KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT XVI THƯỜNG NIÊN NĂM A : « HỌC CÁCH NHẬN RA VẺ ĐẸP CỦA NHỮNG GÌ CHÚA ĐÃ GIEO »
Trong buổi đọc Kinh Truyền Tin hôm Chúa Nhật 23/7/2023, dựa vào đoạn Tin Mừng về dụ ngôn lúa mì và cỏ lùng, Đức Phanxicô mời gọi các Kitô hữu biết « học cách nhìn thấy vẻ đẹp của những gì Chúa đã gieo, …, nơi người khác, trên thế giới và trong chính chúng ta ». Để một mặt nhận diện « cỏ lùng », nhưng mặt khác cũng biết nhận ra « lúa tốt » để không rơi vào cám dỗ « nhổ sạch » hay « lột da người khác », nhưng « kiên nhẫn vun trồng những gì Chúa gieo trong cánh đồng cuộc đời, trong cánh đồng của tôi, trong cánh đồng của người lân cận, trong cánh đồng của mọi người ».
Dưới đây là bài suy niệm của Đức Thánh Cha :
Anh chị em thân mến, chào anh chị em !
Bài Tin Mừng hôm nay trình bày cho chúng ta dụ ngôn lúa mì và cỏ lùng (x. Mt 13, 24-43). Một người nông dân gieo hạt giống tốt trên cánh đồng của mình, đã khám phá ra rằng một kẻ thù vào ban đêm đã gieo cỏ lùng vào đó, một loại cây trông rất giống lúa mì, nhưng là cỏ dại.
Bằng cách này, Chúa Giêsu nói về thế giới của chúng ta, mà thực chất giống như một cánh đồng rộng lớn, nơi Thiên Chúa gieo lúa mì và ma quỷ gieo cỏ lùng, và do đó tốt và xấu cùng nhau phát triển. Tốt và xấu cùng nhau phát triển. Chúng ta thấy điều này từ tin tức, trong xã hội, và ngay cả trong gia đình và trong Giáo hội. Và khi, cùng với lúa tốt, chúng ta thấy cỏ xấu, chúng ta muốn nhổ bỏ chúng ngay lập tức, để « nhổ sạch ». Nhưng hôm nay, Chúa cảnh báo chúng ta rằng làm điều này là một cám dỗ : ta không thể tạo ra một thế giới hoàn hảo, và ta không thể làm điều tốt bằng cách vội vàng tiêu diệt điều xấu, bởi vì điều này thậm chí còn gây ra những hậu quả tồi tệ hơn : như chúng ta thường nói, cuối cùng chúng ta « ném đứa bé đi cùng với nước tắm ».
Tuy nhiên, có một cánh đồng thứ hai mà chúng ta có thể dọn sạch : đó là cánh đồng của tâm hồn chúng ta, cánh đồng duy nhất mà chúng ta có thể can thiệp trực tiếp. Ở đó cũng có lúa mì và cỏ lùng ; quả thế, chính từ đó mà cả hai mở rộng ra cánh đồng vĩ đại của thế giới. Anh chị em thân mến, tâm hồn của chúng ta thực sự là cánh đồng tự do : nó không phải là một phòng thí nghiệm vô trùng, nhưng đúng hơn là một không gian rộng mở và do đó dễ bị tổn thương. Để vun trồng nó đúng cách, một mặt cần phải thường xuyên chăm sóc những chồi non mỏng manh của sự tốt lành, và mặt khác, phải nhận diện và nhổ cỏ dại đúng lúc. Vì thế, chúng ta hãy nhìn vào bên trong và xem xét những gì đang xảy ra một chút, những gì đang phát triển trong tôi, những gì tốt và xấu đang lớn lên trong tôi. Có một phương pháp hay cho việc này : đó là xét mình, xem xét những gì đã xảy ra ngày hôm nay trong cuộc sống của tôi, điều gì đã đánh động trái tim tôi và những quyết định nào mà tôi đã đưa ra. Và điều này dùng để xác thực một cách chính xác, dưới ánh sáng của Thiên Chúa, đâu là cỏ dại xấu và đâu là hạt giống tốt.
