KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT XIII THƯỜNG NIÊN NĂM B: KHÔNG LOẠI TRỪ VÀ ĐỐI XỬ VỚI BẤT KỲ AI LÀ Ô UẾ
“Chúng ta hãy nhìn vào trái tim của Thiên Chúa, để Giáo hội và xã hội không loại trừ cũng chẳng đối xử với bất kỳ ai là ‘ô uế’”. Đức Phanxicô mời gọi như thế trong buổi đọc Kinh Truyền Tin hôm Chúa Nhật 30/6/2024, để mỗi người, trong xã hội và Giáo hội đều cảm thấy được đón tiếp và yêu thương. Vì đứng trước những người bị xã hội coi là “ô uế”, chính “Đức Giê-su đã để cho mình được chạm đến và Ngài không hề sợ chạm đến”.
Dưới đây là bài suy niệm của Đức Thánh Cha:
Anh chị em thân mến, mừng ngày Chúa Nhật!
Tin Mừng của phụng vụ hôm nay nói với chúng ta về hai phép lạ dường như nối kết với nhau. Khi Đức Giê-su đang trên đường đến nhà ông Gia-ia, một trong những trưởng hội đường có con gái bị đau nặng; một người phụ nữ bị băng huyết chạm đến áo choàng của Ngài trên đường đi. Đức Giê-su dừng lại để chữa lành cho bà ta. Đang lúc ấy, chúng ta được kể rằng con gái của ông Gia-ai đã chết, nhưng Đức Giê-su không dừng lại. Ngài đến nhà, vào phòng của cô bé, cầm lấy tay, và truyền cho nó trỗi dậy, đưa đưa bé trở lại với cuộc sống (x. Mc 5, 21-43). Hai phép lạ, một là chữa lành và một là làm cho sống lại.
Hai sự chữa lành này đều được kể trong cùng một trình thuật. Cả hai xảy ra nhờ bởi sự tiếp xúc thể lý. Thật vậy, người phụ nữ chạm vào áo choàng của Đức Giê-su, và Ngài cầm lấy tay cô bé. Tại sao sự tiếp xúc thể lý này lại quan trọng? Bởi vì cả hai người nữ này đều bị coi là ô uế, và vì thế, không thể được chạm đến về mặt thể lý, do người phụ nữ bị mất máu và đứa bé đã chết. Tuy nhiên, Đức Giê-su đã để cho mình được chạm đến và Ngài không hề sợ chạm đến. Ngay cả trước khi thực hiện sự chữa lành thể lý, Ngài thách thức niềm tin tôn giáo sai lầm vốn cho rằng Thiên Chúa tách rời người thanh sạch, đặt họ sang một bên, khỏi những kẻ ô uế. Thay vào đó, Thiên Chúa không thực hiện kiểu tách rời này, bởi vì tất cả chúng ta đều là con cái của Ngài. Sự ô uế không đến từ thức ăn, bệnh tật, hoặc ngay cả cái chết; sự nhơ bẩn phát xuất từ một cõi lòng không trong sạch.
Chúng ta hãy học biết bài học này: trước những đau khổ về thể xác lẫn tinh thần, trước những vết thương mà tâm hồn chúng ta phải gánh chịu, trước những hoàn cảnh làm ta phải tiêu tan, và thậm chí trước cả tội lỗi, Thiên Chúa vẫn không giữ khoảng cách với chúng ta. Ngài không hổ thẹn vì chúng ta; Ngài không xét đoán chúng ta. Trái lại, Thiên Chúa đến gần để chính Ngài được chạm đến và để chạm đến chúng ta, và Ngài luôn nâng ta lên khỏi cái chết. Thiên Chúa luôn nắm lấy tay ta mà nói: này con, hãy trỗi dậy! (x. Mc 5, 41). Cố gắng lên, hãy tiến bước về phía trước! “Lạy Chúa, con là kẻ tội lỗi”.
“Cố gắng lên; vì con, Ta đã trở nên tội, để cứu vớt con” – “Nhưng lạy Chúa, Chúa không phải là tội nhân” – “Không phải thế, nhưng Ta đã chịu mọi hậu quả của tội để cứu chuộc con”. Thật tuyệt vời biết bao!
Chúng ta hãy nhìn vào hình ảnh mà Đức Giê-su gởi trao đến trong lòng chúng ta. Đó là chính Thiên Chúa, Đấng cầm lấy tay anh chị em và nâng anh chị em trỗi dậy một lần nữa. Chính Người đã để mình được đụng chạm bởi thương tổn của anh chị em và chạm đến anh chị em để chữa lành anh chị em cũng như trao ban sự sống cho anh chị em. Thiên Chúa không đối xử phân biệt với bất cứ ai bởi Người yêu thương hết mọi người.
Vì thế, chúng ta hãy tự hỏi: liệu ta có tin rằng Thiên Chúa như vậy không? Chúng ta có để cho mình được Chúa đụng chạm đến, nhờ Lời và tình yêu của Ngài không? Chúng ta có liên đới với anh chị em mình bằng cách đưa tay ra để nâng họ lên không, hay chúng ta vẫn còn giữ khoảng cách và gán mác cho người ta dựa trên sở thích lẫn sự thiên vị của mình? Chúng ta gán mác cho mọi người. Hãy để tôi hỏi anh chị em một câu hỏi: Thiên Chúa, Chúa Giê-su, có gán mác cho người ta không? Ước gì mọi người tìm được lời giải đáp cho câu hỏi này. Thiên Chúa có gán mác cho mọi người không? Và liệu tôi có sống bằng cách luôn gán mác cho mọi người không?
