KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT IV MÙA VỌNG NĂM C: HÃY NHÌN XUNG QUANH VÀ TÌM KIẾM MỘT AI ĐÓ ĐỂ GIÚP ĐỠ
“Trong khoảng thời gian cuối cùng của Mùa Vọng, chúng ta hãy để cho hai động từ này hướng dẫn. Chỗi dậy và vội vã ra đi: đây là hai chuyển động của Đức Maria và Mẹ cũng mời gọi chúng ta thực hiện khi lễ Giáng Sinh đến gần”. Đó là lời mời gọi của Đức Phanxicô trong buổi đọc Kinh Truyền Tin hôm Chúa Nhật IV Mùa Vọng, ngày 19/12/2021.
“Chỗi dậy, để không bị sa lầy vào những vấn đề, chìm đắm trong sự than vãn hay rơi vào một nỗi buồn khiến chúng ta tê liệt”, để “nhìn lên Chúa” và biết “nghĩ về người khác” như Mẹ. “Chúng ta hãy làm như Mẹ đã làm: hãy nhìn xung quanh và tìm kiếm một ai đó mà chúng ta có thể giúp đỡ“, Đức Thánh Cha khuyên các Kitô hữu sống thời gian còn lại của Mùa Vọng như thế.
“Vội vã ra đi”, đó là “hướng dẫn ngày sống của chúng ta bằng một bước đi vui tươi, nhìn về phía trước cách tự tin, không kéo lê đôi chân của chúng ta, như nô lệ cho những lời than phiền”. Bởi vì “nếu chúng ta tiến bước bằng những bước đi mệt mỏi của sự cằn nhằn và buôn chuyện, thì chúng ta sẽ không mang Chúa cho ai được, chúng ta sẽ chỉ mang lại những điều cay đắng và đen tối”, Đức Thánh Cha nhắc nhở và đồng thời lưu ý: “Chúng ta đừng quên rằng hành vi bác ái đầu tiên mà chúng ta có thể làm cho người đồng loại của chúng ta là mang lại cho họ một khuôn mặt thanh thản và tươi cười.”
Dưới đây là bài suy niệm của Đức Thánh Cha:
Anh chị em thân mến, chào anh chị em!
Bài Tin Mừng của Phụng vụ hôm nay, Chúa Nhật IV Mùa Vọng, kể về việc Đức Maria đi thăm bà Êlisabeth (x. Lc 1, 39-45). Sau khi đón nhận lời truyền tin của thiên thần, Đức Trinh Nữ đã không ở nhà, suy nghĩ về những gì đã xảy ra và xem xét các vấn đề và những khó khăn nguy hiểm, vốn chắc chắn không thiếu: bởi vì, là một cô gái nghèo, Mẹ không biết phải làm gì với tin này, với văn hóa của thời đại đó…Mẹ đã không hiểu…Trái lại, trước tiên Mẹ nghĩ về một người đang gặp khó khăn; thay vì đắm chìm trong những vấn đề của riêng mình, Mẹ nghĩ về một người đang gặp khó khăn, Mẹ nghĩ về bà Êlisabeth, người chị họ của mình, một người đã lớn tuổi và đang mang thai, một điều gì đó lạ lùng và kỳ diệu. Đức Maria quảng đại lên đường, không để mình bị ảnh hưởng bởi những bất tiện của cuộc hành trình, đáp lại một sự thôi thúc bên trong mời gọi Mẹ gần gũi và giúp đỡ. Một đoạn đường dài, hết cây số này đến cây số khác, và không có xe nào đến đó: Mẹ đã đi bộ. Mẹ đi ra để giúp đỡ. Bằng cách nào? Bằng cách chia sẻ niềm vui của Mẹ. Đức Maria đã trao cho bà Êlisabeth niềm vui của Chúa Giêsu, niềm vui mà Mẹ đã cưu mang trong lòng và trong dạ Mẹ. Mẹ đến với bà và bộc lộ cảm xúc của mình, và rồi sự bộc lộ cảm xúc này đã trở thành một lời cầu nguyện, kinh Magnificat, mà tất cả chúng ta đều biết đến. Và bản văn nói rằng Đức Mẹ “đã chỗi dậy và vội vã ra đi” (c.39).