Sau cánh đồng của thế giới, và cánh đồng của tâm hồn, có một cánh đồng thứ ba. Chúng ta có thể gọi nó là cánh đồng của người lân cận. Họ là những người chúng ta kết giao hàng ngày và là người mà chúng ta thường phán xét. Thật dễ dàng để nhận ra cỏ dại của họ, chúng ta thích « lột da » người khác biết bao ! Và thay vào đó, thật khó biết bao để biết cách nhận thấy hạt giống tốt đang phát triển ! Tuy vậy, chúng ta hãy nhớ rằng nếu chúng ta muốn vun trồng các cánh đồng của cuộc sống, thì điều quan trọng trước hết là tìm kiếm công trình của Thiên Chúa : học cách nhìn thấy vẻ đẹp của những gì Chúa đã gieo, lúa mì tắm nắng với những bông lúa vàng của nó, nơi người khác, trên thế giới và trong chính chúng ta. Thưa anh chị em, chúng ta hãy xin ơn có thể nhìn thấy điều đó nơi chính chúng ta, nhưng cũng nơi người khác nữa, bắt đầu từ những người gần gũi với chúng ta. Đó không phải là một cái nhìn ngây thơ ; đó là một cái nhìn tin tưởng, bởi vì Thiên Chúa, người nông dân của cánh đồng thế giới vĩ đại, thích nhìn thấy sự tốt lành và làm cho nó lớn lên để biến vụ thu hoạch thành một bữa tiệc !
Vì thế, hôm nay cũng vậy, chúng ta có thể tự hỏi mình một số câu hỏi. Nghĩ về cánh đồng thế giới : tôi có biết cách cưỡng lại cám dỗ « bó tất cả cỏ lại với nhau », gạt người khác sang một bên bằng những xét đoán của mình không ? Rồi, nghĩ đến cánh đồng tâm hồn : tôi có trung thực trong việc tìm kiếm cỏ lùng xấu xa trong chính mình, và quyết ném chúng vào ngọn lửa của lòng thương xót của Thiên Chúa không ? Và, nghĩ đến cánh đồng của người lân cận : tôi có khôn ngoan để nhìn thấy điều tốt mà không nản lòng trước những khuyết điểm và giới hạn của người khác không ?
Xin Đức Trinh Nữ Maria giúp chúng ta kiên nhẫn vun trồng những gì Chúa gieo trong cánh đồng cuộc đời, trong cánh đồng của tôi, trong cánh đồng của người lân cận, trong cánh đồng của mọi người.
————————————-
Sau Kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha nói:
“Hôm nay, trong khi nhiều người trẻ đang chuẩn bị khởi hành cho Ngày Quốc tế Giới trẻ, thì chúng ta cử hành Ngày Thế giới Ông Bà và Người Cao Tuổi. Đây là lý do tại sao bên cạnh tôi có một người trẻ và một cụ bà: cháu và bà. Một tràng pháo tay cho cả hai! Ước gì khoảng thời gian gần kề của hai Ngày là một lời mời gọi thúc đẩy sự liên kết giữa các thế hệ, trong việc chia sẻ kinh nghiệm và chăm sóc lẫn nhau giữa người trẻ và người già. Chúng ta đừng quên họ. Và chúng ta hãy vỗ tay hoan nghênh tất cả các ông và bà! To hơn!”
———————————-
Tý Linh chuyển ngữ
(nguồn : Vatican.va)
Tags: Angelus, Phanxicô-I
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- BÀI GIÁO LÝ VỀ NĂM THÁNH 2025. CHÚA GIÊSU KITÔ, NIỀM HY VỌNG CỦA CHÚNG TA. I. THỜI THƠ ẤU CỦA CHÚA GIÊSU. BÀI 1. GIA PHẢ CỦA CHÚA GIÊSU (Mt 1, 1-17). CON THIÊN CHÚA ĐI VÀO LỊCH SỬ
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC THÁNH CHA TRONG THÁNH LỄ CHÚA NHẬT III MÙA VỌNG NĂM C: CHÚNG TÔI PHẢI LÀM GÌ?
