KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT XVI THƯỜNG NIÊN NĂM B : CẨN THẬN VỚI TÍNH ĐỘC TÀI CỦA CÔNG VIỆC
Trước khi đọc Kinh Truyền Tin, hôm Chúa Nhật ngày 21 tháng Bảy, Đức Thánh Cha kêu gọi mọi người cảnh giác với « tính độc tài của việc làm », khi «quá bận tâm đến những việc phải làm, quá để tâm đến kết quả », đến nỗi không có giờ nghỉ ngơi và dành thời gian cho nhau. Vì thế, ngài mời gọi hãy « vun trồng sự thanh vắng nội tâm » của mình giữa những ồn ào và công việc thường ngày, « biết cách đón nhận ân sủng của Thiên Chúa, trong sự thinh lặng tôn thờ » để có tấm lòng chạnh lòng thương như Người trong việc quan tâm đến tha nhân.
Dưới đây là bài suy niệm của Đức Thánh Cha :
Anh chị em thân mến, mừng ngày Chúa Nhật!
Tin Mừng của phụng vụ hôm nay (Mc 6, 30-34) nói với chúng ta rằng các Tông đồ quy tụ quanh Đức Giê-su sau khi thi hành sứ vụ trở về. Các ông trình bày với Ngài về những gì họ đã thực hiện. Rồi Ngài nói với họ, “Anh em hãy lánh ra một nơi hoang vắng mà nghỉ ngơi đôi chút” (c. 31). Tuy nhiên, dân chúng nắm bắt được nơi họ sắp đến, và khi các ông xuống thuyền, Đức Giê-su thấy đám đông đang chờ đợi mình. Ngài xót thương họ, và bắt đầu dạy dỗ (x. c 34).
Vì vậy, một đàng, có một lời mời gọi hãy nghỉ ngơi, và đàng khác, lòng xót thương của Chúa Giê-su dành cho đám đông. Thật tuyệt vời khi dừng lại để suy ngẫm về lòng thương xót của Chúa Giê-su. Chúng xem ra là hai điều không tương hợp với nhau, nhưng thực ra chúng lại đi với nhau: nghỉ ngơi và chạnh lòng thương. Chúng ta hãy xem xét kỹ hơn.
Chúa Giê-su quan tâm đến sự mỏi mệt của các môn đệ. Có lẽ Ngài nhận thấy được mối nguy có thể dính líu đến đời sống và việc tông đồ của chúng ta. Mối nguy này có thể đe doạ chúng ta, chẳng hạn, khi lòng nhiệt thành của ta trong việc thực thi sứ vụ hay công việc của mình, cũng như vai trò và trách nhiệm được giao phó cho ta, khiến ta trở thành nạn nhân cho một kiểu duy hoạt động vốn quan tâm quá mức đến những việc cần làm cũng như kết quả, và đây thực là một điều tệ hại. Chúng ta trở nên quá bận tâm đến những việc phải làm, quá để tâm đến kết quả. Và điều xảy đến là chúng ta trở nên xáo động và không còn nhìn thấy được những gì là cần thiết. Chúng ta có nguy cơ làm tiêu hao năng lượng của mình và rơi vào sự nhọc mệt thể xác lẫn tinh thần. Đây là một lời cảnh tỉnh quan trọng cho cuộc sống cũng như xã hội của chúng ta, vốn thường bị giam hãm bởi sự vội vàng, đồng thời cũng dành cho Giáo Hội và việc mục vụ: thưa anh chị em, chúng ta hãy cẩn thận với tính độc tài của công việc! Và điều này cũng có thể xảy đến do bởi nhu cầu trong các gia đình của chúng ta, chẳng hạn khi người cha phải xa nhà để làm việc kiếm sống, vì thế phải hy sinh thời gian lẽ ra nên dành cho gia đình. Thường thì các cha mẹ rời đi sớm vào ban sáng khi con cái vẫn còn ngủ và trở về muộn vào buổi tối khi chúng đã ở trên giường. Và đây thực là một sự bất công xã hội. Trong các gia đình, những người cha người mẹ nên dành thời gian để sẻ chia với con cái của mình, để cho tình yêu lớn lên trong gia đình cũng như để không rơi vào tính độc tài của công việc. Chúng ta hãy nghĩ về những gì mình có thể làm để giúp những người bị buộc sống như vậy.
Đồng thời, sự nghỉ ngơi mà Đức Giê-su đề nghị không phải là chạy trốn khỏi thế giới, rút lui vào hạnh phúc chỉ đơn thuần cá nhân. Trái lại, khi đứng trước đám đông lầm thang vất vưởng, Ngài chạnh lòng thương. Và do đó, từ bài Tin Mừng, chúng ta học được rằng hai thực tại trên – nghỉ ngơi và chạnh lòng thương – nối kết với nhau: chỉ khi chúng ta học biết cách để nghỉ ngơi, chúng ta mới có được lòng xót thương. Thật vậy, chỉ có thể có được ánh nhìn xót thương, vốn biết cách đáp ứng những nhu cầu của người khác, nếu tâm hồn của chúng ta không bị tiêu hao bởi mối âu lo về công việc, nếu chúng ta biết cách dừng lại và biết cách đón nhận Ân Sủng của Thiên Chúa, trong sự thinh lặng tôn thờ.
