KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT XII THƯỜNG NIÊN NĂM A: CÁI GIÁ PHẢI ĐI NGƯỢC XU HƯỚNG CỦA XÃ HỘI ĐỂ TRUNG THÀNH VỚI TIN MỪNG
Trong buổi đọc Kinh Truyền Tin hôm Chúa Nhật XII Thường niên, vào ngày 25/6/2023, Đức Thánh Cha mời gọi các Kitô hữu, để trung thành với những giá trị của Tin Mừng và không “chạy theo những mốt nhất thời” hay “đặt những thực tại hạng hai ở trung tâm”, phải chấp nhận đi ngược lại với xu hướng của xã hội, để “không vứt bỏ điều tốt đẹp nhất: sự sống”.
Dưới đây là bài suy niệm của Đức Thánh Cha:
Anh chị em thân mến, chào anh chị em và chúc anh chi em ngày Chúa Nhật tốt lành !
Trong bài Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu lặp lại với các môn đệ ba lần : « Anh em đừng sợ » (Mt 10, 26.28.31). Trước đó không lâu, Ngài đã nói với họ về sự bách hại mà họ sẽ phải trải qua vì Tin Mừng, một sự kiện vẫn còn là một thực tế. Thực vậy, từ ban đầu, Giáo hội đã trải qua, cùng với những niềm vui – mà Giáo hội đã có nhiều – nhiều cuộc bách hại. Có vẻ nghịch lý : việc loan báo Nước Thiên Chúa là một sứ điệp hòa bình và công lý, được đặt nền tảng trên tình bác ái huynh đệ và sự tha thứ ; thế nhưng nó gặp phải sự chống đối, bạo lực, bách hại. Tuy nhiên, Chúa Giêsu nói đừng sợ, không phải vì mọi thứ sẽ yên ổn trên thế giới, không, nhưng vì chúng ta rất quý giá đối với Cha của Ngài và không có điều gì tốt đẹp sẽ bị mất đi. Vì thế, Ngài bảo chúng ta đừng để nỗi sợ hãi ngăn cản chúng ta, nhưng đúng hơn hãy sợ một điều khác, chỉ một điều. Điều Chúa Giêsu nói với chúng ta nên sợ là gì ?
Chúng ta khám phá ra nó là gì qua một hình ảnh mà Chúa Giêsu sử dụng hôm nay : hình ảnh « hỏa ngục » (x. c.28). Thung lũng « hỏa ngục » là một nơi cư dân Giêrusalem biết rõ. Đó là một bãi rác lớn của thành phố. Chúa Giêsu nói về nó để nói rằng sự sợ hãi thực sự chúng ta nên có, đó là sợ bỏ đi mạng sống của mình. Chúa Giêsu nói, « Vâng, hãy sợ điều đó ». Nó giống như nói rằng : bạn không cần phải sợ bị hiểu lầm và chỉ trích, sợ mất uy tín và lợi ích kinh tế để trung thành với Tin Mừng, không, nhưng sợ lãng phí cuộc sống của mình khi theo đuổi những thứ tầm thường vốn không lấp đầy ý nghĩa cuộc sống.
Điều này quan trọng đối với chúng ta ngày nay. Trên thực tế, ngay cả ngày nay, một số người vẫn bị chế giễu hay phân biệt kỳ thị vì không chạy theo một số mốt nhất thời, vốn đặt những thực tại hạng hai ở trung tâm- chẳng hạn, chạy theo đồ vật thay vì con người, chạy theo thành tích thay vì các mối tương quan. Chúng ta hãy đưa ra một ví dụ : tôi đang nghĩ đến một số bậc cha mẹ cần phải làm việc để duy trì gia đình của mình, nhưng họ không thể sống chỉ vì công việc – họ cần đủ thời gian để ở bên con cái mình. Tôi cũng nghĩ đến một linh mục hay một nữ tu cần dấn thân phục vụ, tuy nhiên, không được quên dành thời gian ở với Chúa Giêsu, nếu không, họ sẽ rơi vào tính trần tục thiêng liêng và đánh mất ý thức về họ là ai. Lại nữa, tôi đang nghĩ đến một người nam hay nữ trẻ tuổi có hằng ngàn cam kết và đam mê – trường học, thể theo, những sở thích khác nhau, điện thoại di động và các mạng xã hội – nhưng họ cần gặp gỡ mọi người và đạt được những ước mơ to lớn của mình, không mất thời gian cho những thứ trôi qua mà không để lại dấu ấn của chúng.
