LỄ PHỤC SINH : PHÉP LÀNH « URBI ET ORBI » LÀ GÌ ?
Urbi et Orbi. Cho thành phố và cho thế giới. Phép lành long trọng này, được Đức Thánh Cha công bố vào Lễ Phục Sinh, Giáng Sinh và những dịp hiếm hoi khác, tượng trưng cho sự kiện ngài nói với tư cách là Giám mục thành Rôma và mục tử hoàn vũ. Phép lành này được kèm theo ơn toàn xá.
Đức Phanxicô ban phép lành Urbi et Orbi vào ngày 9/4/2023
« Xin các thánh Tông đồ Phêrô và Phaolô, những người mà quyền bính và thẩm quyền được giao phó cho chúng ta, đích thân cầu bầu cùng Chúa cho chúng ta ! ». Phép lành trọng thể Urbi et Orbi được Đức Thánh Cha tuyên đọc bắt đầu như thế.
Đấng kế vị thánh Phêrô đọc phép lành đó trong các lễ Phục Sinh, Giáng Sinh và những dịp đặc biệt khác, như cuộc bầu cử một Giáo hoàng mới. Được đọc từ ban công của Vương cung thánh đường Thánh Phêrô, ngày nay phép lành này được phát đi trên khắp thế giới, trên đài phát thanh, đài truyền hình và Internet. Trước khi công bố phép lành, Đức Thánh Cha đọc một bản văn cho phép ngài gởi một sứ điệp đến thế giới, kể cả trên bình diện chính trị.
Cho thành phố và cho thế giới
Urbi ám chỉ thành phố Rôma ; Orbi ám chỉ thế giới. Thành ngữ tiếng Latinh này diễn tả một ý hướng phổ quát. Trong sứ điệp này, Đức Thánh Cha, Giám mục của Rôma và mục tử hoàn vũ của Giáo hội Công giáo, ngỏ lời với các tín hữu đang hiện diện trước mặt ngài và với người Công giáo trên toàn thế giới.
Đó là phép lành duy nhất cho các tín hữu, ngay cả khi họ không hiện diện về thể lý. Họ được mời gọi kết hợp với phép lành này bằng một cử chỉ hiệp thông cầu nguyện.
Nghi thức này có từ thế kỷ XIII, dưới triều đại giáo hoàng của Đức Grêgôriô X. Phép lành « Urbi et Orbi » được ban vào những ngày lễ khác như Lễ Chúa Lên Trời, Lễ Thánh Phêrô và Phaolô hay Thứ Năm Tuần Thánh. Nó không phải luôn được tuyên đọc ở quảng trường thánh Phêrô, nó cũng được tuyên đọc từ các vương cung thánh đường khác ở Rôma như Đền Thờ Thánh Gioan Latêranô và Đền Thờ Đức Bà Cả.
Ơn toàn xá
« Xin Thiên Chúa toàn năng thương xót và tha thứ mọi tội lỗi của anh chị em, xin Chúa Giêsu Kitô dẫn anh chị em đến sự sống đời đời ! ». Phép lành long trọng này được kèm theo ơn toàn xá. Đức Thánh Cha cầu xin Thiên Chúa ban cho các tín hữu « ơn toàn xá, xá giải và tha thứ mọi tội lỗi của họ , một không gian sám hối đích thực và hiệu quả, một tâm hồn luôn sám hối ». Ngài cũng xin Thiên Chúa ban cho dân Chúa « sự kiên trì làm việc thiện cho đến cùng ».
Theo Giáo hội Công giáo, ân xá là sự giải thoát – một phần hay toàn bộ – hình phạt tạm thời do bởi tội lỗi đã được tha thứ, mà người tín hữu có lòng sám hối đích thực có thể đạt được với một số điều kiện nhất định.
Tý Linh
(theo Vinciane Joly, nhật báo La Croix)
Tags: Phanxicô-I
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- PHẬT TỬ VÀ KITÔ HỮU TRONG CUỘC ĐỐI THOẠI GIẢI THOÁT CHO THỜI ĐẠI CHÚNG TA
- DIỄN VĂN CỦA ĐỨC GIÁO HOÀNG LÊÔ XIV GỬI CÁC CHUYÊN VIÊN TRUYỀN THÔNG : HÃY CHỌN LỰA CON ĐƯỜNG TRUYỀN THÔNG HÒA BÌNH
- MẬT NGHỊ HỒNG Y: ĐHY PAROLIN VÀ ĐHY PREVOST ĐƯỢC PHIẾU “RẤT CAO” TRONG CUỘC BỎ PHIẾU ĐẦU TIÊN ?
- CHÚA NHẬT ĐẦU TIÊN CỦA ĐỨC LÊÔ XIV VỚI CÁC TÍN HỮU VÀ TẠI MỘ THÁNH PHÊRÔ
- TỪ LÊÔ XIII ĐẾN LÊÔ XIV, VẤN ĐỀ XÃ HỘI MỚI
- MẬT NGHỊ: VÀ CÁC HỒNG Y BẮT ĐẦU PHÁT BIỂU NGAY SAU ĐÓ
- ĐỨC LÊÔ XIV TẠI MỘT ĐỀN THÁNH CỦA DÒNG THÁNH AUGUSTINÔ VÀ TẠI MỘ ĐỨC PHANXICÔ
- DIỄN VĂN CỦA ĐỨC GIÁO HOÀNG LÊÔ XIV CHO HỒNG Y ĐOÀN : « NGÀY NAY GIÁO HỘI TRAO CHO MỌI NGƯỜI DI SẢN HỌC THUYẾT XÃ HỘI CỦA MÌNH »
- CHÂN DUNG, KHẨU HIỆU VÀ HUY HIỆU CỦA ĐỨC GIÁO HOÀNG LÊÔ XIV
- BỀ TRÊN TỔNG QUYỀN DÒNG AUGUSTINÔ: ĐỨC GIÁO HOÀNG LÊÔ XIV ‘THỰC SỰ GẦN GŨI VỚI MỌI NGƯỜI’
- TÌM HIỂU DÒNG THÁNH AUGUSTINÔ CỦA ĐỨC LÊÔ XIV
- “NGÀI ĐÃ CÓ MỘT TỶ SỐ TUYỆT VỜI” TẠI MẬT NGHỊ
- XÓA MÌNH ĐI ĐỂ CHÚA KITÔ Ở LẠI
- TIỂU SỬ ĐỨC TÂN GIÁO HOÀNG LÊÔ XIV
- THÁNH LỄ KHAI MẠC TRIỀU ĐẠI GIÁO HOÀNG CỦA ĐỨC LÊÔ XIV VÀO NGÀY 18 THÁNG 5
- “GIÁM MỤC LÀ MỘT MỤC TỬ GẦN GŨI VỚI DÂN CHÚNG, KHÔNG PHẢI LÀ NGƯỜI QUẢN LÝ”
- ĐỨC TÂN GIÁO HOÀNG LÊÔ XIV KÊU GỌI HÒA BÌNH VÀ GIẢI TRỪ VŨ TRANG TRÊN THẾ GIỚI
- HABEMUS PAPAM
- GIỮA SỰ TRANG NGHIÊM VÀ LONG TRỌNG, MẬT NGHỊ BẮT ĐẦU
- KHÓI ĐEN ĐẦU TIÊN XUẤT HIỆN TỪ ỐNG KHÓI NHÀ NGUYỆN SISTINE