KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT LỄ CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG NĂM A : CHÚA THÁNH THẦN GIẢI THOÁT CHÚNG TA KHỎI MỌI NỖI SỢ HÃI
Chúa Thánh Thần là Đấng giải thoát chúng ta khỏi mọi nỗi sợ hãi vốn giam cầm chúng ta, và ban cho chúng ta sức mạnh đi ra loan báo Tin Mừng. Đức Phanxicô nhắc nhở các Kitô hữu như thế trong buổi đọc Kinh Nữ Vương Thiên Đàng hôm Chúa Nhật 28/5/2023. Và ngài lưu ý : « Nếu chúng ta dành chỗ cho những nỗi sợ hãi sai lầm này, thì các cánh cửa sẽ đóng lại: cánh cửa của tâm hồn, cánh cửa của xã hội, và thậm chí cánh cửa của Giáo hội! Ở đâu có sự sợ hãi, ở đó có sự khép kín. Và điều này sẽ không tốt. »
Dưới đây là bài suy niệm của Đức Thánh Cha :
Anh chị em thân mến, chào anh chị em !
Hôm nay, Lễ trọng Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, bài Tin Mừng đưa chúng ta lên phòng trên, nơi các Tông đồ đã trú ẩn sau cái chết của Chúa Giêsu (x.Ga 20, 19-23). Chúa Phục Sinh, vào chiều Lễ Vượt Qua, đã hiện ra chính vào hoàn cảnh sợ hại và thông khổ đó, và thổi hơi trên họ và nói : « Anh em hãy nhận lấy Chúa Thánh Thần » (c.22). Bằng cách này, với hồng ân Thánh Thần, Chúa Giêsu muốn giải thoát các môn đệ khỏi nỗi sợ hãi, khỏi nỗi sợ hãi đang giam cầm họ ở nhà, và Ngài giải thoát họ để họ có thể đi ra và trở thành những chứng nhân và người loan báo Tin Mừng. Chúng ta hãy suy nghĩ một chút về những gì Chúa Thánh Thần thực hiện : Người giải thoát khỏi nỗi sợ hãi.
Các môn đệ đã đóng cửa, bài Tin Mừng nói « vì sợ hãi » (c.19). Cái chết của Chúa Giêsu đã làm cho họ bàng hoàng, ước mơ của họ tan vỡ, hy vọng của họ tan biến. Và họ khép kín mình bên trong. Không chỉ trong phòng đó, nhưng bên trong, trong tâm hồn. Tôi muốn nhấn mạnh điều này: khép kín bên trong. Chúng ta có thường xuyên nhốt mình bên trong không? Đã bao lần, vì một hoàn cảnh khó khăn nào đó, vì một vấn đề cá nhân hay gia đình nào đó, vì một đau khổ đang ghi dấu chúng ta hay vì sự dữ mà chúng ta hít thở quanh mình, chúng ta có nguy cơ dần dần rơi vào tình trạng mất hy vọng và thiếu can đảm để tiếp tục không? Điều này xảy ra nhiều lần. Và rồi, giống như các Tông đồ, chúng ta tự nhốt mình, giam mình trong mê cung của những lo toan.
Thưa anh chị em, việc “tự nhốt mình” này xảy ra khi, trong những hoàn cảnh khó khăn nhất, chúng ta để cho nỗi sợ hãi chiếm ưu thế và để cho tiếng nói ầm ĩ của nó thống trị trong chúng ta. Do đó, nguyên nhân là sự sỡ hãi: sợ không thể đối phó, sợ phải đối diện với những trận chiến hằng ngày một mình, sợ mạo hiểm và sau đó thất vọng, sợ đưa ra những quyết định sai lầm. Thưa anh chị em, sự sợ hãi ngăn chặn lại, sự sợ hãi làm tê liệt. Và nó cũng cô lập: hãy nghĩ về sự sợ hãi của người khác, của những người nước ngoài, những người khác biệt, những người suy nghĩ theo một cách khác. Và thậm chí có thể có nỗi sợ hãi về Thiên Chúa: rằng Ngài sẽ trừng phạt tôi, Ngài sẽ nổi giận với tôi…Nếu chúng ta dành chỗ cho những nỗi sợ hãi sai lầm này, thì các cánh cửa sẽ đóng lại: cánh cửa của tâm hồn, cánh cửa của xã hội, và thậm chí cánh cửa của Giáo hội! Ở đâu có sự sợ hãi, ở đó có sự khép kín. Và điều này sẽ không tốt.
