KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT LỄ CHÚA BA NGÔI NĂM A : CHÚA BA NGÔI PHÁ VỠ NHỮNG HÌNH ẢNH CỦA CHÚNG TA VỀ THIÊN CHÚA
Trong buổi đọc Kinh Truyền Tin hôm Chúa Nhật Lễ Chúa Ba Ngôi, ngày 4/6/2023, Đức Phanxicô suy niệm về mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi như là một « Thiên Chúa hiệp thông », một sự « hiệp thông tình yêu » mà các tín hữu được mời gọi làm chứng trong cộng đoàn và gia đình của mình.
Đức Thánh Cha cũng cho thấy Lễ Chúa Ba Ngôi “phá vỡ những hình ảnh của chúng ta về Thiên Chúa” khi chúng ta thường nghĩ đến hình ảnh một vị Thiên Chúa oai nghiêm và xa vời; và ngài mời gọi nghĩ về Thiên Chúa “qua hình ảnh một gia đình quây quần bên bàn ăn”, hình ảnh một vị Thiên Chúa gần gũi, trắc ẩn và dịu dàng. Dưới đây là bài suy niệm của Đức Thánh Cha:
Anh chị em thân mến, chào anh chị em !
Hôm nay, Lễ trọng thể Chúa Ba Ngôi, bài Tin Mừng được trích từ cuộc đối thoại của Chúa Giêsu với ông Nicôđêmô (x. Ga 3, 16-18). Nicôđêmô là thành viên của Thượng hội đồng, say mê mầu nhiệm Thiên Chúa : ông nhận ra nơi Chúa Giêsu một tôn sư được Thiên Chúa sai đến và bí mật đến nói chuyện với Ngài ban đêm. Chúa Giêsu lắng nghe ông, hiểu ông là một người đang tìm kiếm, và rồi trước tiên Ngài làm cho ông ngạc nhiên khi trả lời rằng để vào Nước Thiên Chúa, người ta phải được tái sinh ; rồi Ngài mạc khải tâm điểm của mầu nhiệm cho ông, nói rằng Thiên Chúa yêu thương nhân loại nhiều đến nỗi đã sai Con của Người đến thế gian. Vì thế, Chúa Giêsu, người Con, nói về Cha của mình và tình yêu bao la của Người.
Cha và Con. Đó là một hình ảnh quen thuộc mà, nếu chúng ta nghĩ về nó, sẽ phá vỡ những hình ảnh của chúng ta về Thiên Chúa. Quả thế, chính từ « Thiên Chúa » gợi lên cho chúng ta một thực tại phi thường, oai nghiêm và xa vời, trong khi nói về Cha và Con lại đưa chúng ta về nhà. Vâng, chúng ta có thể nghĩ về Thiên Chúa theo cách này, qua hình ảnh một gia đình quây quần bên bàn ăn, nơi cuộc sống được chia sẻ. Hơn nữa, bàn ăn, vốn cũng là một bàn thờ, là một biểu tượng mà một số linh ảnh mô tả Chúa Ba Ngôi. Đó là một hình ảnh nói với chúng ta về một Thiên Chúa hiệp thông. Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần : sự hiệp thông.
Nhưng nó không chỉ là một hình ảnh ; nó là thực tại ! Nó là thực tại bởi vì Chúa Thánh Thần, Thánh Thần mà Chúa Cha đổ tràn vào lòng chúng ta qua Chúa Giêsu (x. Gl 4, 6), làm cho chúng ta cảm nếm, làm cho chúng ta hưởng nếm sự hiện diện của Thiên Chúa : sự hiện diện của Thiên Chúa, luôn luôn gần gũi, trắc ẩn và dịu dàng. Chúa Thánh Thần làm với chúng ta những gì Chúa Giêsu làm với ông Nicôđimô : Ngài dẫn chúng ta vào mầu nhiệm tái sinh, sự sinh ra bởi đức tin, đời sống Kitô hữu, Ngài mạc khải trái tim của Chúa Cha cho chúng ta, và Ngài làm cho chúng ta trở thành những người chia sẻ chính sự sống của Thiên Chúa.
