LỄ CHÚA KITÔ VUA : ĐỨC PHANXICÔ MỜI GỌI HÃY THAM GIA CHỨ ĐỪNG LÀM KHÁN GIẢ
Hôm Chúa Nhật 20/11/2022, Đức Phanxicô đã chủ sự thánh lễ Chúa Kitô Vua Vũ Trụ, tại nhà thờ chánh tòa Asti, ở Bắc Ý. Trong bài giảng của mình, Đức Thánh Cha đã tập trung vào vương quyền của Chúa Kitô. Một vị Vua « mở rộng vòng tay » cho chúng ta « để ôm lấy mọi sự nơi chúng ta ».
Đức Thánh Cha đã đến giáo phận Asti nhân dịp mừng sinh nhật lần thứ 90 của người chị họ Carla Rabezzana, con cháu của một người anh của ông nội của ngài, ông Carlo Bergolgio, người duy nhất trong gia tộc đã không di cư đến Argentina. Trong bài giảng của mình, Đức Thánh Cha trước tiên tập trung vào những lời được khắc trên Thánh giá : « Người này là vua dân Do Thái » (Lc 23, 38).
Vị vua bị treo trên thập giá
Đức Thánh Cha nói : « Chúng ta hãy thử tưởng tượng một cách trực quan về một vị vua, chúng ta sẽ nghĩ đến một người mạnh mẽ ngôi trên ngai vàng với những hiểu hiệu quý giá, một vương trượng trong tay và những chiếc nhẫn lấp lánh trên ngón tay, trong khi ông ấy trang trọng nói với thần dân của mình ». Thế nhưng, khi nhìn Chúa Giêsu, cái nhìn của chúng ta về « vua » bị đảo lộn. Chúng ta thấy rằng nó hoàn toàn ngược lại.
« Ngài không ngồi trên ngai vàng tiện nghi, nhưng bị treo trên thập giá ; Thiên Chúa « Đấng hạ bệ những kẻ quyền thế khỏi ngai vàng của họ » » (Lc 1, 52). Vương quyền của Chúa Giêsu do đó được biểu lộ trong sự phục vụ khiêm tốn và đón tiếp anh chị em.
Vị Vua với đôi vòng tay mở ra cho tất cả mọi người
Với đôi vòng tay rộng mở của mình, Chúa Kitô, Đức Vua của chúng ta, ôm lấy mọi sự nơi chúng ta, kể cả những gì xa cách Ngài nhất : cái chết của chúng ta, đau khổ của chúng ta, sự nghèo khổ của chúng ta, sự mong manh của chúng ta. « Ngài đã trở thành người tôi tớ để mỗi người chúng ta cảm nhận mình là con ; Ngài đã để cho mình bị sỉ nhục và chế giễu để trong tất bất kỳ sự sỉ nhục nào mỗi người chúng ta đều không còn cô đơn nữa ; Ngài đã để mình bị trần trụi để không ai còn cảm thấy mình bị tước đi phẩm giá của mình ; Ngài đã bị treo trên thập giá để trong mỗi người bị đóng đinh của lịch sử, đều có sự hiện diện của Thiên Chúa ».
Biến Đức Vua của vũ trụ thành vị vua của cuộc sống của chúng ta
Nhưng « vị Vua của vũ trụ này có phải là Đức Vua của cuộc sống của tôi không ? Làm sao tôi có thể tôn vinh Ngài là Chúa của vạn vật nếu Ngài không trở thành Chúa của đời tôi ? », Đức Thánh Cha tự hỏi và đồng thời mời gọi nhìn vào Chúa Giêsu chịu đóng đinh. Nếu chúng ta thường nhìn vào Ngài, thì Ngài ở đó, « với đôi vòng tay rộng mở », đang tìm cách ôm chặt lấy chúng ta, nâng chúng ta lên và cứu thoát chúng ta như chúng ta là, với lịch sử của chúng ta.
