KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT III MÙA VỌNG NĂM C: “ĐỨC TIN ĐƯỢC NHẬP THỂ TRONG CUỘC SỐNG CỤ THỂ”
“Chúng ta hãy tự hỏi: chúng ta phải là gì cách cụ thể trong những ngày này khi chúng ta đến gần lễ Giáng Sinh? Tôi có thể làm phần của tôi thế nào? Chúng ta hãy chọn điều gì đó cụ thể, cho dù nhỏ bé, phù hợp với hoàn cảnh sống của chúng ta, và chúng ta hãy tiếp tục thực thi nó để chuẩn bị cho lễ Giáng Sinh này. Chẳng hạn: tôi có thể gọi điện thoại cho một người cô đơn, thăm viếng người già cả đó hay người đau ốm này, hãy làm điều gì đó để phục vụ một người nghèo, một người túng thiếu. Tuy nhiên thậm chí: có thể tôi cần xin sự tha thứ, ban sự tha thứ, làm rõ một hoàn cảnh, trả một món nợ. Có thể tôi đã bỏ bê việc cầu nguyện và sau nhiều thời gian đã trôi qua, đã đến lúc xin Chúa tha thứ. Thưa anh chị em, chúng ta hãy tìm ra điều gì đó cụ thể và thực hiện nó!”
Đó là lời mời gọi của Đức Phanxicô trong buổi đọc Kinh Truyền Tin hôm Chúa Nhật ngày 12/12/2021, và đồng thời nhắc nhở đức tin phải được nhập thể vào cuộc sống cụ thể. Và ngài lưu ý: “Mùa Vọng có ý nghĩa thế này: dừng lại và tự hỏi chúng ta chuẩn bị lễ Giáng Sinh thế nào. Chúng ta đang rất bận rộn với mọi thứ chuẩn bị, với những món quà và những thứ qua đi. Nhưng chúng ta hãy tự hỏi chúng ta phải làm gì cho Chúa Giêsu và tha nhân! Chúng ta phải làm gì?”
Dưới đây là bài suy niệm của ngài trước khi đọc Kinh Truyền Tin:
Anh chị em thân mến, chào anh chị em!
Bài Tin Mừng của Phụng vụ hôm nay, Chúa Nhật III Mùa Vọng, cho chúng ta thấy những nhóm người khác nhau – đám đông, những người thu thuế và binh sĩ – được đánh động bởi lời rao giảng của Gioan Tẩy Giả, đã hỏi ông: “Vậy chúng tôi phải làm gì?” (Lc 3, 10). Chúng tôi phải làm gì? Đây là câu hỏi họ đã hỏi. Chúng ta hãy suy nghĩ một chút về câu hỏi này.
Nó không xuất phát từ ý thức bổn phận. Đúng hơn, tâm hồn được Chúa đánh động. Chính lòng nhiệt thành đối với việc Ngài đang đến đã khiến họ hỏi: chúng tôi phải làm gì? Lúc đó Gioan nói: “Chúa đang đến gần. Chúng tôi phải làm gì?” Chúng ta hãy lấy một ví dụ: hãy nghĩ về một người thân yêu đang đến thăm chúng ta. Chúng ta vui mừng và thậm chí nôn nóng chờ đợi người đó. Để đón tiếp người đó, chúng ta sẽ làm những gì cần phải làm: chúng ta sẽ dọn dẹp nhà cửa, chúng ta sẽ chuẩn bị bữa tối ngon nhất có thể, có lẽ chuẩn bị một món quà…Tóm lại, có những điều chúng ta sẽ làm. Cũng thế với Chúa. Niềm vui về việc Ngài đang đến làm cho chúng ta hỏi: chúng ta phải làm gì? Nhưng Thiên Chúa nâng câu hỏi này lên một bình diện cao hơn: Tôi phải làm gì với cuộc sống của tôi? Tôi được mời gọi đến điều gì? Tôi sẽ trở thành gì?
