KITÔ HỮU VÀ PHẬT TỬ CÙNG NHAU TIẾN BƯỚC VÌ HÒA BÌNH
Nhân dịp đại lễ Vesak, Bộ Đối thoại Liên tôn đã công bố sứ điệp gửi tới hàng triệu Phật tử trên khắp thế giới. Được ký bởi ĐHY Tổng trưởng Miguel Ángel Ayuso Guixot, sứ điệp đưa ra một sự đối chiếu giữa truyền thống Phật giáo và Công giáo: cả hai đều dựa vào sự kiên cường và hòa giải để thúc đẩy hòa bình.
Ngày Vesak, ngày rằm tháng Năm, là ngày linh thiêng nhất đối với hơn 600 triệu Phật tử trên toàn thế giới. Đó là ngày Đức Phật ra đời cách đây 2.500 năm, vào năm 623 trước Công nguyên, nhưng còn là ngày kỷ niệm trạng thái giác ngộ của Đức Phật đối với các đệ tử cũng như ngày nhập tịch của Ngài vào năm thứ 80 của Ngài. Năm nay nó rơi vào thứ Năm ngày 23 tháng Năm.
Chấm dứt lòng hận thù
Trong một sứ điệp, với tựa đề “Kitô hữu và Phật tử: Cùng nhau hành động vì hòa bình thông qua sự hòa giải và lòng kiên cường”, được công bố vào thứ Hai, ngày 6 tháng Năm, Đức Hồng y Miguel Ángel Ayuso Guixot khuyến khích, nhân dịp lễ này, hãy suy nghĩ về trách nhiệm của các Kitô hữu và Phật tử trong việc “thúc đẩy hòa bình, hòa giải và kiên cường, những giá trị bắt nguồn sâu xa từ [hai] truyền thống tôn giáo tương ứng.”
Trích dẫn lời kêu gọi của thánh Giáo hoàng Phaolô VI gửi Liên Hiệp Quốc vào ngày 4 tháng 10 năm 1965, “không bao giờ chiến tranh nữa, không bao giờ chiến tranh nữa! Chính hòa bình, hòa bình phải hướng dẫn vận mệnh của các dân tộc và của toàn thể nhân loại!”, sứ điệp kêu gọi tăng cường cam kết chung giữa người Phật tử và người Công giáo nhằm “chấm dứt lòng hận thù và ước muốn báo thù vốn dẫn đến chiến tranh”.
Sứ điệp truyền thống này của Bộ Đối thoại Liên tôn được diễn ra hằng năm và nhằm mục đích thúc đẩy mối liên kết giữa các Kitô hữu và Phật tử. Vào đầu năm 2024, Bộ đã tổ chức một số sự kiện nhằm thúc đẩy đối thoại liên tôn hướng tới các nền tâm linh châu Á, đặc biệt liên quan đến Khổng giáo và Lão giáo.
Hòa giải và kiên cường để đạt được hòa bình
Đức Tổng Giám mục Anh giáo Desmond Tutu nói: “Tha thứ và hòa giải, đó không phải muốn nói rằng mọi sự khác với những gì chúng là”. Chính nhờ lấy cảm hứng từ tấm gương của ngài mà Đức Hồng y Ayuso Guixot ca ngợi sự thúc đẩy cần thiết đối với “sự công bằng và công lý trong đời sống chính trị, kinh tế và văn hóa”.
“Sự kiên cường cho phép các cá nhân và cộng đồng phục hồi sau nghịch cảnh và những chấn thương. Nó thúc đẩy lòng can đảm và niềm hy vọng về một tương lai tốt đẹp hơn vì nó biến đổi cả nạn nhân lẫn thủ phạm và dẫn đến một đời sống mới.”
Sứ điệp nhấn mạnh rằng trong truyền thống Phật giáo cũng như truyền thống Công giáo, “hòa giải và kiên cường là những biện pháp cần thiết cho một nền văn hóa bạo lực, thường được biện minh như là một phản ứng đáng tiếc nhưng cần thiết đối với các hành động quân sự hung hăng hoặc khủng bố”. Chỉ chúng mới cho phép tha thứ và tìm kiếm sự tha thứ.
Khám phá lại những giá trị hiện diện trong truyền thống tương ứng của chúng ta
Giống như thánh Phaolô khuyến khích các Kitô hữu hòa giải trong Thư thứ hai gửi tín hữu Côrintô, Đức Phật đã kêu gọi hòa bình để giải quyết xung đột: “Trên thế giới này, lòng hận thù không bao giờ được xoa dịu bởi lòng hận thù. Chỉ có lòng từ bi mới làm dịu được nó.” (Kinh Pháp Cú, câu 5).
