KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT XXXII THƯỜNG NIÊN NĂM B: CHỐNG LẠI CÁM DỖ ĐẠO ĐỨC GIẢ
Trong buổi đọc Kinh Truyền Tin hôm Chúa Nhật 10/11/2024, Đức Phanxicô mời gọi các tín hữu hãy chống lại cơn cám dỗ đạo đức giả đang ngự trị trong mỗi người và hãy làm điều tốt một cách kín đáo. Theo Đức Phanxicô, tinh thần trách nhiệm thực sự bao hàm sự khiêm nhường và lòng quảng đại mà không kiêu ngạo, phô trương.
Dưới đây là bài suy niệm của Đức Thánh Cha :
Anh chị em thân mến, chúc một ngày Chúa Nhật tốt lành!
Hôm nay, Tin Mừng của Phụng vụ (x. Mc 12, 38-44) nói với chúng ta về Đức Ki-tô, trong đền thờ Giê-ru-sa-lem, Người đã vạch trần trước dân chúng thái độ giả hình của một vài Kinh sư (x. 38-40).
Những người này được trao một vai trò quan trọng trong cộng đồng Israel: họ đọc, ghi chép và giải thích Kinh Thánh. Vì thế, họ được dân chúng kính trọng và quý mến.
Tuy nhiên, đằng sau vẻ bề ngoài, thái độ của họ thường không tương thích với những gì họ giảng dạy. Họ không nhất quán. Quả thật, dựa trên sức mạnh của thế giá và quyền lực họ được hưởng, một số người lại coi khinh nhìn người khác – điều này rất xấu xa, họ xem thường người khác – họ khoe khoang, ẩn núp sau vẻ bề ngoài của sự tôn nghiêm và nệ luật đầy giả tạo, đòi cho mình những đặc quyền và thậm chí đi xa hơn khi thực hiện việc trộm cướp cách trắng trợn gây phương hại đến người yếu đuối nhất, như các goá phụ (x. c-40). Thay vì sử dụng vai trò có được để phục vụ người khác, họ lại biến nó thành công cụ của sự kiêu căng và thao túng. Và đối với họ, ngay cả việc cầu nguyện cũng có nguy cơ không còn là lúc gặp gỡ Chúa, nhưng là dịp để phô trương vẻ đáng kính và lòng mộ đạo giả hình nhằm thu hút sự chú ý và tán dương của mọi người (x. ibid). Hãy nhớ lại những gì Đức Giê-su nói về lời cầu nguyện của người thu thuế và người Pha-ri-sêu (x. Lc 18, 9-14).
Những người này – không phải tất cả – cư xử như những kẻ tham nhũng, nuôi dưỡng một hệ thống xã hội và tôn giáo vốn coi việc lợi dụng người khác sau lưng là chuyện bình thường, đặc biệt những người yếu thế nhất, phạm phải những bất công và bảo đảm cho bản thân họ không bị trừng phạt.
Đức Giê-su cảnh báo phải xa tránh những người này, hãy ‘coi chừng’ họ (x. c-38), không bắt chước họ. Thật vậy, với lời nói và gương mẫu của mình, như chúng ta biết, Đức Giê-su giảng dạy những điều rất khác biệt về quyền bính. Ngài nói về sự tự hiến và phục vụ khiêm nhường (x. Mc 10, 42-45), về sự dịu hiền đượm tình phụ tử và mẫu tử đối với mọi người (x. Lc 11, 11-13), đặc biệt với những ai cần đến nhất (Lc 10, 25-37). Ngài mời gọi những ai được trao quyền bính hãy nhìn người khác từ vị trí quyền lực của mình, không phải để làm họ bẽ mặt, nhưng nâng họ lên, mang đến cho họ niềm hy vọng và sự trợ giúp.
Vì vậy, thưa anh chị em, chúng ta có thể tự hỏi: Tôi cư xử thế nào trong phạm vi trách nhiệm của bản thân? Tôi có hành động với sự khiêm nhường không, hay tôi khoe khoang địa vị của mình? Tôi có quảng đại và tôn trọng với người khác không, hay tôi đối xử với họ một cách thô lỗ và độc đoán? Và với những anh chị yếu đuối nhất, tôi có gần gũi với họ, có biết cách cúi xuống để giúp nâng họ lên không?
