KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT XXIV THƯỜNG NIÊN NĂM B: BIẾT CHÚA GIÊSU, ĐÓ LÀ ĐỂ NGÀI BIẾN ĐỔI CHÚNG TA
Giải thích bài Tin Mừng Chúa Nhật XXIV Thường niên trong giờ Kinh Truyền Tin, ngày 15/9/2024, Đức Phanxicô đã mời gọi suy nghĩ về câu hỏi thực sự biết “Chúa Giêsu là ai đối với chúng ta”. Đối với câu hỏi Chúa Giêsu hỏi các môn đệ, câu trả lời đúng không thể là một công thức giáo lý. Biết Chúa Giêsu là gặp gỡ Người và bước vào mối quan hệ với Người để biến đổi cuộc sống của chúng ta. « Tôi bước theo Chúa Giê-su chỉ bằng lời nói, tiếp tục mang não trạng trần thế, hay tôi bắt đầu bước theo Ngài, để cho cuộc gặp gỡ với Ngài biến đổi đời tôi? »
Dưới đây là bài suy niệm của Đức Thánh Cha :
Anh chị em thân mến, mừng ngày Chúa Nhật!
Tin Mừng của Phụng vụ hôm nay nói với chúng ta rằng Chúa Giê-su, sau khi hỏi các môn đệ người ta nghĩ gì về Ngài, đã trực tiếp hỏi các ông: “Còn anh em, anh em bảo Thầy là ai?” (Mc 8, 29). Phê-rô đại diện cho hết mọi người trong nhóm, thưa lên: “Thầy là Đấng Ki-tô” (c. 30), tức Thầy là Đấng Mê-si-a. Tuy nhiên, khi Chúa Giê-su bắt đầu cho biết về đau khổ và cái chết đang chờ đợi Ngài, thì Phê-rô cự lại, và Đức Giê-su nghiêm khắc quở trách: “Satan, lui lại đằng sau Thầy!” – Ngài nói Satan – vì tư tưởng của anh không phải của Thiên Chúa, nhưng là của loài người” (c.33).
Nhìn vào thái độ của tông đồ Phê-rô, chúng ta cũng có thể tự hỏi rằng việc thực sự biết Chúa Giê-su nghĩa là gì? Biết Chúa Giê-su nghĩa là gì?
Thực ra, một đàng Phê-rô đã trả lời cách hoàn hảo, khi nói rằng Ngài là Đấng Ki-tô. Tuy nhiên, đằng sau những lời xác đáng đó, vẫn còn một lối suy nghĩ ‘thuộc về con người’, một não trạng tưởng tượng về một Đấng Mê-si-a hùng mạnh, vinh quang, Đấng đó không thể chịu đau khổ hay chịu chết được. Vì thế, những lời mà Phê-rô đáp lại thực ‘đúng’, nhưng cách suy nghĩ vẫn chưa thay đổi. Ngài vẫn cần phải thay đổi suy nghĩ của mình, ngài vẫn phải thay đổi.
Và đây chính là thông điệp, một lời nhắn gửi quan trọng dành cho chúng ta. Thật vậy, chúng ta cũng đã từng học biết nhiều điều về Thiên Chúa, chúng ta được biết giáo huấn, chúng ta đọc kinh cầu nguyện cách chính xác, và có lẽ, chúng ta đáp lại rất tốt câu hỏi ‘Với tôi, Đức Giê-su là ai?”, với một vài công thức mà ta đã học được nơi sách giáo lý. Nhưng liệu chúng ta dám chắc rằng điều này có nghĩa là đã thực sự biết Chúa Giê-su không? Trong thực tế, để biết Chúa, biết một số điều về Ngài không thôi là chưa đủ, nhưng hơn hết là bước theo Ngài, để mình được đụng chạm đến và biến đổi bởi Tin Mừng của Ngài. Đó là việc có được mối tương quan với Ngài, một cuộc gặp gỡ. Tôi có thể biết nhiều điều về Chúa Giê-su, nhưng nếu tôi chẳng gặp gỡ Ngài, thì tôi vẫn chưa biết được Chúa Giê-su là ai. Chính cuộc gặp gỡ này làm thay đổi đời sống: nó làm thay đổi lối sống, cách suy nghĩ, những mối tương quan bản thân có được với anh chị em của mình, sự sẵn lòng hầu chấp nhận và tha thứ, làm thay đổi những chọn lựa mình đưa ra trong cuộc sống. Mọi sự thay đổi nếu anh chị em thực sự đến để biết Chúa Giê-su. Mọi thứ sẽ biến đối.