Cuối cùng, sứ điệp trích dẫn một số đoạn từ Fratelli Tutti của Đức Thánh Cha Phanxicô: “Sự hòa giải chữa lành sẽ hồi sinh và giải thoát chúng ta, chính chúng ta cũng như những người khác, khỏi nỗi sợ hãi.” (số 78). Ngài cũng “mời gọi những người từng là kẻ thù kịch liệt hãy “học biết trau dồi ký ức sám hối, có khả năng đảm nhận quá khứ để giải phóng tương lai khỏi những bất mãn, bối rối và phóng chiếu của nó ”” (số 226).
Sứ điệp kết thúc bằng cách nói với các Phật tử cũng như những người Công giáo trên khắp thế giới: “Tất cả chúng ta đều được mời gọi khám phá lại và trân trọng những giá trị hiện diện trong các truyền thống tương ứng của chúng ta, để làm cho những nhân vật tâm linh thể hiện những giá trị ấy được biết đến nhiều hơn và cùng nhau bước đi vì hòa bình”.
Tý Linh
(theo Jean-Benoît Harel – Vatican News)
Tags: Hòa-bình, Phanxicô-I, Đối-thoại-liên-tôn
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- ĐỨC THÁNH CHA KÊU GỌI CÁC KITÔ HỮU KIÊN TRÌ TRÊN CON ĐƯỜNG HIỆP NHẤT
- BÀI PHÁT BIỂU CỦA ĐỨC PHANXICÔ VỚI CÁC GIÁM ĐỐC ĐẠI CHỦNG VIỆN VÀ TIỀN CHỦNG VIỆN CỦA PHÁP : ĐỪNG TẠO RA NHỮNG BẢN SAO
- SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC PHANXICÔ CHO NGÀY THẾ GIỚI TRUYỀN THÔNG XÃ HỘI 2025: CHIA SẺ NIỀM HY VỌNG TRONG LÒNG ANH CHỊ EM MỘT CÁCH HIỀN HÒA
- PHỎNG VẤN ĐHY KOOVAKAD, NGƯỜI VỪA ĐƯỢC BỔ NHIỆM LÀM TỔNG TRƯỞNG BỘ ĐỐI THOẠI LIÊN TÔN
- ĐỐI VỚI CÁC GIÁM MỤC MỸ, CÁC SẮC LỆNH CỦA TRUMP “GÂY LO NGẠI SÂU XA”
- SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC THÁNH CHA GỬI CHO DIỄN ĐÀN KINH TẾ THẾ GIỚI 2025
- Ý NGHĨA CỦA ĐỘNG TỪ “ĐI RA” TRONG TIN MỪNG
- BÀI GIÁO LÝ VỀ NĂM THÁNH 2025. CHÚA GIÊSU KITÔ, NIỀM HY VỌNG CỦA CHÚNG TA. I. THỜI THƠ ẤU CỦA CHÚA GIÊSU. BÀI 2. TRUYỀN TIN CHO ĐỨC MẸ. ĐỨC MARIA LẮNG NGHE VÀ SẴN LÒNG
- HOA KỲ: TẠI SAO ĐỨC CHA ROBERT BARRON, NGÔI SAO LOAN BÁO TIN MỪNG TRÊN INTERNET, LẠI MUỐN THÀNH LẬP MỘT DÒNG TU?
- NHỮNG NHÂN VẬT TÔN GIÁO NÀO CẦU NGUYỆN CHO DONALD TRUMP TRONG LỄ NHẬM CHỨC CỦA ÔNG?
- ĐỨC THÁNH CHA VIẾT THƯ CHO TỔNG THỐNG DONALD TRUMP
- MỘT NỮ TU SẼ ĐƯỢC BỔ NHIỆM LÀM CHỦ TỊCH PHỦ THỐNG ĐỐC THÀNH VATICAN
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT II THƯỜNG NIÊN NĂM C: CHÚA ĐÁP LẠI SỰ THIẾU THỐN CỦA CHÚNG TA BẰNG TÌNH YÊU DƯ TRÀN CỦA NGƯỜI
- CÁI CHẾT CỦA CHA PONCHAUD, CHỨNG NHÂN VĨ ĐẠI CỦA LỊCH SỬ CAMPUCHIA
- BỘ GIÁO LÝ ĐỨC TIN: HUẤN THỊ VỀ MỘT VÀI KHÍA CẠNH CỦA “THẦN HỌC GIẢI PHÓNG”
- Ở BA LAN, MỘT KIẾN NGHỊ NHẰM XÓA BỎ VIỆC GIẢI TỘI CHO TRẺ VỊ THÀNH NIÊN
- VỤ CHA PIERRE: HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC XIN TÒA ÁN MỞ CUỘC ĐIỀU TRA
- ĐỨC THÁNH CHA MỜI GỌI CÁC LINH MỤC ARGENTINA HÃY TIÊU HAO VÌ TIN MỪNG
- CUBA THẢ TÙ NHÂN, HOAN NGHÊNH SỰ TRUNG GIAN HÒA GIẢI CỦA TÒA THÁNH
- BÀI GIÁO LÝ VỀ TRẺ EM. NHỮNG NGƯỜI ĐƯỢC CHÚA CHA YÊU QUÝ NHẤT. BÀI 2