Chúa Kitô Vua « ban cho bạn khả năng trị vì cuộc đời, nếu bạn phó mình cho tình yêu dịu dàng của Ngài, một tình yêu tự đề nghị chứ không áp đặt, phó mình cho tình yêu luôn tha thứ cho bạn, tình yêu luôn nâng đỡ bạn, tình yêu luôn trả lại cho bạn phẩm giá cao cả của bạn ». Đối với Đức Thánh Cha, « ơn cứu độ đến từ việc chúng ta để cho Ngài yêu thương, bởi vì chỉ như thế mà chúng ta mới được giải thoát khỏi ách nô lệ của cái tôi của chúng ta, khỏi nỗi sợ hãi cô đơn, khỏi tư tưởng không thành công ».
Theo nghĩa này, Đức Thánh Cha khích lệ các tín hữu thương xuyên đặt mình trước Đấng chịu đóng đinh, và để cho Chúa Giêsu yêu thương chúng ta, Đấng mở rộng vòng tay cho cho chúng ta như cho người trộm lành. « Chúng ta hãy lắng nghe câu này được nói với chúng ta », « câu duy nhất mà Chúa Giêsu tuyên bố hôm nay từ trên Thánh giá : « Anh sẽ ở với tôi trên thiêng đàng » ».
Thuộc về những người tham gia
Bài Tin Mừng hôm nay đặt chúng ta trước hai con đường. Đứng trước Chúa Giêsu, có những người làm khán giả và những người tham gia. Nói về những khán giả, Đức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnh rằng khi nhìn Chúa chịu đóng đinh, họ vẫn là những khán giả: “Họ không tiến một bước về phía Chúa Giêsu nhưng nhìn Ngài từ xa, tò mò và thờ ơ, không thực sự quan tâm, không tự hỏi họ có thể làm gì”. Tất cả họ đều cùng chia sẻ một điệp khúc, được lặp lại ba lần trong bản văn: “Nếu ông là vua, hãy tự cứu mình đi”.
Đức Thánh Cha mời gọi đừng trở thành “những khán giả”, nhưng hãy thuộc về những người “tham gia”, như người trộm lành. “Những người khác mỉa mai Chúa, còn anh ta, anh ta nói với Chúa và gọi tên Ngài: “Ông Giêsu ơi”; nhiều người chửi bới Ngài với sự tức giận của họ, còn anh ta xưng thú với Chúa Kitô lỗi lầm của mình; nhiều người nói “ông hãy tự cứu mình đi”, còn anh ta cầu xin: “Ông Giêsu ơi, xin nhớ đến tôi”” (Lc 23, 42). Chính như thế mà một kẻ bất lương trở thành vị thánh đầu tiên: anh ta đến gần Chúa trong giây lát và Chúa đã giữ anh ta ở bên Ngài mãi mãi.
Đối diện với những vấn đề của thế giới, “chúng ta làm gì?”
Trước khi kết thúc bài giảng, Đức Thánh Cha nhắc lại rằng “chúng ta không ở trong thế gian chỉ để tự cứu mình, nhưng để dẫn đưa anh chị em chúng ta vào vòng tay của Đức Vua”. Đức Thánh Cha mời gọi tự vấn: “Khi nào chúng ta cầu nguyện, khi nào chúng ta can thiệp?” Trước “những cuộc khủng hoảng hôm nay, sự suy giảm lòng tin, sự thiếu tham gia…chúng ta làm gì?”. Đối mặt với những vấn đề của xã hội, của thế giới và của chính Giáo hội, “có phải chúng ta vấy bẩn tay mình như Thiên Chúa của chúng ta bị đóng đinh vào thập giá, hay chúng ta đút tay vào túi đứng nhìn?” Và Đức Thánh Cha mời gọi hướng nhìn về Chúa Kitô, Đấng, trên thập giá, “vứt bỏ mọi bức màn che khuất Thiên Chúa và phá hủy mọi hình ảnh giả dối về vương quyền của Ngài”. Nhìn lên Chúa Kitô, chúng ta sẽ có “can đảm nhìn lại mình, bước đi trên những nẻo đường tin tưởng và can thiệp, trở thành những người tôi tớ để ngự trị với Ngài”.
