KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT III MÙA VỌNG NĂM A: MÙA VỌNG LÀ THỜI GIAN ĐỂ LẬT NGƯỢC CÁC QUAN ĐIỂM CỦA CHÚNG TA
“Ngay cả người có niềm tin lớn lao nhất cũng trải qua đường hầm của sự nghi ngờ. Và đây không phải là một điều xấu; trái lại, đôi khi nó cần thiết cho sự phát triển thiêng liêng: nó giúp chúng ta hiểu rằng Thiên Chúa luôn lớn hơn những gì chúng ta tưởng tượng về Người.” Đức Phanxicô nhắc nhở như thế trong buổi đọc Kinh Truyền Tin hôm Chúa Nhật III Mùa Vọng, ngày 11/12/2022, và đồng thời mời gọi chúng ta “không bao giờ được ngừng tìm kiếm Người và trở về với khuôn mặt đích thực của Người”. Vì, như Henri de Lubac nói, “Thiên Chúa “cần được tái khám phá theo từng giai đoạn…đôi khi tin rằng chúng ta đang đánh mất Người””.
Do đó, “Mùa Vọng là thời gian để lật ngược các quan điểm của chúng ta, để bản thân được ngạc nhiên bởi lòng thương xót của Thiên Chúa”.
Dưới đây là bài suy niệm của Đức Thánh Cha:
Anh chị em thân mến, chúc anh chị em ngày Chúa Nhật hạnh phúc!
Bài Tin Mừng của Chúa Nhật III Mùa Vọng này nói với chúng ta về thánh Gioan Tẩy Giả, khi ở trong tù, đã sai các môn đệ đến hỏi Chúa Giêsu: “Có phải Thầy là Đấng phải đến không, hay chúng tôi còn phải tìm kiếm một ai khác?” (Mt 11, 4). Quả thật, khi nghe về những việc làm của Chúa Giêsu, Gioan đã đâm ra nghi ngờ không biết Người có thật là Đấng Mêsia hay không. Trên thực tế, ngài đã tưởng tượng một Đấng Mêsia nghiêm khắc sẽ đến và thi hành công lý bằng quyền lực bằng cách trừng phạt các tội nhân. Giờ đây, trái lại, Chúa Giêsu có những lời nói và cử chỉ đầy lòng trắc ẩn đối với mọi người; ở trung tâm của hành động của Người là lòng thương xót tha thứ, nhờ đó “người mù xem thấy, kẻ què được đi, người cùi được sạch, kẻ điếc được nghe, người chết sống lại, kẻ nghèo được nghe Tin Mừng” (c. 6). Tuy nhiên, sẽ hữu ích cho chúng ta để xem xét kỹ hơn cuộc khủng hoảng này của Gioan Tẩy Giả, vì nó có thể nói với chúng ta điều gì đó cũng quan trọng.
Bản văn nhấn mạnh rằng Gioan đang ở trong tù, và điều này, cũng như là một nơi chốn thể chất, khiến chúng ta liên tưởng đến hoàn cảnh nội tâm mà ngài đang trải nghiệm: trong tù có bóng tối, không thể nhìn thấy rõ và nhìn xa hơn. Thực ra, Gioan Tẩy Giả không còn có thể nhận ra Chúa Giêsu là Đấng Mêsia được chờ đợi. Ngài bị sự nghi ngờ xâm chiếm, và ngài sai các môn đệ đi xác minh: “Hãy đi xem liệu ngài ấy là Đấng Mêsia hay không”. Chúng ta ngạc nhiên khi điều này lại xảy ra với Gioan, người đã làm phép rửa cho Chúa Giêsu ở sông Giođan và đã chỉ cho các môn đệ biết Người là Chiên Thiên Chúa (x. Ga 1, 29). Nhưng điều này có nghĩa là ngay cả người có niềm tin lớn lao nhất cũng trải qua đường hầm của sự nghi ngờ. Và đây không phải là một điều xấu; trái lại, đôi khi nó cần thiết cho sự phát triển thiêng liêng: nó giúp chúng ta hiểu rằng Thiên Chúa luôn lớn hơn những gì chúng ta tưởng tượng về Người. Những công trình của Người thật ngạc nhiên so với những tính toán của chúng ta; các hoạt động của Người luôn luôn khác biệt, chúng vượt quá những nhu cầu và mong đợi của chúng ta; và vì thế, chúng ta không bao giờ được ngừng tìm kiếm Người và trở về với khuôn mặt đích thực của Người. Một thần học gia lớn từng nói rằng Thiên Chúa “cần được tái khám phá theo từng giai đoạn…đôi khi tin rằng chúng ta đang đánh mất Người” (H. de Lubac, Sur les chemins de Dieu). Đây là điều mà Gioan Tẩy Giả làm: trong sự nghi ngờ, ngài vẫn tìm kiếm Người, chất vấn Người, “lý luận” với Người và cuối cùng tái khám phá Người. Gioan, được Chúa Giêsu xác nhận là người lớn nhất trong số những người được người nữ sinh ra (x. Mt 11, 11), dạy chúng ta, tóm lại, đừng đóng kín Thiên Chúa trong tâm trí của chúng ta. Đây luôn là mối nguy hiểm, cám dỗ: biến chúng ta thành một vị Thiên Chúa theo thước đo của chúng ta, một vị Thiên Chúa để chúng ta sử dụng. Và Thiên Chúa là điều gì đó khác.
