẽ được lặp lại trong toàn thể Giáo hội. Đây là thời gian dành cho việc cầu nguyện, chầu Thánh Thể, và cho Bí tích Hòa Giải. Vào chiều thứ Sáu, tôi sẽ đến một giáo xứ ở Rôma để cử hành nghi thức sám hối. Một năm trước, trong bối cảnh này, chúng ta đã cử hành nghi thức trọng thể Thánh hiến cho Trái Tim Vẹn Sạch của Đức Maria, để cầu xin ơn hòa bình. Hành vi phó thác của chúng ta không chùn bước, niềm hy vọng của chúng ta không lung lay! Chúa luôn lắng nghe lời cầu nguyện của dân Ngài qua sự cầu bầu của Đức Trinh Nữ Maria. Chúng ta hãy hiệp nhất trong đức tin và liên đới với anh chị em của chúng ta đang đau khổ vì chiến tranh. Đặc biệt chúng ta đừng quên người dân Ucraina đang bị bom đạn vùi dập!”
————————————–
Tý Linh chuyển ngữ
(nguồn: vatican.va)
Tags: Angelus, Hòa-bình, Phanxicô-I
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- THÔNG ĐIỆP DILEXIT NOS – Bản dịch Việt ngữ
- NGUỒN GỐC LỄ CÁC THÁNH NAM NỮ VÀ LỄ CẦU CHO CÁC TÍN HỮU ĐÃ QUA ĐỜI
- BÉN RỄ SÂU VÀ LỮ HÀNH ĐỂ LOAN BÁO TIN MỪNG
- “LUCE”, VATICAN GIỚI THIỆU LINH VẬT CHO NĂM THÁNH
- BÀI GIÁO LÝ VỀ CHÚA THÁNH THẦN VÀ HIỀN THÊ – BÀI 11. «NGÀI ĐÃ XỨC DẦU CHO CHÚNG TA VÀ ĐÃ ĐÓNG ẤN TÍN TRÊN CHÚNG TA». BÍ TÍCH THÊM SỨC, BÍ TÍCH CỦA CHÚA THÁNH THẦN
- BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN ĐẦU TIÊN CỦA ỦY BAN GIÁO HOÀNG VỀ BẢO VỆ TRẺ VỊ THÀNH NIÊN
- DILEXIT NOS: “LINH ĐẠO LIÊN QUAN SÂU XA ĐẾN TÂM HỒN CON NGƯỜI”
- THƯỢNG HỘI ĐỒNG: ĐỨC PHANXICÔ ĐỊNH HÌNH GIÁO HỘI NGÀY MAI
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT XXX THƯỜNG NIÊN NĂM B : CHÚA GIÊSU ĐẾN GẦN CHÚNG TA NƠI NHỮNG NGƯỜI NGHÈO
- CHÚA NHẬT XXX THƯỜNG NIÊN NĂM B – BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC PHANXICÔ TRONG THÁNH LỄ BẾ MẠC THƯỢNG HỘI ĐỒNG VỀ TÍNH HIỆP HÀNH : ĐỪNG NGỒI YÊN MÀ LOAN BÁO TIN MỪNG
- NGAI TÒA CỦA THÁNH PHÊRÔ ĐƯỢC TRƯNG BÀY TẠI VƯƠNG CUNG THÁNH ĐƯỜNG Ở VATICAN
- VIDEO TRỰC TUYẾN THÁNH LỄ BẾ MẠC THƯỢNG HỘI ĐỒNG
- THƯỢNG HỘI ĐỒNG: ĐỨC PHANXICÔ ĐƯA GIÁO HỘI VÀO THIÊN NIÊN KỶ THỨ BA
- “VĂN HÓA LẮNG NGHE TRONG THƯỢNG HỘI ĐỒNG NÀY LÀ MỘT ÂN HUỆ TUYỆT VỜI”
- ĐỨC PHANXICÔ THÔNG BÁO : MỘT THƯỢNG HỘI ĐỒNG KHÔNG CÓ TÔNG HUẤN
- TÍNH HIỆP HÀNH, MỘT SỰ HOÁN CẢI ĐỂ TRỞ NÊN TRUYỀN GIÁO HƠN
- “DILEXIT NOS”: CÁC TRƯỜNG PHÁI TU ĐỨC PHÁP ĐƯỢC VINH DANH TRONG THÔNG ĐIỆP MỚI
- LAURENT LANDETE: THÔNG ĐIỆP DILEXIT NOS LÀ “MỘT LIỆU PHÁP CHỐNG LẠI MỌI ĐAU KHỔ, MỌI THIẾU SÓT TRONG TÌNH YÊU”
- “DILEXIT NOS”: MỘT CUNG GIỌNG MỚI
- “DILEXIT NOS”: TẠI SAO ĐỨC PHANXICÔ QUAN TÂM ĐẾN THÁNH TÂM CHÚA GIÊSU