Vì vậy, anh chị em quý mến, chúng ta có thể tự hỏi: liệu tôi có thể dừng lại trong ngày sống của mình không? Tôi có thể dành ra đôi chút thời gian để ở với chính mình và với Chúa không, hay tôi luôn hối hả, vội vàng không ngớt cho những việc phải làm? Chúng ta có thể tìm được một vài kiểu ‘thanh vắng nội tâm’ giữa những ồn ào và sinh hoạt thường ngày không?
Xin Rất Thánh Trinh Nữ giúp chúng ta ‘nghỉ ngơi trong Thánh Thần’ ngay cả giữa mọi hoạt động thường ngày, và biết sẵn sàng cũng như cảm thương với người khác.
———————————–
Cồ Ngọc Hải dịch
(nguồn: vatican.va)
Tags: Angelus, Phanxicô-I
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- THÁNH LỄ ĐÊM GIÁNG SINH VÀ KHỞI ĐẦU MỘT NĂM ÂN SỦNG, ĐỔI MỚI VÀ HY VỌNG
- HÀNH TRÌNH QUA CÁC NĂM THÁNH NHỜ CÁC SẮC CHỈ TRIỆU TẬP
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT IV MÙA VỌNG NĂM C: TẠ ƠN CHÚA VỀ HỒNG ÂN SỰ SỐNG
- NĂM THÁNH 2025: CẦN PHẢI CÓ THẺ HÀNH HƯƠNG ĐỂ BƯỚC QUA CÁC CỬA THÁNH Ở RÔMA
- DIỄN VĂN CỦA ĐỨC PHANXICÔ CHO GIÁO TRIỀU RÔMA NHÂN DỊP CHÚC MỪNG GIÁNG SINH 2024: HÃY NÓI TỐT CHỨ ĐỪNG NÓI XẤU
- GIÁO TRIỀU RÔMA, BÀI GIẢNG MÙA VỌNG THỨ 3: SỰ CAO CẢ CỦA THIÊN CHÚA LÀ SỰ NHỎ BÉ
- MỤC TỬ TRONG THÁNH KINH, MỘT HÌNH ẢNH VỀ UY QUYỀN VÀ LÒNG NHÂN TỪ
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI NHÓM ÂN NHÂN VIỆT NAM: HỖ TRỢ CÁC CÔNG VIỆC BÁC ÁI ĐÓNG GÓP VÀO VIỆC MANG LẠI NIỀM HY VỌNG
- THÁNH TÍCH CỦA THÁNH TÊRÊSA HÀI ĐỒNG GIÊSU ĐẾN RÔMA NHÂN NĂM THÁNH
- BÀI GIÁO LÝ VỀ NĂM THÁNH 2025. CHÚA GIÊSU KITÔ, NIỀM HY VỌNG CỦA CHÚNG TA. I. THỜI THƠ ẤU CỦA CHÚA GIÊSU. BÀI 1. GIA PHẢ CỦA CHÚA GIÊSU (Mt 1, 1-17). CON THIÊN CHÚA ĐI VÀO LỊCH SỬ
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC THÁNH CHA TRONG THÁNH LỄ CHÚA NHẬT III MÙA VỌNG NĂM C: CHÚNG TÔI PHẢI LÀM GÌ?
- NHỮNG ĐOẠN TRÍCH TỪ CUỐN TỰ TRUYỆN « HY VỌNG » CỦA ĐỨC PHANXICÔ
- ĐỨC PHANXICÔ TIẾT LỘ NGÀI ĐÃ THOÁT KHỎI HAI VỤ MƯU SÁT TRONG CHUYẾN TÔNG DU TỚI IRAK
- ĐỨC PHANXICÔ CA NGỢI CORSE NHƯ MÔ HÌNH CỦA “TÍNH THẾ TỤC LÀNH MẠNH”
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI HÀNG GIÁO SĨ CORSE: “HÃY CHĂM SÓC CÁC BẠN VÀ NGƯỜI KHÁC”
- VIDEO TRỰC TUYẾN CHUYẾN TÔNG DU CORSE
- ĐỨC THÁNH CHA SẼ ĐẾN CORSE ĐỂ KÊU GỌI CẦU NGUYỆN, CÔNG LÝ VÀ TRÁCH NHIỆM
- THƯỢNG HỘI ĐỒNG: ĐỨC THÁNH CHA BỔ NHIỆM CÁC THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG THƯỜNG LỆ, TRONG ĐÓ CÓ HAI PHỤ NỮ
- CHUYẾN TÔNG DU CỦA ĐỨC PHANXICÔ: ĐỐI VỚI ĐA SỐ NGƯỜI PHÁP, ĐỨC PHANXICÔ “ĐÚNG” KHI THÍCH CORSE HƠN NHÀ THỜ ĐỨC BÀ PARIS
- BÀI GIẢNG THỨ 2 TRONG MÙA VỌNG CHO GIÁO TRIỀU RÔMA : TÁI KHÁM PHÁ NIỀM TIN TƯỞNG VÀO THIÊN CHÚA ĐỂ LÀM SỐNG LẠI NIỀM HY VỌNG