Mẹ đã chỗi dậy và ra đi. Trong khoảng thời gian cuối cùng của Mùa Vọng, chúng ta hãy để cho hai động từ này hướng dẫn. Chỗi dậy và vội vã ra đi: đây là hai chuyển động của Đức Maria và Mẹ cũng mời gọi chúng ta thực hiện khi lễ Giáng Sinh đến gần. Trước hết, chỗi dậy. Sau lời loan báo của thiên thần, một giai đoạn khó khăn đang ở phía trước đối với Đức Trinh Nữ: Việc mang thai bất ngờ của Mẹ đã đặt Mẹ trước sự hiểu lầm và thậm chí sự trừng phạt nghiêm khắc, ngay cả ném đá, trong nền văn hóa thời đó. Hãy tưởng tượng Mẹ đã có bao nhiêu băn khoăn và lo lắng! Tuy nhiên, Mẹ đã không nản lòng, mẹ không thất vọng: Mẹ đã chỗi dậy. Mẹ đã không nhìn xuống những vấn đề của mình, nhưng nhìn lên Chúa. Mẹ không nghĩ phải nhờ ai giúp đỡ, nhưng là giúp đỡ cho ai. Mẹ luôn nghĩ về người khác: đó là Đức Maria, luôn nghĩ về nhu cầu của người khác. Mẹ sẽ làm như vậy sau này, tại tiệc cưới Cana, khi Mẹ nhận thấy rằng không còn rượu nữa. Đó là một vấn đề đối với người khác, nhưng Mẹ nghĩ về điều này và tìm kiếm một giải pháp. Đức Maria luôn nghĩ về người khác. Mẹ cũng nghĩ về chúng ta.
Chúng ta hãy học nơi Đức Mẹ cách phản ứng này: chỗi dậy, đặc biệt khi những khó khăn đe dọa đè bẹp chúng ta. Chỗi dậy, để không bị sa lầy vào những vấn đề, chìm đắm trong sự than vãn hay rơi vào một nỗi buồn khiến chúng ta tê liệt. Nhưng tại sao chỗi dậy? Bởi vì Thiên Chúa là Đấng cao cả và sẵn sàng nâng chúng ta lên nếu chúng ta tìm đến Ngài. Vì thế, chúng ta hãy loại bỏ những suy nghĩ tiêu cực, những nỗi sợ hãi ngăn cản mọi mọi thôi thúc và ngăn cản chúng ta tiến về phía trước. Và rồi chúng ta hãy làm như Mẹ đã làm: hãy nhìn xung quanh và tìm kiếm một ai đó mà chúng ta có thể giúp đỡ! Có một người cao tuổi nào mà tôi biết tôi có thể giúp đỡ một chút không, có thể bầu bạn không? Mọi người, hãy nghĩ về nó. Hay để mang lại sự phục vụ cho một ai đó, một sự tử tế, một cuộc điện thoại? Nhưng tôi có thể giúp ai? Tôi chỗi dậy và tôi giúp đỡ. Khi giúp đỡ người khác, chúng ta tự giúp mình chỗi dậy từ những khó khăn.
Chuyển động thứ hai là vội vã ra đi. Điều này không có nghĩa là tiến bước với tâm trạng kích động, một cách hấp tấp, không, nó không có nghĩa như thế. Thay vào đó, nó có nghĩa là hướng dẫn ngày sống của chúng ta bằng một bước đi vui tươi, nhìn về phía trước cách tự tin, không kéo lê đôi chân của chúng ta, như nô lệ cho những lời than phiền – những lời than phiền này làm hại rất nhiều cuộc đời, bởi vì khi một người bắt đầu than phiền và than phiền, thì cuộc sống sẽ tiêu hao. Than phiền khiến anh chị em luôn tìm kiếm ai đó để đổ lỗi. Trên đường đến nhà bà Êlisabeth, Đức Maria tiến bước bằng những bước nhanh nhẹn của một người mà tầm hồn và cuộc sống của mình tràn đầy Thiên Chúa, tràn đầy niềm vui của Ngài. Vì thế, chúng ta hãy tự hỏi, vì lợi ích của chúng ta: “Bước đi” của tôi là như thế nào? Tôi là người chủ động hay tôi sống lây lất trong nỗi u uất, trong nỗi buồn phiền? Tôi có tiến về phía trước với niềm hy vọng hay tôi dừng lại và cảm thấy thương hại cho bản thân? Nếu chúng ta tiến bước bằng những bước đi mệt mỏi của sự cằn nhằn và buôn chuyện, thì chúng ta sẽ không mang Chúa cho ai được, chúng ta sẽ chỉ mang lại những điều cay đắng và đen tối. Thay vào đó, sẽ là rất tốt để vun trồng một óc hài hước lành mạnh, chẳng hạn như thánh Thomas More hay thánh Philip Neri đã làm. Chúng ta cũng có thể cầu xin ơn này, ơn có một óc hài hước lành mạnh: nó sẽ ích lợi rất nhiều. Chúng ta đừng quên rằng hành vi bác ái đầu tiên mà chúng ta có thể làm cho người đồng loại của chúng ta là mang lại cho họ một khuôn mặt thanh thản và tươi cười. Đó là mang lại cho họ niềm vui của Chúa Giêsu, như Đức Maria đã làm với bà Êlisabeth.