Khi gợi lên câu hỏi này, Tin Mừng nhắc nhở chúng ta một điều quan trọng: cuộc sống có một nhiệm vụ cho chúng ta. Cuộc sống không vô nghĩa; nó không bị phó mặc cho số mệnh. Không! Nó là một món quà Chúa ban cho chúng ta, Ngài nói với chúng ta: hãy khám phá bạn là ai, và hãy làm việc chăm chỉ để làm cho ước mơ cuộc sống của bạn thành hiện thực! Mỗi người chúng ta – chúng ta đừng quên điều này – có một sứ mạng phải hoàn thành. Vì thế, chúng ta đừng sợ hỏi Chúa: Con phải là gì? Chúng ta hãy hỏi đi hỏi lại Ngài câu hỏi này. Nó cũng tái diễn trong Thánh Kinh: trong sách Công vụ Tông đồ, một số người, khi nghe thánh Phêrô công bố sự phục sinh của Chúa Giêsu, “đã đau đớn trong lòng và nói với Phêrô và các Tông đồ khác, ‘Thưa anh em, chúng tôi phải làm gì?’” (2, 37). Chúng ta cũng hãy tự hỏi: điều gì sẽ tốt cho tôi để làm cho bản thân và cho anh chị em của tôi? Tôi có thể đóng vào điều này thế nào? Tôi có thể đóng góp vào thiện ích của Giáo hội, thiện ích của xã hội thế nào? Mùa Vọng có ý nghĩa thế này: dừng lại và tự hỏi chúng ta chuẩn bị lễ Giáng Sinh thế nào. Chúng ta đang rất bận rộn với mọi thứ chuẩn bị, với những món quà và những thứ qua đi. Nhưng chúng ta hãy tự hỏi chúng ta phải làm gì cho Chúa Giêsu và tha nhân! Chúng ta phải làm gì?
Sau câu hỏi “chúng ta phải làm gì?”, Tin Mừng liệt kê câu những trả lời khác nhau của Gioan Tẩy Giả cho mỗi nhóm. Quả thế, Gioan khuyến cáo rằng ai có hai áo nên chia sẻ cho người không có; đối với người thu thuế, ông nói: “Đừng thu hơn số lượng đã được ấn định” (Lc 3, 13); đối với binh sĩ: “Đừng ngược đãi hay tống tiền ai” (x. c.14). Ông đưa ra một lời cụ thể cho mỗi người tương ứng với hoàn cảnh sống hiện tại của họ. Điều này mang lại một giáo huấn quý giá: đức tin được nhập thể trong cuộc sống cụ thể. Nó không phải là một lý thuyết trừu tượng. Đức tin không phải là một lý thuyết trừu tượng, một lý thuyết chung chung – không! Đức tin chạp đến chúng ta cách cá nhân và biến đổi cuộc sống của mỗi người chúng ta. Chúng ta hãy nghĩ về sự cụ thể của đức tin của chúng ta. Đức tin của tôi có trừu tượng, điều gì đó trừu tượng hay cụ thể? Nó có dẫn tôi đến chỗ phục vụ người khác, giúp đỡ người khác không?
Vì thế, để kết luận, chúng ta hãy tự hỏi: chúng ta phải là gì cách cụ thể trong những ngày này khi chúng ta đến gần lễ Giáng Sinh? Tôi có thể làm phần của tôi thế nào? Chúng ta hãy chọn điều gì đó cụ thể, cho dù nhỏ bé, phù hợp với hoàn cảnh sống của chúng ta, và chúng ta hãy tiếp tục thực thi nó để chuẩn bị cho lễ Giáng Sinh này. Chẳng hạn: tôi có thể gọi điện thoại cho một người cô đơn, thăm viếng người già cả đó hay người đau ốm này, hãy làm điều gì đó để phục vụ một người nghèo, một người túng thiếu. Tuy nhiên thậm chí: có thể tôi cần xin sự tha thứ, ban sự tha thứ, làm rõ một hoàn cảnh, trả một món nợ. Có thể tôi đã bỏ bê việc cầu nguyện và sau nhiều thời gian đã trôi qua, đã đến lúc xin Chúa tha thứ. Thưa anh chị em, chúng ta hãy tìm ra điều gì đó cụ thể và thực hiện nó! Xin Đức Mẹ giúp đỡ chúng ta, trong cung lòng của Mẹ, Thiên Chúa đã mặc lấy xác thịt.