Chúng ta có thể nói, lời mời Ngài dành cho chúng ta là hãy ngồi vào bàn với Thiên Chúa để chia sẻ tình yêu của Người. Đây sẽ là hình ảnh. Đây là những gì xảy ra trong mỗi Thánh lễ, ở bàn thờ của bàn tiệc Thánh Thể, nơi Chúa Giêsu hiến mình cho Chúa Cha và hiến mình cho chúng ta. Vâng, thưa anh chị em, chính là như vậy, Thiên Chúa của chúng ta là sự hiệp thông tình yêu : và đây là cách Chúa Giêsu đã mạc khải Người cho chúng ta. Và anh chị em có biết làm thế nào chúng ta có thể nhớ điều này không ? Với cử chỉ đơn giản nhất, mà chúng ta đã học được khi còn nhỏ : dấu thánh giá, với dấu thánh giá. Với cử chỉ đơn giản nhất, với dấu thánh giá này, bằng cách làm dấu thánh giá trên thân thể chúng ta, chúng ta nhắc nhở bản thân rằng Thiên Chúa đã yêu thương chúng ta biết bao, đến độ hiến mạng sống cho chúng ta ; và chúng ta lặp lại với chính mình rằng tình yêu của Người hoàn toàn bao bọc chúng ta, từ trên xuống dưới, từ trái sang phải, giống như một vòng tay không bao giờ bỏ rơi chúng ta. Và đồng thời, chúng ta dấn thân làm chứng cho Thiên-Chúa-là-tình-yêu, tạo nên sự hiệp thông nhân danh Người. Có lẽ bây giờ, mỗi người chúng ta, và tất cả cùng nhau, chúng ta hãy làm dấu thánh giá trên chính mình…
Như thế, hôm nay, chúng ta có thể tự hỏi : chúng ta có làm chứng cho Thiên-Chúa-là-tình-yêu không ? Hay Thiên-Chúa-là-tình-yêu đến lượt mình trở thành một khái niệm, điều gì đó mà chúng ta đã nghe nói rồi, không còn khuấy động cuộc sống nữa ? Nếu Thiên Chúa là tình yêu, các cộng đoàn của chúng ta có làm chứng cho điều này không ? Họ có biết cách yêu thương không ? Các cộng đoàn của chúng ta có biết cách yêu thương không ? Và gia đình chúng ta…chúng ta có biết cách yêu thương trong gia đình không? Chúng ta có luôn mở rộng cửa không, chúng ta có biết cách đón nhận mọi người không – tôi nhấn mạnh, mọi người – đón nhận họ như anh chị em không? Chúng ta có mang lại cho mọi người lương thực về sự tha thứ của Thiên Chúa và niềm vui Tin Mừng không? Người ta có hít thở bầu khí như ở nhà, hay vì thế chúng ta giống với một văn phòng hơn hoặc một nơi dành riêng mà chỉ người người được chọn mới có thể vào? Thiên Chúa là tình yêu, Thiên Chúa là Cha, Con và Thánh Thần, và Người ban sự sống của Người cho chúng ta, cho thập giá này.
Và xin Đức Maria giúp chúng ta sống Giáo hội như ngôi nhà mà người ta yêu mến một cách thân thuộc, cho vinh quang của Thiên Chúa là Cha, Con và Thánh Thần.