Anh chị em thân mến, đôi khi chúng ta cũng nhận thấy mình trong hoàn cảnh của ngài, trong một nhà tù nội tâm, không thể nhận ra được sự mới mẻ của Chúa, Đấng mà có lẽ chúng ta đã giam cầm trong sự tự phụ rằng chúng ta biết hết mọi sự về Người rồi. Anh chị em thân mến, người ta không bao giờ biết hết mọi sự về Thiên Chúa, không bao giờ! Có lẽ chúng ta có trong tâm trí một vị Thiên Chúa quyền lực làm những gì Người muốn, thay vì Thiên Chúa hiền lành khiêm nhường, Thiên Chúa thương xót và yêu thương, Đâng luôn can thiệp trong sự tôn trọng sự tự do và chọn lựa của chúng ta. Có lẽ chúng ta thậm chí còn thấy mình nói với Người: “Có phải Chúa thật là Chúa, vị Thiên Chúa đang đến cứu độ chúng con?”. Và điều gì đó tương tự có thể xảy ra cho chúng ta, với cả anh chị em chúng ta nữa: chúng ta có ý tưởng của mình, thành kiến của mình và chúng ta gắn những nhãn hiệu cứng nhắc cho người khác, đặc biệt những người chúng ta cảm thấy khác với chúng ta. Vì vậy, Mùa Vọng là thời gian để lật ngược các quan điểm của chúng ta, để bản thân được ngạc nhiên bởi lòng thương xót của Thiên Chúa. Kinh ngạc: Thiên Chúa luôn làm kinh ngạc. Cách đây không lâu, chúng tôi xem trên chương trình truyền hình “A Sua Immagine”, họ nói về sự kỳ diệu ngạc nhiên. Thiên Chúa luôn là Đấng khuấy động sự kỳ diệu ngạc nhiên trong anh chị em. Một thời gian – Mùa Vọng – trong đó, khi chuẩn bị trang hoàng Giáng Sinh cho Hài Nhi Giêsu, chúng ta học biết lại Chúa của chúng ta là ai; một thời gian bỏ lại đằng sau một số định kiến và thành kiến về Thiên Chúa và anh chị em của chúng ta. Mùa Vọng là một thời gian trong đó, thay vì nghĩ về các món quà cho bản thân, chúng ta có thể trao ba những lời nói và cử chỉ an ủi cho những người bị tổn thương, như Chúa Giêsu đã làm với người mù, người điếc và người què.
Xin Đức Mẹ nắm lấy tay chúng ta, như một người mẹ, xin Mẹ nắm lấy tay chúng ta trong những ngày chuẩn bị lễ Giáng Sinh này, và giúp chúng ta nhận ra trong sự sự nhỏ bé của Chúa Hài Đồng sự cao cả của Thiên Chúa đang đến.