Tuy nhiên, Tin Mừng mang lại cho chúng ta phương thuốc của Đấng Phục Sinh: Chúa Thánh Thần. Người giải thoát chúng ta khỏi ngục tù sợ hãi. Khi lãnh nhận Chúa Thánh Thần, các Tông đồ – chúng ta cử hành điều này hôm nay – ra khỏi phòng trên và đi vào thế giới để tha thứ tội lỗi và loan báo Tin Mừng. Nhờ Người, nỗi sợ hãi được vượt qua và cánh cửa mở ra. Bởi vì đây là điều mà Chúa Thánh Thần thực hiện: Người làm cho chúng ta cảm thấy sự gần gũi của Thiên Chúa, và do đó, tình yêu của Người xua tan sợ hãi, soi sáng con đường, an ủi, nâng đỡ trong nghịch cảnh. Vì thế, đối diện với nỗi sợ hãi và khép kín, chúng ta hãy cầu xin Chúa Thánh Thần cho chúng ta, cho Giáo hội và cho toàn thế giới: hãy để một Lễ Hiện Xuống mới xua tan những nỗi sợ hãi đang tấn công chúng ta và hãy làm sống lại ngọn lửa tình yêu của Thiên Chúa.
Xin Đức Maria Rất Thánh, người đầu tiên được tràn đầy Chúa Thánh Thần, cầu bầu cho chúng ta.
————————————
Tý Linh chuyển ngữ
(nguồn: vatican.va)
Tags: Chúa Thánh Thần, Phanxicô-I
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- NHỮNG KHUÔN MẶT CỦA HOẠT ĐỘNG TRUYỀN GIÁO CỦA ĐỨC LÊÔ XIV Ở PERU
- ĐỨC LÊÔ XIV TIẾP KIẾN NHÀ VÔ ĐỊCH QUẦN VỢT JANNIK SINNER
- VĂN PHÒNG BÁO CHÍNH TÒA THÁNH ĐƯA RA LỜI GIẢI THÍCH CHÍNH THỨC VỀ HUY HIỆU CỦA ĐỨC LÊÔ XIV
- NƠI Ở CỦA CÁC ĐỨC GIÁO HOÀNG QUA NHỮNG BIẾN ĐỘNG CỦA LỊCH SỬ
- “VIỆC BẦU ĐỨC LÊÔ XIV ĐÁNH DẤU BƯỚC NGOẶT TRONG TƯ TƯỞNG XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI”
- PHẬT TỬ VÀ KITÔ HỮU TRONG CUỘC ĐỐI THOẠI GIẢI THOÁT CHO THỜI ĐẠI CHÚNG TA
- DIỄN VĂN CỦA ĐỨC GIÁO HOÀNG LÊÔ XIV GỬI CÁC CHUYÊN VIÊN TRUYỀN THÔNG : HÃY CHỌN LỰA CON ĐƯỜNG TRUYỀN THÔNG HÒA BÌNH
- MẬT NGHỊ HỒNG Y: ĐHY PAROLIN VÀ ĐHY PREVOST ĐƯỢC PHIẾU “RẤT CAO” TRONG CUỘC BỎ PHIẾU ĐẦU TIÊN ?
- CHÚA NHẬT ĐẦU TIÊN CỦA ĐỨC LÊÔ XIV VỚI CÁC TÍN HỮU VÀ TẠI MỘ THÁNH PHÊRÔ
- TỪ LÊÔ XIII ĐẾN LÊÔ XIV, VẤN ĐỀ XÃ HỘI MỚI
- MẬT NGHỊ: VÀ CÁC HỒNG Y BẮT ĐẦU PHÁT BIỂU NGAY SAU ĐÓ
- ĐỨC LÊÔ XIV TẠI MỘT ĐỀN THÁNH CỦA DÒNG THÁNH AUGUSTINÔ VÀ TẠI MỘ ĐỨC PHANXICÔ
- DIỄN VĂN CỦA ĐỨC GIÁO HOÀNG LÊÔ XIV CHO HỒNG Y ĐOÀN : « NGÀY NAY GIÁO HỘI TRAO CHO MỌI NGƯỜI DI SẢN HỌC THUYẾT XÃ HỘI CỦA MÌNH »
- CHÂN DUNG, KHẨU HIỆU VÀ HUY HIỆU CỦA ĐỨC GIÁO HOÀNG LÊÔ XIV
- BỀ TRÊN TỔNG QUYỀN DÒNG AUGUSTINÔ: ĐỨC GIÁO HOÀNG LÊÔ XIV ‘THỰC SỰ GẦN GŨI VỚI MỌI NGƯỜI’
- TÌM HIỂU DÒNG THÁNH AUGUSTINÔ CỦA ĐỨC LÊÔ XIV
- “NGÀI ĐÃ CÓ MỘT TỶ SỐ TUYỆT VỜI” TẠI MẬT NGHỊ
- XÓA MÌNH ĐI ĐỂ CHÚA KITÔ Ở LẠI
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC GIÁO HOÀNG LÊÔ XIV NGÀY 9/5/2025
- TIỂU SỬ ĐỨC TÂN GIÁO HOÀNG LÊÔ XIV