Thưa anh chị em, chúng ta hãy nhìn vào trái tim của Thiên Chúa, để Giáo hội và xã hội không loại trừ cũng chẳng đối xử với bất kỳ ai là ‘ô uế’, để mỗi người, với quá khứ riêng của mình, được chào đón và yêu thương mà không có bất cứ nhãn mác, thành kiến hoặc tính từ hạn định nào.
Chúng ta hãy cầu nguyện với Đức Thánh Trinh Nữ. Xin Mẹ là Mẹ của sự dịu hiền chuyển cầu cho chúng ta và cho toàn thể thế giới.
————————————-
Cồ Ngọc Hải dịch
(nguồn: vatican.va)
Tags: Angelus, Phanxicô-I
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- THÁNH LỄ ĐÊM GIÁNG SINH VÀ KHỞI ĐẦU MỘT NĂM ÂN SỦNG, ĐỔI MỚI VÀ HY VỌNG
- HÀNH TRÌNH QUA CÁC NĂM THÁNH NHỜ CÁC SẮC CHỈ TRIỆU TẬP
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT IV MÙA VỌNG NĂM C: TẠ ƠN CHÚA VỀ HỒNG ÂN SỰ SỐNG
- NĂM THÁNH 2025: CẦN PHẢI CÓ THẺ HÀNH HƯƠNG ĐỂ BƯỚC QUA CÁC CỬA THÁNH Ở RÔMA
- DIỄN VĂN CỦA ĐỨC PHANXICÔ CHO GIÁO TRIỀU RÔMA NHÂN DỊP CHÚC MỪNG GIÁNG SINH 2024: HÃY NÓI TỐT CHỨ ĐỪNG NÓI XẤU
- GIÁO TRIỀU RÔMA, BÀI GIẢNG MÙA VỌNG THỨ 3: SỰ CAO CẢ CỦA THIÊN CHÚA LÀ SỰ NHỎ BÉ
- MỤC TỬ TRONG THÁNH KINH, MỘT HÌNH ẢNH VỀ UY QUYỀN VÀ LÒNG NHÂN TỪ
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI NHÓM ÂN NHÂN VIỆT NAM: HỖ TRỢ CÁC CÔNG VIỆC BÁC ÁI ĐÓNG GÓP VÀO VIỆC MANG LẠI NIỀM HY VỌNG
- THÁNH TÍCH CỦA THÁNH TÊRÊSA HÀI ĐỒNG GIÊSU ĐẾN RÔMA NHÂN NĂM THÁNH
- BÀI GIÁO LÝ VỀ NĂM THÁNH 2025. CHÚA GIÊSU KITÔ, NIỀM HY VỌNG CỦA CHÚNG TA. I. THỜI THƠ ẤU CỦA CHÚA GIÊSU. BÀI 1. GIA PHẢ CỦA CHÚA GIÊSU (Mt 1, 1-17). CON THIÊN CHÚA ĐI VÀO LỊCH SỬ
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC THÁNH CHA TRONG THÁNH LỄ CHÚA NHẬT III MÙA VỌNG NĂM C: CHÚNG TÔI PHẢI LÀM GÌ?
- NHỮNG ĐOẠN TRÍCH TỪ CUỐN TỰ TRUYỆN « HY VỌNG » CỦA ĐỨC PHANXICÔ
- ĐỨC PHANXICÔ TIẾT LỘ NGÀI ĐÃ THOÁT KHỎI HAI VỤ MƯU SÁT TRONG CHUYẾN TÔNG DU TỚI IRAK
- ĐỨC PHANXICÔ CA NGỢI CORSE NHƯ MÔ HÌNH CỦA “TÍNH THẾ TỤC LÀNH MẠNH”
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI HÀNG GIÁO SĨ CORSE: “HÃY CHĂM SÓC CÁC BẠN VÀ NGƯỜI KHÁC”
- VIDEO TRỰC TUYẾN CHUYẾN TÔNG DU CORSE
- ĐỨC THÁNH CHA SẼ ĐẾN CORSE ĐỂ KÊU GỌI CẦU NGUYỆN, CÔNG LÝ VÀ TRÁCH NHIỆM
- THƯỢNG HỘI ĐỒNG: ĐỨC THÁNH CHA BỔ NHIỆM CÁC THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG THƯỜNG LỆ, TRONG ĐÓ CÓ HAI PHỤ NỮ
- CHUYẾN TÔNG DU CỦA ĐỨC PHANXICÔ: ĐỐI VỚI ĐA SỐ NGƯỜI PHÁP, ĐỨC PHANXICÔ “ĐÚNG” KHI THÍCH CORSE HƠN NHÀ THỜ ĐỨC BÀ PARIS
- BÀI GIẢNG THỨ 2 TRONG MÙA VỌNG CHO GIÁO TRIỀU RÔMA : TÁI KHÁM PHÁ NIỀM TIN TƯỞNG VÀO THIÊN CHÚA ĐỂ LÀM SỐNG LẠI NIỀM HY VỌNG