KITÔ HỮU VÀ PHẬT TỬ, CÙNG NHAU ĐỂ CHỮA LÀNH MỘT NHÂN LOẠI BỊ TỔN THƯƠNG
Vào cuối cuộc hội thảo chuyên đề Phật giáo-Kitô giáo lần thứ 7, được tổ chức tại Thái Lan từ ngày 13-16/11/2023, đại diện của hai tôn giáo đã liệt kê trong một tuyên bố chung các bước cần thiết để hành động chung, từ đối thoại đến hợp tác.
Khi gia đình nhân loại và trái đất đang trải qua những hậu quả, cả tích cực lẫn tiêu cực, của những thách thức và những thay đổi nhanh chóng trên toàn cầu, không được “nhượng bộ cho sự tuyệt vọng”, bởi vì “giữa những đám mây đen, những người bám rễ sâu vào truyền thống tôn giáo của họ , và sẵn sàng làm việc cùng với tất cả mọi người, có thể mang lại một tia hy vọng cho một nhân loại đang tuyệt vọng”. Điều này được nêu rõ trong tuyên bố cuối cùng được công bố vào cuối cuộc hội thảo chuyên đề Phật giáo-Kitô giáo lần thứ 7 được tổ chức tại Bangkok, Thái Lan, do Bộ Đối thoại Liên tôn phối hợp với nhiều trường đại học và các tổ chức Phật giáo Thái Lan, và Hội đồng Giám mục Thái Lan. Cuộc họp này có sự tham dự của khoảng 150 Phật tử và Kitô hữu đến từ Campuchia, Hồng Kông, Ấn Độ, Nhật Bản, Malaysia, Mông Cổ, Miến Điện, Singapore, Sri Lanka, Hàn Quốc, Nam, Thái Lan, Đài Loan, Vương quốc Anh và Tòa thánh, cũng như một đại diện của Liên Hội đồng Giám mục Á Châu.
Karuṇā (lòng từ bi) và Agape (Đức ái)
“Karuṇā và Agape đối thoại để chữa lành một nhân loại và một trái đất đang bị tổn thương” là chủ đề của cuộc hội thảo. Karuṇā có nghĩa là lòng từ bi/trắc ẩn. Tuyên bố viết: “Là những Phật tử và Kitô hữu, chúng tôi coi Chúa Giêsu và Đức Phật là những người chữa lành vĩ đại”. Tham lam và tội lỗi là nguyên nhân gây đau khổ cho Chúa Giêsu và Đức Phật. Cả hai, theo nhiều cách, đều “đề xuất tình yêu và lòng trắc ẩn như một phương thuốc để xua tan bóng tối khỏi trái tim con người và thế giới”. Cả hai đều có nền tảng tâm linh Phật giáo và Kitô giáo mạnh mẽ, “đã áp dụng lối sống trắc ẩn để giải quyết những đau khổ của cuộc sống từ hàng nghìn năm qua”.
Bảy hành động chung
Bản tuyên bố – kêu gọi tổ chức Hội thảo chuyên đề Phật giáo-Kitô giáo lần thứ 8 tại Phnom Penh, Campuchia vào năm 2025 – vạch ra bảy hành động chung được phát triển để bắt đầu làm việc cùng nhau. Chúng bắt đầu từ việc thừa nhận mình thuộc về một gia đình nhân loại duy nhất, bao hàm việc nhìn nhận phẩm giá và sự tôn trọng bình đẳng của tất cả mọi người. “Ngay cả khi những giáo huấn của mỗi tôn giáo chúng ta mời gọi chúng ta xây dựng một nền văn hóa trắc ẩn, chúng ta vẫn thường nhắm mắt làm ngơ trước những đau khổ của ngày hôm nay,” từ đó không phản đối những lời nói và hành động “tự nguyện hay vô tình đã góp phần gieo rắc cái chết và sự hủy diệt, hận thù và trả thù“, chúng ta có thể đọc thấy như thế trong tài liệu, trong đó cũng bao gồm lời kêu gọi đối thoại, bởi vì nếu không có điều này “sẽ không có hòa bình“, vì chính cuộc đối thoại “có thể ngăn chặn bạo lực, chữa lành cả nạn nhân bị thương và thủ phạm của tội ác và truyền cảm hứng cho mọi người tìm ra những cách thức phi bạo lực để giải quyết xung đột.” Đối thoại có thể thúc đẩy các nhóm tôn giáo khác nhau tìm kiếm “công lý và sự thật, để bảo vệ hành tinh và phản đối sự hủy hoại của nó”.
Điều quan trọng là nuôi dưỡng “sự đồng cảm với nỗi đau khổ của người khác và môi trường” và do đó thực thi lòng trắc ẩn “trong các quyết định chính trị và kinh tế nhằm ngăn chặn sự loại trừ và bất bình đẳng cũng như thúc đẩy sự hòa nhập, công bằng và tôn trọng”. Một khía cạnh cơ bản khác là sự hợp tác giữa tất cả mọi người, không chỉ ở cấp độ tôn giáo, mà còn ở cấp độ dân sự, chính trị, trí thức, khoa học và quốc tế, bởi vì “không ai có thể tự cứu mình một mình và chúng ta chỉ có thể được cứu cùng nhau, bởi vì chúng ta liên kết và tương tùy lẫn nhau”.