Thưa anh chị em, tất cả những điều này đòi hỏi sự từ bỏ nào đó đối với các thần tượng về tính hiệu quả và chủ nghĩa tiêu thụ. Nhưng điều này là cần thiết để không bị lạc vào những thứ mà cuối cùng bị vứt bỏ, như người ta đã vứt bỏ mọi thứ ở thung lũng Hỏa ngục hồi đó. Và, thay vào đó, người ta thường kết thúc trong thung lũng « Hỏa ngục » ngày nay. Chúng ta hãy nghĩ đến những người rốt cùng thường bị đối xử như phế phẩm và đồ vật không mong muốn. Có một cái giá để trung thành với những gì quan trọng. Cái giá là phải đi ngược dòng, cái giá là giải phóng bản thân khỏi bị điều kiện hóa bởi dư luận, cái giá là tách rời khỏi những người « chạy theo trào lưu ». Nhưng Chúa Giêsu nói, đó không thành vấn đề. Điều quan trọng là không vứt bỏ điều tốt đẹp nhất : sự sống. Đây là điều duy nhất khiến chúng ta phải sợ hãi.
Vậy chúng ta hãy tự hỏi: Tôi, tôi sợ điều gì? Không có những gì tôi thích? Không đạt được các mục tiêu mà xã hội áp đặt? Sự phán xét của người khác? Hay đúng hơn không làm đẹp lòng Chúa, và không đặt Tin Mừng của Ngài ở chỗ nhất? Xin Đức Maria, Mẹ Đồng Trinh luôn mãi, Mẹ rất mực Khôn Ngoan, giúp chúng ta được khôn ngoan và can đảm trong những chọn lựa của chúng ta.
———————————-
Tý Linh chuyển ngữ
(nguồn: vatican.va)
Tags: Angelus, Phanxicô-I
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- CHA TRYPHON BONGA, TÂN BỀ TRÊN GIÁM TỈNH CỦA CÁC LINH MỤC XUÂN BÍCH TỈNH PHÁP
- ĐỨC PHANXICÔ BỊ CƠN ĐAU HÔ HẤP VÀO BUỔI SÁNG
- ĐHY PAROLIN LẤY LÀM TIẾC TRƯỚC “SỰ SUY ĐOÁN VÔ ÍCH” VỀ VIỆC TỪ CHỨC CỦA ĐỨC GIÁO HOÀNG
- GIÁO THUYẾT CỦA GIÁO HỘI CÔNG GIÁO CÓ PHẢI LÀ BẤT BIẾN KHÔNG?
- ĐỨC PHANXICÔ ĐÁP ỨNG ĐIỀU TRỊ, NHƯNG VẪN CÒN NGUY HIỂM
- SỨC KHỎE CỦA ĐỨC PHANXICÔ ĐỠ HƠN
- BỆNH VIÊM PHỔI HAI BÊN, CĂN BỆNH MÀ ĐỨC PHANXICÔ MẮC PHẢI LÀ GÌ?
- ĐỨC PHANXICÔ VẪN VUI VẺ BẤT CHẤP BỊ VIÊM PHỔI CẢ HAI BÊN
- “ORDO AMORIS” LÀ GÌ?
- J.D. VANCE TRÁI NGƯỢC VỚI ĐỨC PHANXICÔ: “LIỆU TRẬT TỰ CỦA TÌNH YÊU CÓ BIỆN MINH CHO VIỆC TRỤC XUẤT NGƯỜI NƯỚC NGOÀI KHÔNG?”
- NĂM THÁNH CỦA CÁC NGHỆ SĨ VÀ THẾ GIỚI VĂN HOÁ: BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ
- ANNE LÉCU: “CÀNG QUAN TÂM ĐẾN THÁNH KINH, CHÚNG TA CÀNG QUAN TÂM ĐẾN CON NGƯỜI”
- KHỔ HÌNH KHỦNG KHIẾP CỦA THÁNH NỮ APOLLINA
- ĐHY PAROLIN PHẢN ĐỐI VIỆC TRỤC XUẤT NGƯỜI PALESTINE KHỎI GAZA
- THÁNH KINH THỰC SỰ NÓI GÌ VỀ TIẾNG CƯỜI?
- THÁNH KINH: LOẠT VIDEO CHỐNG LẠI NHỮNG LỐI GIẢI THÍCH SAI LẠC
- 350 GIÁO SĨ DO THÁI LÊN TIẾNG PHẢN ĐỐI VIỆC “THANH LỌC SẮC TỘC” Ở GAZA
- ĐỨC PHANXICÔ NHẬP VIỆN Ở RÔMA VÌ BỆNH VIÊM PHẾ QUẢN
- TẠI SAO GIÁO HỘI CAN THIỆP VÀO VẤN ĐỀ XÃ HỘI?
- MỸ: CÁC HỆ PHÁI KITÔ VÀ CÁC TỔ CHỨC DO THÁI PHẢN ĐỐI VIỆC BẮT GIỮ NGƯỜI DI CƯ