————————————-
Tý Linh chuyển ngữ
(nguồn: vatican.va)
Tags: Angelus, Mùa Vọng, Phanxicô-I
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- DIỄN VĂN CỦA PHANXICÔ CHO GIÁO TRIỀU RÔMA NHÂN DỊP CHÚC MỪNG GIÁNG SINH 2024: HÃY NÓI TỐT CHỨ ĐỪNG NÓI XẤU
- GIÁO TRIỀU RÔMA, BÀI GIẢNG MÙA VỌNG THỨ 3: SỰ CAO CẢ CỦA THIÊN CHÚA LÀ SỰ NHỎ BÉ
- MỤC TỬ TRONG THÁNH KINH, MỘT HÌNH ẢNH VỀ UY QUYỀN VÀ LÒNG NHÂN TỪ
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI NHÓM ÂN NHÂN VIỆT NAM: HỖ TRỢ CÁC CÔNG VIỆC BÁC ÁI ĐÓNG GÓP VÀO VIỆC MANG LẠI NIỀM HY VỌNG
- THÁNH TÍCH CỦA THÁNH TÊRÊSA HÀI ĐỒNG GIÊSU ĐẾN RÔMA NHÂN NĂM THÁNH
- BÀI GIÁO LÝ VỀ NĂM THÁNH 2025. CHÚA GIÊSU KITÔ, NIỀM HY VỌNG CỦA CHÚNG TA. I. THỜI THƠ ẤU CỦA CHÚA GIÊSU. BÀI 1. GIA PHẢ CỦA CHÚA GIÊSU (Mt 1, 1-17). CON THIÊN CHÚA ĐI VÀO LỊCH SỬ
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC THÁNH CHA TRONG THÁNH LỄ CHÚA NHẬT III MÙA VỌNG NĂM C: CHÚNG TÔI PHẢI LÀM GÌ?
- NHỮNG ĐOẠN TRÍCH TỪ CUỐN TỰ TRUYỆN « HY VỌNG » CỦA ĐỨC PHANXICÔ
- ĐỨC PHANXICÔ TIẾT LỘ NGÀI ĐÃ THOÁT KHỎI HAI VỤ MƯU SÁT TRONG CHUYẾN TÔNG DU TỚI IRAK
- ĐỨC PHANXICÔ CA NGỢI CORSE NHƯ MÔ HÌNH CỦA “TÍNH THẾ TỤC LÀNH MẠNH”
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI HÀNG GIÁO SĨ CORSE: “HÃY CHĂM SÓC CÁC BẠN VÀ NGƯỜI KHÁC”
- VIDEO TRỰC TUYẾN CHUYẾN TÔNG DU CORSE
- ĐỨC THÁNH CHA SẼ ĐẾN CORSE ĐỂ KÊU GỌI CẦU NGUYỆN, CÔNG LÝ VÀ TRÁCH NHIỆM
- THƯỢNG HỘI ĐỒNG: ĐỨC THÁNH CHA BỔ NHIỆM CÁC THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG THƯỜNG LỆ, TRONG ĐÓ CÓ HAI PHỤ NỮ
- CHUYẾN TÔNG DU CỦA ĐỨC PHANXICÔ: ĐỐI VỚI ĐA SỐ NGƯỜI PHÁP, ĐỨC PHANXICÔ “ĐÚNG” KHI THÍCH CORSE HƠN NHÀ THỜ ĐỨC BÀ PARIS
- BÀI GIẢNG THỨ 2 TRONG MÙA VỌNG CHO GIÁO TRIỀU RÔMA : TÁI KHÁM PHÁ NIỀM TIN TƯỞNG VÀO THIÊN CHÚA ĐỂ LÀM SỐNG LẠI NIỀM HY VỌNG
- BÁO CÁO CỦA HỘI THỪA SAI PARIS VỀ CÁC VỤ LẠM DỤNG TÌNH DỤC
- SỨ ĐIỆP CHO NGÀY THẾ GIỚI HÒA BÌNH 2025
- GIÁO HỘI ĐƯỢC HÌNH THÀNH NHƯ THẾ NÀO?
- BÀI GIÁO LÝ VỀ CHÚA THÁNH THẦN VÀ HIỀN THÊ – BÀI 17. THÁNH THẦN VÀ HIỀN THÊ NÓI : « XIN NGƯỜI NGỰ ĐẾN ! ». CHÚA THÁNH THẦN VÀ NIỀM HY VỌNG KITÔ GIÁO