Xin Mẹ của Thiên Chúa nắm lấy tay của chúng ta, và xin mẹ giúp chúng ta chỗi dậy và vội vã ra đi hướng đến lễ Giáng Sinh!
——————————-
Tý Linh chuyển ngữ
(nguồn: Vatican.va)
Tags: Angelus, Giáng-sinh, Mùa Vọng, Phanxicô-I
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- DIỄN VĂN CỦA PHANXICÔ CHO GIÁO TRIỀU RÔMA NHÂN DỊP CHÚC MỪNG GIÁNG SINH 2024: HÃY NÓI TỐT CHỨ ĐỪNG NÓI XẤU
- GIÁO TRIỀU RÔMA, BÀI GIẢNG MÙA VỌNG THỨ 3: SỰ CAO CẢ CỦA THIÊN CHÚA LÀ SỰ NHỎ BÉ
- MỤC TỬ TRONG THÁNH KINH, MỘT HÌNH ẢNH VỀ UY QUYỀN VÀ LÒNG NHÂN TỪ
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI NHÓM ÂN NHÂN VIỆT NAM: HỖ TRỢ CÁC CÔNG VIỆC BÁC ÁI ĐÓNG GÓP VÀO VIỆC MANG LẠI NIỀM HY VỌNG
- THÁNH TÍCH CỦA THÁNH TÊRÊSA HÀI ĐỒNG GIÊSU ĐẾN RÔMA NHÂN NĂM THÁNH
- BÀI GIÁO LÝ VỀ NĂM THÁNH 2025. CHÚA GIÊSU KITÔ, NIỀM HY VỌNG CỦA CHÚNG TA. I. THỜI THƠ ẤU CỦA CHÚA GIÊSU. BÀI 1. GIA PHẢ CỦA CHÚA GIÊSU (Mt 1, 1-17). CON THIÊN CHÚA ĐI VÀO LỊCH SỬ
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC THÁNH CHA TRONG THÁNH LỄ CHÚA NHẬT III MÙA VỌNG NĂM C: CHÚNG TÔI PHẢI LÀM GÌ?
- NHỮNG ĐOẠN TRÍCH TỪ CUỐN TỰ TRUYỆN « HY VỌNG » CỦA ĐỨC PHANXICÔ
- ĐỨC PHANXICÔ TIẾT LỘ NGÀI ĐÃ THOÁT KHỎI HAI VỤ MƯU SÁT TRONG CHUYẾN TÔNG DU TỚI IRAK
- ĐỨC PHANXICÔ CA NGỢI CORSE NHƯ MÔ HÌNH CỦA “TÍNH THẾ TỤC LÀNH MẠNH”
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI HÀNG GIÁO SĨ CORSE: “HÃY CHĂM SÓC CÁC BẠN VÀ NGƯỜI KHÁC”
- VIDEO TRỰC TUYẾN CHUYẾN TÔNG DU CORSE
- ĐỨC THÁNH CHA SẼ ĐẾN CORSE ĐỂ KÊU GỌI CẦU NGUYỆN, CÔNG LÝ VÀ TRÁCH NHIỆM
- THƯỢNG HỘI ĐỒNG: ĐỨC THÁNH CHA BỔ NHIỆM CÁC THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG THƯỜNG LỆ, TRONG ĐÓ CÓ HAI PHỤ NỮ
- CHUYẾN TÔNG DU CỦA ĐỨC PHANXICÔ: ĐỐI VỚI ĐA SỐ NGƯỜI PHÁP, ĐỨC PHANXICÔ “ĐÚNG” KHI THÍCH CORSE HƠN NHÀ THỜ ĐỨC BÀ PARIS
- BÀI GIẢNG THỨ 2 TRONG MÙA VỌNG CHO GIÁO TRIỀU RÔMA : TÁI KHÁM PHÁ NIỀM TIN TƯỞNG VÀO THIÊN CHÚA ĐỂ LÀM SỐNG LẠI NIỀM HY VỌNG
- BÁO CÁO CỦA HỘI THỪA SAI PARIS VỀ CÁC VỤ LẠM DỤNG TÌNH DỤC
- SỨ ĐIỆP CHO NGÀY THẾ GIỚI HÒA BÌNH 2025
- GIÁO HỘI ĐƯỢC HÌNH THÀNH NHƯ THẾ NÀO?
- BÀI GIÁO LÝ VỀ CHÚA THÁNH THẦN VÀ HIỀN THÊ – BÀI 17. THÁNH THẦN VÀ HIỀN THÊ NÓI : « XIN NGƯỜI NGỰ ĐẾN ! ». CHÚA THÁNH THẦN VÀ NIỀM HY VỌNG KITÔ GIÁO