Xin Đức Trinh Nữ Maria giúp chúng ta chiến đấu với cám dỗ đạo đức giả nơi chính mình – Chúa Giê-su gọi các Kinh sư là những kẻ đạo đức giả, thói đạo đức giả là một cám dỗ lớn -, và giúp chúng ta làm việc tốt với lòng đơn sơ và không phô trương.
——————————–
Cồ Ngọc Hải dịch
(nguồn: vatican.va)
Tags: Angelus, Phanxicô-I
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- ĐHY PAROLIN LẤY LÀM TIẾC TRƯỚC “SỰ SUY ĐOÁN VÔ ÍCH” VỀ VIỆC TỪ CHỨC CỦA ĐỨC GIÁO HOÀNG
- GIÁO THUYẾT CỦA GIÁO HỘI CÔNG GIÁO CÓ PHẢI LÀ BẤT BIẾN KHÔNG?
- ĐỨC PHANXICÔ ĐÁP ỨNG ĐIỀU TRỊ, NHƯNG VẪN CÒN NGUY HIỂM
- SỨC KHỎE CỦA ĐỨC PHANXICÔ ĐỠ HƠN
- BỆNH VIÊM PHỔI HAI BÊN, CĂN BỆNH MÀ ĐỨC PHANXICÔ MẮC PHẢI LÀ GÌ?
- ĐỨC PHANXICÔ VẪN VUI VẺ BẤT CHẤP BỊ VIÊM PHỔI CẢ HAI BÊN
- “ORDO AMORIS” LÀ GÌ?
- J.D. VANCE TRÁI NGƯỢC VỚI ĐỨC PHANXICÔ: “LIỆU TRẬT TỰ CỦA TÌNH YÊU CÓ BIỆN MINH CHO VIỆC TRỤC XUẤT NGƯỜI NƯỚC NGOÀI KHÔNG?”
- NĂM THÁNH CỦA CÁC NGHỆ SĨ VÀ THẾ GIỚI VĂN HOÁ: BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ
- ANNE LÉCU: “CÀNG QUAN TÂM ĐẾN THÁNH KINH, CHÚNG TA CÀNG QUAN TÂM ĐẾN CON NGƯỜI”
- KHỔ HÌNH KHỦNG KHIẾP CỦA THÁNH NỮ APOLLINA
- ĐHY PAROLIN PHẢN ĐỐI VIỆC TRỤC XUẤT NGƯỜI PALESTINE KHỎI GAZA
- THÁNH KINH THỰC SỰ NÓI GÌ VỀ TIẾNG CƯỜI?
- THÁNH KINH: LOẠT VIDEO CHỐNG LẠI NHỮNG LỐI GIẢI THÍCH SAI LẠC
- 350 GIÁO SĨ DO THÁI LÊN TIẾNG PHẢN ĐỐI VIỆC “THANH LỌC SẮC TỘC” Ở GAZA
- ĐỨC PHANXICÔ NHẬP VIỆN Ở RÔMA VÌ BỆNH VIÊM PHẾ QUẢN
- TẠI SAO GIÁO HỘI CAN THIỆP VÀO VẤN ĐỀ XÃ HỘI?
- MỸ: CÁC HỆ PHÁI KITÔ VÀ CÁC TỔ CHỨC DO THÁI PHẢN ĐỐI VIỆC BẮT GIỮ NGƯỜI DI CƯ
- BÀI GIÁO LÝ VỀ NĂM THÁNH 2025. CHÚA GIÊSU KITÔ, NIỀM HY VỌNG CỦA CHÚNG TA. I. THỜI THƠ ẤU CỦA CHÚA GIÊSU. BÀI 5 : « MỘT ĐẤNG CỨU ĐỘ ĐÃ SINH RA CHO ANH EM, NGƯỜI LÀ ĐẤNG KITÔ, LÀ ĐỨC CHÚA » (Lc 2, 11). CHÚA GIÊSU GIÁNG SINH VÀ CÁC MỤC ĐỒNG THĂM VIẾNG
- “LIỆU CHÍNH QUYỀN TRUMP SẼ CHỌN ĐỐI ĐẦU VỚI ĐỨC GIÁO HOÀNG PHANXICÔ?”