Tý Linh
(theo Vatican News)
Tags: Angelus, Phanxicô-I
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- THÔNG ĐIỆP GIÁNG SINH VÀ PHÉP LÀNH URBI ET ORBI 2024 : CẦU MONG TIẾNG SÚNG HÃY IM BẶT !
- THÁNH LỄ ĐÊM GIÁNG SINH VÀ KHỞI ĐẦU MỘT NĂM ÂN SỦNG, ĐỔI MỚI VÀ HY VỌNG
- HÀNH TRÌNH QUA CÁC NĂM THÁNH NHỜ CÁC SẮC CHỈ TRIỆU TẬP
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT IV MÙA VỌNG NĂM C: TẠ ƠN CHÚA VỀ HỒNG ÂN SỰ SỐNG
- NĂM THÁNH 2025: CẦN PHẢI CÓ THẺ HÀNH HƯƠNG ĐỂ BƯỚC QUA CÁC CỬA THÁNH Ở RÔMA
- DIỄN VĂN CỦA ĐỨC PHANXICÔ CHO GIÁO TRIỀU RÔMA NHÂN DỊP CHÚC MỪNG GIÁNG SINH 2024: HÃY NÓI TỐT CHỨ ĐỪNG NÓI XẤU
- GIÁO TRIỀU RÔMA, BÀI GIẢNG MÙA VỌNG THỨ 3: SỰ CAO CẢ CỦA THIÊN CHÚA LÀ SỰ NHỎ BÉ
- MỤC TỬ TRONG THÁNH KINH, MỘT HÌNH ẢNH VỀ UY QUYỀN VÀ LÒNG NHÂN TỪ
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI NHÓM ÂN NHÂN VIỆT NAM: HỖ TRỢ CÁC CÔNG VIỆC BÁC ÁI ĐÓNG GÓP VÀO VIỆC MANG LẠI NIỀM HY VỌNG
- THÁNH TÍCH CỦA THÁNH TÊRÊSA HÀI ĐỒNG GIÊSU ĐẾN RÔMA NHÂN NĂM THÁNH
- BÀI GIÁO LÝ VỀ NĂM THÁNH 2025. CHÚA GIÊSU KITÔ, NIỀM HY VỌNG CỦA CHÚNG TA. I. THỜI THƠ ẤU CỦA CHÚA GIÊSU. BÀI 1. GIA PHẢ CỦA CHÚA GIÊSU (Mt 1, 1-17). CON THIÊN CHÚA ĐI VÀO LỊCH SỬ
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC THÁNH CHA TRONG THÁNH LỄ CHÚA NHẬT III MÙA VỌNG NĂM C: CHÚNG TÔI PHẢI LÀM GÌ?
- NHỮNG ĐOẠN TRÍCH TỪ CUỐN TỰ TRUYỆN « HY VỌNG » CỦA ĐỨC PHANXICÔ
- ĐỨC PHANXICÔ TIẾT LỘ NGÀI ĐÃ THOÁT KHỎI HAI VỤ MƯU SÁT TRONG CHUYẾN TÔNG DU TỚI IRAK
- ĐỨC PHANXICÔ CA NGỢI CORSE NHƯ MÔ HÌNH CỦA “TÍNH THẾ TỤC LÀNH MẠNH”
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI HÀNG GIÁO SĨ CORSE: “HÃY CHĂM SÓC CÁC BẠN VÀ NGƯỜI KHÁC”
- VIDEO TRỰC TUYẾN CHUYẾN TÔNG DU CORSE
- ĐỨC THÁNH CHA SẼ ĐẾN CORSE ĐỂ KÊU GỌI CẦU NGUYỆN, CÔNG LÝ VÀ TRÁCH NHIỆM
- THƯỢNG HỘI ĐỒNG: ĐỨC THÁNH CHA BỔ NHIỆM CÁC THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG THƯỜNG LỆ, TRONG ĐÓ CÓ HAI PHỤ NỮ
- CHUYẾN TÔNG DU CỦA ĐỨC PHANXICÔ: ĐỐI VỚI ĐA SỐ NGƯỜI PHÁP, ĐỨC PHANXICÔ “ĐÚNG” KHI THÍCH CORSE HƠN NHÀ THỜ ĐỨC BÀ PARIS