KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT XXXIII THƯỜNG NIÊN C : KIÊN TRÌ HỆ TẠI XÂY DỰNG SỰ THIỆN MỖI NGÀY
Trong bài suy niệm trong buổi đọc Kinh Truyền Tin hôm Chúa Nhật 13/11/2022, Đức Phanxicô dựa vào bài Tin Mừng trong ngày để suy niệm về ý nghĩa của sự kiên trì. « Kiên trì là liên lỉ ở lại trong sự thiện, đặc biệt khi thực tế xung quanh thúc giục chúng ta làm cách khác ». « Kiên trì là phản ảnh của tình yêu của Thiên Chúa trong thế giới, bởi vì tình yêu của Thiên Chúa thì trung thành, nó là kiên trì, nó không bao giờ thay đổi ».
Dưới đây là bài suy niệm của Đức Thánh Cha :
Anh chị em thân mến, chào anh chị em, chúc anh chị em ngày Chúa Nhật hạnh phúc !
Bài Tin Mừng hôm nay dẫn chúng ta đến Giêrusalem, ở nơi linh thánh nhất : Đền thờ. Ở đó, xung quanh Chúa Giêsu, một số người nói về sự tráng lệ của tòa nhà hoành tráng đó, « được trang trí bằng những viên đá đắt tiền » (Lc 21, 5). Nhưng Chúa tuyên bố, « những gì anh em chiêm ngưỡng đó sẽ có ngày bị tàn phá hết, không còn tảng đá nào trên tảng đá nào » (Lc 21, 6). Rồi Ngài thêm vào câu chuyện, giải thích làm thế nào trong lịch sử hầu hết mọi thứ đều sụp đổ : Ngài nói, sẽ có những cuộc cách mạng và chiến tranh, động đất và nạn đói, dịch bệnh và bách hại (x. cc. 9-17). Như thể muốn nói : người ta không nên đặt quá nhiều tin tưởng vào những thực tại trần thế, vốn sẽ qua đi. Đây là những lời khôn ngoan, tuy nhiên có thể khiến chúng ta hơi cay đắng. Đã có nhiều thứ diễn ra sai lầm rồi. Tại sao Chúa thậm chí còn đưa ra những tuyên bố tiêu cực như thế ? Trên thực tế, ý định của Ngài không phải là tiêu cực, mà ngược lại – để mang lại cho chúng ta một giáo huấn có giá trị, tức là, lối thoát cho tất cả sự bấp bênh này. Và đâu là lối thoát ? Làm thế nào chúng ta có thể thoát ra khỏi thực tại đang trôi qua này và sẽ không còn nữa ?
Nó nằm trong một từ mà có lẽ sẽ làm chúng ta ngạc nhiên. Chúa Giêsu mạc khải điều đó trong câu cuối cùng của bài Tin Mừng, khi Ngài nói : « Có kiên trì anh em mới giữ được mạng sống mình » (c.19). Kiên trì. Kiên trì là gì ? Từ này ngụ ý là “rất nghiêm ngặt”; nhưng nghiêm ngặt theo nghĩa nào? Với bản thân, coi bản thân chưa đạt tiêu chuẩn? Không. Với người khác, trở nên cứng nhắc và không linh hoạt? Điều này cũng không. Chúa Giêsu yêu cầu chúng ta “nghiêm ngặt”, không thỏa hiệp, kiên trì với những gì mình có trong lòng, với những gì quan trọng. Bởi vì, những gì thực sự quan trọng, rất thường không trùng với những gì lôi cuốn sự quan tâm của chúng ta. Giống như những người ở đền thờ, chúng ta thường ưu tiên công việc tay chân của mình, thành quả của mình, truyền thống tôn giáo và dân sự của mình, biểu tượng linh thánh và xã hội của mình. Điều này là tốt, nhưng chúng ta dành quá nhiều ưu tiên cho chúng. Những điều này là quan trọng, nhưng chúng sẽ qua đi. Thay vào đó, Chúa Giêsu nói hãy tập trung vào những gì còn lại, tránh dành cuộc đời của chúng ta để xây dựng một điều gì đó mà rồi sẽ bị phá hủy, như ngôi đền thờ đó, và quên xây dựng những gì không sụp đổ, xây dựng trên lời của Ngài, trên tình yêu thương, trên sự thiện hảo. Kiên trì, nghiêm ngặt và quyết tâm xây dựng những gì không qua đi.
Như thế, kiên trì là thế này: xây dựng sự thiện mỗi ngày. Kiên trì là liên lỉ ở lại trong sự thiện, đặc biệt khi thực tế xung quanh thúc giục chúng ta làm cách khác. Chúng ta hãy suy nghĩ về một vài ví dụ: tôi biết rằng cầu nguyện là quan trọng, nhưng, giống như mọi người, tôi cũng luôn có nhiều việc phải làm, và vì thế tôi hoãn lại: “Không, bây giờ tôi đang bận, tôi không thể, tôi sẽ làm điều đó sau”. Hoặc, tôi thấy nhiều người xảo quyệt lợi dụng các hoàn cảnh, tránh né các quy luật, và vì thế tôi cũng ngừng tuân giữ chúng và không kiên trì trong công lý và luật pháp: “Nhưng nếu những kẻ côn đồ này làm điều đó, thì tôi cũng vậy!”. Hãy coi chừng điều này! Và một lần nữa: tôi thực hiện việc phục vụ trong Giáo hội, cho cộng đoàn, cho người nghèo, nhưng tôi thấy rằng nhiều người trong thời gian rảnh rỗi của họ chỉ nghĩ đến việc tận hưởng bản thân, và vì thế tôi cảm thấy như muốn từ bỏ và làm những gì họ làm. Bởi vì tôi không thấy kết quả, hay tôi cảm thấy chán nản, hay nó không làm cho tôi hạnh phúc.