Thưa anh chị em, thần học gia và mục sư Tin Lành Bonhoeffer, nạn nhân của chủ nghĩa Quốc xã, đã viết: “Điều khiến tôi băn khoăn không ngừng là câu hỏi Ki-tô giáo thực sự là gì, hoặc đúng hơn Đức Ki-tô đích thực là ai, đối với chúng ta ngày hôm nay” (Dietrich Bonhoeffer, Letters and papers from prison). Đáng tiếc thay, nhiều người không còn đặt ra cho mình câu hỏi này nữa và vẫn chẳng ‘chút băn khoăn’, ngủ quên dần, thậm chí xa rời Thiên Chúa. Lẽ ra, điều quan trọng là hãy tự hỏi: liệu tôi có để mình bị băn khoăn, tôi có hỏi xem Đức Giê-su là ai đối với mình không, và Ngài chiếm vị trí nào trong đời tôi không? Tôi bước theo Chúa Giê-su chỉ bằng lời nói, tiếp tục mang não trạng trần thế, hay tôi bắt đầu bước theo Ngài, để cho cuộc gặp gỡ với Ngài biến đổi đời tôi?
Xin Mẹ Maria, người đã biết rất rõ Chúa Giê-su, giúp chúng ta giải đáp câu hỏi này.
——————————-
Cồ Ngọc Hải dịch
(nguồn: vatican.va)
Tags: Angelus, Phanxicô-I
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- ĐHY PAROLIN LẤY LÀM TIẾC TRƯỚC “SỰ SUY ĐOÁN VÔ ÍCH” VỀ VIỆC TỪ CHỨC CỦA ĐỨC GIÁO HOÀNG
- GIÁO THUYẾT CỦA GIÁO HỘI CÔNG GIÁO CÓ PHẢI LÀ BẤT BIẾN KHÔNG?
- ĐỨC PHANXICÔ ĐÁP ỨNG ĐIỀU TRỊ, NHƯNG VẪN CÒN NGUY HIỂM
- SỨC KHỎE CỦA ĐỨC PHANXICÔ ĐỠ HƠN
- BỆNH VIÊM PHỔI HAI BÊN, CĂN BỆNH MÀ ĐỨC PHANXICÔ MẮC PHẢI LÀ GÌ?
- ĐỨC PHANXICÔ VẪN VUI VẺ BẤT CHẤP BỊ VIÊM PHỔI CẢ HAI BÊN
- “ORDO AMORIS” LÀ GÌ?
- J.D. VANCE TRÁI NGƯỢC VỚI ĐỨC PHANXICÔ: “LIỆU TRẬT TỰ CỦA TÌNH YÊU CÓ BIỆN MINH CHO VIỆC TRỤC XUẤT NGƯỜI NƯỚC NGOÀI KHÔNG?”
- NĂM THÁNH CỦA CÁC NGHỆ SĨ VÀ THẾ GIỚI VĂN HOÁ: BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ
- ANNE LÉCU: “CÀNG QUAN TÂM ĐẾN THÁNH KINH, CHÚNG TA CÀNG QUAN TÂM ĐẾN CON NGƯỜI”
- KHỔ HÌNH KHỦNG KHIẾP CỦA THÁNH NỮ APOLLINA
- ĐHY PAROLIN PHẢN ĐỐI VIỆC TRỤC XUẤT NGƯỜI PALESTINE KHỎI GAZA
- THÁNH KINH THỰC SỰ NÓI GÌ VỀ TIẾNG CƯỜI?
- THÁNH KINH: LOẠT VIDEO CHỐNG LẠI NHỮNG LỐI GIẢI THÍCH SAI LẠC
- 350 GIÁO SĨ DO THÁI LÊN TIẾNG PHẢN ĐỐI VIỆC “THANH LỌC SẮC TỘC” Ở GAZA
- ĐỨC PHANXICÔ NHẬP VIỆN Ở RÔMA VÌ BỆNH VIÊM PHẾ QUẢN
- TẠI SAO GIÁO HỘI CAN THIỆP VÀO VẤN ĐỀ XÃ HỘI?
- MỸ: CÁC HỆ PHÁI KITÔ VÀ CÁC TỔ CHỨC DO THÁI PHẢN ĐỐI VIỆC BẮT GIỮ NGƯỜI DI CƯ
- BÀI GIÁO LÝ VỀ NĂM THÁNH 2025. CHÚA GIÊSU KITÔ, NIỀM HY VỌNG CỦA CHÚNG TA. I. THỜI THƠ ẤU CỦA CHÚA GIÊSU. BÀI 5 : « MỘT ĐẤNG CỨU ĐỘ ĐÃ SINH RA CHO ANH EM, NGƯỜI LÀ ĐẤNG KITÔ, LÀ ĐỨC CHÚA » (Lc 2, 11). CHÚA GIÊSU GIÁNG SINH VÀ CÁC MỤC ĐỒNG THĂM VIẾNG
- “LIỆU CHÍNH QUYỀN TRUMP SẼ CHỌN ĐỐI ĐẦU VỚI ĐỨC GIÁO HOÀNG PHANXICÔ?”