————————————-
Tý Linh chuyển ngữ
(nguồn: Vatican.va)
Tags: Angelus, Phanxicô-I
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- THÁNH TÍCH CỦA THÁNH TÊRÊSA HÀI ĐỒNG GIÊSU ĐẾN RÔMA NHÂN NĂM THÁNH
- BÀI GIÁO LÝ VỀ NĂM THÁNH 2025. CHÚA GIÊSU KITÔ, NIỀM HY VỌNG CỦA CHÚNG TA. I. THỜI THƠ ẤU CỦA CHÚA GIÊSU. BÀI 1. GIA PHẢ CỦA CHÚA GIÊSU (Mt 1, 1-17). CON THIÊN CHÚA ĐI VÀO LỊCH SỬ
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC THÁNH CHA TRONG THÁNH LỄ CHÚA NHẬT III MÙA VỌNG NĂM C: CHÚNG TÔI PHẢI LÀM GÌ?
- NHỮNG ĐOẠN TRÍCH TỪ CUỐN TỰ TRUYỆN « HY VỌNG » CỦA ĐỨC PHANXICÔ
- ĐỨC PHANXICÔ TIẾT LỘ NGÀI ĐÃ THOÁT KHỎI HAI VỤ MƯU SÁT TRONG CHUYẾN TÔNG DU TỚI IRAK
- ĐỨC PHANXICÔ CA NGỢI CORSE NHƯ MÔ HÌNH CỦA “TÍNH THẾ TỤC LÀNH MẠNH”
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI HÀNG GIÁO SĨ CORSE: “HÃY CHĂM SÓC CÁC BẠN VÀ NGƯỜI KHÁC”
- VIDEO TRỰC TUYẾN CHUYẾN TÔNG DU CORSE
- ĐỨC THÁNH CHA SẼ ĐẾN CORSE ĐỂ KÊU GỌI CẦU NGUYỆN, CÔNG LÝ VÀ TRÁCH NHIỆM
- THƯỢNG HỘI ĐỒNG: ĐỨC THÁNH CHA BỔ NHIỆM CÁC THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG THƯỜNG LỆ, TRONG ĐÓ CÓ HAI PHỤ NỮ
- CHUYẾN TÔNG DU CỦA ĐỨC PHANXICÔ: ĐỐI VỚI ĐA SỐ NGƯỜI PHÁP, ĐỨC PHANXICÔ “ĐÚNG” KHI THÍCH CORSE HƠN NHÀ THỜ ĐỨC BÀ PARIS
- BÀI GIẢNG THỨ 2 TRONG MÙA VỌNG CHO GIÁO TRIỀU RÔMA : TÁI KHÁM PHÁ NIỀM TIN TƯỞNG VÀO THIÊN CHÚA ĐỂ LÀM SỐNG LẠI NIỀM HY VỌNG
- BÁO CÁO CỦA HỘI THỪA SAI PARIS VỀ CÁC VỤ LẠM DỤNG TÌNH DỤC
- SỨ ĐIỆP CHO NGÀY THẾ GIỚI HÒA BÌNH 2025
- GIÁO HỘI ĐƯỢC HÌNH THÀNH NHƯ THẾ NÀO?
- BÀI GIÁO LÝ VỀ CHÚA THÁNH THẦN VÀ HIỀN THÊ – BÀI 17. THÁNH THẦN VÀ HIỀN THÊ NÓI : « XIN NGƯỜI NGỰ ĐẾN ! ». CHÚA THÁNH THẦN VÀ NIỀM HY VỌNG KITÔ GIÁO
- SỨ THẦN TÒA THÁNH TẠI PARIS NÓI VỀ LÝ DO TẠI SAO ĐỨC PHANXICÔ KHÔNG ĐẾN PARIS
- JOHN TRAYNOR, NGƯỜI ĐƯỢC PHÉP LẠ THỨ 71 Ở LỘ ĐỨC
- KINH TRUYỀN TIN LỄ ĐỨC MẸ VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI 2024: ĐẶT NIỀM HY VỌNG VÀO LÒNG THƯƠNG XÓT VÔ NGẦN CỦA THIÊN CHÚA
- BÀI GIẢNG CỦA ĐTC PHANXICÔ TRONG THÁNH LỄ ĐỨC MẸ VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI 2024