Thêm vào đó là sự đổi mới, bằng cách hỗ trợ “các sáng kiến học thuật và nghiên cứu nhằm mục đích giúp các phong trào tôn giáo thay đổi cách nhận thức, suy nghĩ và quan niệm về người khác và hành tinh”. Tuyên bố kết thúc bằng cách kêu gọi chúng ta giáo dục “trong các mối tương quan lưu tâm và chia sẻ với nhau và môi trường” và cầu nguyện, bởi vì cầu nguyện và thiền định có thể “xoay chuyển mọi thứ, thanh lọc trái tim và tâm trí của chúng ta, khơi dậy lòng nhân ái, lòng thương xót và sự tha thứ ở những nơi có hận thù và trả thù”, và “thúc đẩy sự tôn trọng, quan tâm đến người khác và trái đất”.
Tý Linh
(theo Vatican News)
Tags: bác ái-liên đới, Hòa-bình, Môi-trường, Đối-thoại-liên-tôn
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- HÀNH TRÌNH QUA CÁC NĂM THÁNH NHỜ CÁC SẮC CHỈ TRIỆU TẬP
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT IV MÙA VỌNG NĂM C: TẠ ƠN CHÚA VỀ HỒNG ÂN SỰ SỐNG
- NĂM THÁNH 2025: CẦN PHẢI CÓ THẺ HÀNH HƯƠNG ĐỂ BƯỚC QUA CÁC CỬA THÁNH Ở RÔMA
- DIỄN VĂN CỦA ĐỨC PHANXICÔ CHO GIÁO TRIỀU RÔMA NHÂN DỊP CHÚC MỪNG GIÁNG SINH 2024: HÃY NÓI TỐT CHỨ ĐỪNG NÓI XẤU
- GIÁO TRIỀU RÔMA, BÀI GIẢNG MÙA VỌNG THỨ 3: SỰ CAO CẢ CỦA THIÊN CHÚA LÀ SỰ NHỎ BÉ
- MỤC TỬ TRONG THÁNH KINH, MỘT HÌNH ẢNH VỀ UY QUYỀN VÀ LÒNG NHÂN TỪ
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI NHÓM ÂN NHÂN VIỆT NAM: HỖ TRỢ CÁC CÔNG VIỆC BÁC ÁI ĐÓNG GÓP VÀO VIỆC MANG LẠI NIỀM HY VỌNG
- THÁNH TÍCH CỦA THÁNH TÊRÊSA HÀI ĐỒNG GIÊSU ĐẾN RÔMA NHÂN NĂM THÁNH
- BÀI GIÁO LÝ VỀ NĂM THÁNH 2025. CHÚA GIÊSU KITÔ, NIỀM HY VỌNG CỦA CHÚNG TA. I. THỜI THƠ ẤU CỦA CHÚA GIÊSU. BÀI 1. GIA PHẢ CỦA CHÚA GIÊSU (Mt 1, 1-17). CON THIÊN CHÚA ĐI VÀO LỊCH SỬ
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC THÁNH CHA TRONG THÁNH LỄ CHÚA NHẬT III MÙA VỌNG NĂM C: CHÚNG TÔI PHẢI LÀM GÌ?
- NHỮNG ĐOẠN TRÍCH TỪ CUỐN TỰ TRUYỆN « HY VỌNG » CỦA ĐỨC PHANXICÔ
- ĐỨC PHANXICÔ TIẾT LỘ NGÀI ĐÃ THOÁT KHỎI HAI VỤ MƯU SÁT TRONG CHUYẾN TÔNG DU TỚI IRAK
- ĐỨC PHANXICÔ CA NGỢI CORSE NHƯ MÔ HÌNH CỦA “TÍNH THẾ TỤC LÀNH MẠNH”
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI HÀNG GIÁO SĨ CORSE: “HÃY CHĂM SÓC CÁC BẠN VÀ NGƯỜI KHÁC”
- VIDEO TRỰC TUYẾN CHUYẾN TÔNG DU CORSE
- ĐỨC THÁNH CHA SẼ ĐẾN CORSE ĐỂ KÊU GỌI CẦU NGUYỆN, CÔNG LÝ VÀ TRÁCH NHIỆM
- THƯỢNG HỘI ĐỒNG: ĐỨC THÁNH CHA BỔ NHIỆM CÁC THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG THƯỜNG LỆ, TRONG ĐÓ CÓ HAI PHỤ NỮ
- CHUYẾN TÔNG DU CỦA ĐỨC PHANXICÔ: ĐỐI VỚI ĐA SỐ NGƯỜI PHÁP, ĐỨC PHANXICÔ “ĐÚNG” KHI THÍCH CORSE HƠN NHÀ THỜ ĐỨC BÀ PARIS
- BÀI GIẢNG THỨ 2 TRONG MÙA VỌNG CHO GIÁO TRIỀU RÔMA : TÁI KHÁM PHÁ NIỀM TIN TƯỞNG VÀO THIÊN CHÚA ĐỂ LÀM SỐNG LẠI NIỀM HY VỌNG
- BÁO CÁO CỦA HỘI THỪA SAI PARIS VỀ CÁC VỤ LẠM DỤNG TÌNH DỤC