Trái lại, kiên trì là ở lại trong sự thiện. Chúng ta hãy tự hỏi: sự kiên trì của tôi là như thế nào? Tôi có liên lỉ không, hay tôi sống đức tin, công bằng và bác ái tùy lúc: tôi cầu nguyện nếu tôi cảm thấy thích nó; tôi công bằng, sẵn lòng và hữu ích nếu điều đó phù hợp với tôi; trong khi nếu tôi không hài lòng, nếu không ai cảm ơn tôi, tôi có dừng không? Tóm lại, việc cầu nguyện và phục vụ của tôi tùy thuộc vào hoàn cảnh hay tấm lòng kiên trung trong Chúa? Nếu chúng ta kiên trì – Chúa Giêsu nhắc nhở chúng ta – thì chúng ta không có gì phải sợ hãi, ngay cả trong những biến cố đau buồn và xấu xa của cuộc sống, ngay cả trước những điều xấu xa mà chúng ta thấy xung quanh mình, bởi vì chúng ta vẫn dựa vào sự thiện. Dostoevsky đã viết: “Đừng sợ tội lỗi của con người. Hãy yêu thương con người ngay cả trong tội lỗi của nó, vì đó là hình ảnh của Tình yêu của Thiên Chúa và là tình yêu cao cả nhất trên trần gian” (Anh em nhà Karamazov, II, 6, 3g). Kiên trì là phản ảnh của tình yêu của Thiên Chúa trong thế giới, bởi vì tình yêu của Thiên Chúa thì trung thành, nó là kiên trì, nó không bao giờ thay đổi.
Xin Đức Mẹ, nữ tỳ của Chúa, kiên trì cầu nguyện (x. Cv 1, 12), củng cố sự kiên trì của chúng ta.
—————————–
Tý Linh chuyển ngữ
(nguồn: Vatican.va)
Tags: Angelus, Phanxicô-I
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- KINH TIN KÍNH CỦA CÔNG ĐỒNG NIXÊ, THẺ CĂN CƯỚC CỦA NGƯỜI KITÔ HỮU
- ĐHY JEAN-MARC AVELINE, TÂN CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC PHÁP
- LỜI TIÊN TRI VỀ HÒA BÌNH CỦA THÁNH GIOAN PHAOLÔ II
- ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ VẪN TRONG TÌNH TRẠNG ỔN ĐỊNH
- LỘ ĐỨC: NHỮNG BỨC TRANH KHẢM TRÊN HAI CÁNH CỬA CỦA ĐỀN THÁNH ĐỨC MẸ ĐƯỢC CHE PHỦ
- SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ GỬI CÁC LINH MỤC THỪA SAI CỦA LÒNG THƯƠNG XÓT NHÂN DỊP HÀNH HƯƠNG NĂM THÁNH
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT IV MÙA CHAY NĂM C: SỐNG MÙA CHAY VÀ NĂM THÁNH NHƯ THỜI GIAN CHỮA LÀNH
- ĐHY PAROLIN: “ĐỨC THÁNH CHA CHƯA BAO GIỜ NGỪNG CAI QUẢN GIÁO HỘI”
- “TRƯỚC MẮT THIÊN CHÚA, MỌI CỬ CHỈ YÊU THƯƠNG ĐỀU CÓ GIÁ TRỊ VÔ HẠN”
- ĐỨC PHANXICÔ CHIA SẺ NỖI ĐAU CỦA NGÀI ĐỐI VỚI CÁC NẠN NHÂN TRẬN ĐỘNG ĐẤT Ở MIẾN ĐIỆN VÀ THÁI LAN
- ĐỨC GIOAN XXIII VÀ ĐỨC PHAOLÔ VI CÓ PHẢI LÀ ĐẶC VỤ CỦA CIA KHÔNG?
- CÁC NHÀ KHOA HỌC TÁI TẠO LẠI KHUÔN MẶT CỦA THÁNH TÊRÊSA AVILA
- SỨC KHỎE CỦA ĐỨC PHANXICÔ ĐƯỢC CẢI THIỆN DẦN DẦN KHI NGÀI ĐANG HỒI PHỤC TẠI NHÀ THÁNH-MARTA
- BẢO VỆ TRẺ VỊ THÀNH NIÊN: ĐỨC PHANXICÔ KÊU GỌI MỘT “SỰ HOÁN CẢI TOÀN DIỆN”
- BÀI GIÁO LÝ VỀ NĂM THÁNH 2025. CHÚA GIÊSU KITÔ, NIỀM HY VỌNG CỦA CHÚNG TA. II. CUỘC ĐỜI CHÚA GIÊSU. NHỮNG CUỘC ĐỐI THOẠI. BÀI 2. NGƯỜI PHỤ NỮ SAMARI. “CHO TÔI XIN CHÚT NƯỚC UỐNG!” (Ga 4, 7)
- 24 GIỜ CHO CHÚA 2025
- BA MƯƠI NĂM THÔNG ĐIỆP EVANGELIUM VITAE: TRỰC GIÁC NHÌN XA TRÔNG RỘNG CỦA ĐỨC GIOAN PHAOLÔ II
- ĐỨC THÁNH CHA ĐỒNG TẾ THÁNH LỄ, TIẾP TỤC TRỊ LIỆU TẠI NHÀ THÁNH MARTA
- LINH THAO CỦA GIÁO TRIỀU: BÀI 1. LÚC KẾT THÚC SẼ LÀ LÚC KHỞI ĐẦU
- MỘT HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH QUỐC TẾ TẠI VATICAN DÀNH RIÊNG CHO VẤN ĐỀ TUỔI THỌ