——————————————-
Tý Linh chuyển ngữ
(nguồn: Vatican.va)
Tags: Angelus, Mùa Vọng, Phanxicô-I
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- THÁNH LỄ ĐÊM GIÁNG SINH VÀ KHỞI ĐẦU MỘT NĂM ÂN SỦNG, ĐỔI MỚI VÀ HY VỌNG
- HÀNH TRÌNH QUA CÁC NĂM THÁNH NHỜ CÁC SẮC CHỈ TRIỆU TẬP
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT IV MÙA VỌNG NĂM C: TẠ ƠN CHÚA VỀ HỒNG ÂN SỰ SỐNG
- NĂM THÁNH 2025: CẦN PHẢI CÓ THẺ HÀNH HƯƠNG ĐỂ BƯỚC QUA CÁC CỬA THÁNH Ở RÔMA
- DIỄN VĂN CỦA ĐỨC PHANXICÔ CHO GIÁO TRIỀU RÔMA NHÂN DỊP CHÚC MỪNG GIÁNG SINH 2024: HÃY NÓI TỐT CHỨ ĐỪNG NÓI XẤU
- GIÁO TRIỀU RÔMA, BÀI GIẢNG MÙA VỌNG THỨ 3: SỰ CAO CẢ CỦA THIÊN CHÚA LÀ SỰ NHỎ BÉ
- MỤC TỬ TRONG THÁNH KINH, MỘT HÌNH ẢNH VỀ UY QUYỀN VÀ LÒNG NHÂN TỪ
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI NHÓM ÂN NHÂN VIỆT NAM: HỖ TRỢ CÁC CÔNG VIỆC BÁC ÁI ĐÓNG GÓP VÀO VIỆC MANG LẠI NIỀM HY VỌNG
- THÁNH TÍCH CỦA THÁNH TÊRÊSA HÀI ĐỒNG GIÊSU ĐẾN RÔMA NHÂN NĂM THÁNH
- BÀI GIÁO LÝ VỀ NĂM THÁNH 2025. CHÚA GIÊSU KITÔ, NIỀM HY VỌNG CỦA CHÚNG TA. I. THỜI THƠ ẤU CỦA CHÚA GIÊSU. BÀI 1. GIA PHẢ CỦA CHÚA GIÊSU (Mt 1, 1-17). CON THIÊN CHÚA ĐI VÀO LỊCH SỬ
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC THÁNH CHA TRONG THÁNH LỄ CHÚA NHẬT III MÙA VỌNG NĂM C: CHÚNG TÔI PHẢI LÀM GÌ?
- NHỮNG ĐOẠN TRÍCH TỪ CUỐN TỰ TRUYỆN « HY VỌNG » CỦA ĐỨC PHANXICÔ
- ĐỨC PHANXICÔ TIẾT LỘ NGÀI ĐÃ THOÁT KHỎI HAI VỤ MƯU SÁT TRONG CHUYẾN TÔNG DU TỚI IRAK
- ĐỨC PHANXICÔ CA NGỢI CORSE NHƯ MÔ HÌNH CỦA “TÍNH THẾ TỤC LÀNH MẠNH”
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI HÀNG GIÁO SĨ CORSE: “HÃY CHĂM SÓC CÁC BẠN VÀ NGƯỜI KHÁC”
- VIDEO TRỰC TUYẾN CHUYẾN TÔNG DU CORSE
- ĐỨC THÁNH CHA SẼ ĐẾN CORSE ĐỂ KÊU GỌI CẦU NGUYỆN, CÔNG LÝ VÀ TRÁCH NHIỆM
- THƯỢNG HỘI ĐỒNG: ĐỨC THÁNH CHA BỔ NHIỆM CÁC THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG THƯỜNG LỆ, TRONG ĐÓ CÓ HAI PHỤ NỮ
- CHUYẾN TÔNG DU CỦA ĐỨC PHANXICÔ: ĐỐI VỚI ĐA SỐ NGƯỜI PHÁP, ĐỨC PHANXICÔ “ĐÚNG” KHI THÍCH CORSE HƠN NHÀ THỜ ĐỨC BÀ PARIS
- BÀI GIẢNG THỨ 2 TRONG MÙA VỌNG CHO GIÁO TRIỀU RÔMA : TÁI KHÁM PHÁ NIỀM TIN TƯỞNG VÀO THIÊN CHÚA ĐỂ LÀM SỐNG LẠI NIỀM HY VỌNG