- NHỮNG ĐOẠN TRÍCH TỪ CUỐN TỰ TRUYỆN « HY VỌNG » CỦA ĐỨC PHANXICÔ
- ĐỨC PHANXICÔ TIẾT LỘ NGÀI ĐÃ THOÁT KHỎI HAI VỤ MƯU SÁT TRONG CHUYẾN TÔNG DU TỚI IRAK
- ĐỨC PHANXICÔ CA NGỢI CORSE NHƯ MÔ HÌNH CỦA “TÍNH THẾ TỤC LÀNH MẠNH”
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI HÀNG GIÁO SĨ CORSE: “HÃY CHĂM SÓC CÁC BẠN VÀ NGƯỜI KHÁC”
- VIDEO TRỰC TUYẾN CHUYẾN TÔNG DU CORSE
- ĐỨC THÁNH CHA SẼ ĐẾN CORSE ĐỂ KÊU GỌI CẦU NGUYỆN, CÔNG LÝ VÀ TRÁCH NHIỆM
- THƯỢNG HỘI ĐỒNG: ĐỨC THÁNH CHA BỔ NHIỆM CÁC THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG THƯỜNG LỆ, TRONG ĐÓ CÓ HAI PHỤ NỮ
- CHUYẾN TÔNG DU CỦA ĐỨC PHANXICÔ: ĐỐI VỚI ĐA SỐ NGƯỜI PHÁP, ĐỨC PHANXICÔ “ĐÚNG” KHI THÍCH CORSE HƠN NHÀ THỜ ĐỨC BÀ PARIS
- BÀI GIẢNG THỨ 2 TRONG MÙA VỌNG CHO GIÁO TRIỀU RÔMA : TÁI KHÁM PHÁ NIỀM TIN TƯỞNG VÀO THIÊN CHÚA ĐỂ LÀM SỐNG LẠI NIỀM HY VỌNG
- BÁO CÁO CỦA HỘI THỪA SAI PARIS VỀ CÁC VỤ LẠM DỤNG TÌNH DỤC
- SỨ ĐIỆP CHO NGÀY THẾ GIỚI HÒA BÌNH 2025
- GIÁO HỘI ĐƯỢC HÌNH THÀNH NHƯ THẾ NÀO?
- BÀI GIÁO LÝ VỀ CHÚA THÁNH THẦN VÀ HIỀN THÊ – BÀI 17. THÁNH THẦN VÀ HIỀN THÊ NÓI : « XIN NGƯỜI NGỰ ĐẾN ! ». CHÚA THÁNH THẦN VÀ NIỀM HY VỌNG KITÔ GIÁO
- SỨ THẦN TÒA THÁNH TẠI PARIS NÓI VỀ LÝ DO TẠI SAO ĐỨC PHANXICÔ KHÔNG ĐẾN PARIS
- JOHN TRAYNOR, NGƯỜI ĐƯỢC PHÉP LẠ THỨ 71 Ở LỘ ĐỨC
- KINH TRUYỀN TIN LỄ ĐỨC MẸ VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI 2024: ĐẶT NIỀM HY VỌNG VÀO LÒNG THƯƠNG XÓT VÔ NGẦN CỦA THIÊN CHÚA
- BÀI GIẢNG CỦA ĐTC PHANXICÔ TRONG THÁNH LỄ ĐỨC MẸ VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI 2024
- ĐỨC PHANXICÔ CẦU CHÚC VIỆC MỞ LẠI NHÀ THỜ ĐỨC BÀ PARIS TRỞ THÀNH MỘT DẤU CHỈ NGÔN SỨ VỀ SỰ ĐỔI MỚI CỦA GIÁO HỘI PHÁP