LỊCH SỬ MẬT NGHỊ HỒNG Y, TỪ THỜI TRUNG CỔ ĐẾN NGÀY NAY
Con đường hướng đến cuộc bầu cử Giáo hoàng thứ 267 ngang qua thể chế này được tạo ra nhằm tránh việc kéo dài thời gian trống Tòa. Cần phải có đa số phiếu bầu là hai phần ba số phiếu thì mới có thể bầu được Giáo hoàng.
Mật nghị năm 1978
Trong vài ngày, Nhà nguyện Sistine sẽ mở ra đối với Lịch sử và đóng lại trước con mắt của thế giới. Từ ngày 7 tháng Năm, các Hồng y cử tri được triệu tập để bầu ra Giáo hoàng mới. Mật nghị (Conclave) sắp diễn ra là mật nghị lần thứ 76 trong lịch sử Giáo hội và là mật nghị lần thứ 26 diễn ra dưới bức tranh Ngày phán xét cuối cùng của Michel-Ange.
Cum-clave
Thuật ngữ conclave, có nguồn gốc từ tiếng Latin “cum-clave“, có nghĩa là một căn phòng ” khóa kín”. Trong ngôn ngữ của Giáo hội, từ này vừa chỉ không gian kín nơi diễn ra cuộc bầu cử Giáo hoàng, vừa chỉ Hồng y đoàn được triệu tập để bầu Giáo hoàng mới.
Cuộc bầu cử Giáo hoàng
Mật nghị Hồng y sẽ khai mạc vào ngày 7 tháng Năm là mật nghị thứ bảy mươi sáu được xây dựng theo hình thức mà chúng ta biết ngày nay, dựa trên những gì đã được Đức Grêgôriô X thiết lập vào năm 1274. Trước thời điểm đó, mọi người chỉ nói về cuộc bầu cử Giáo hoàng. Trong khoảng 1.200 năm đầu tiên của lịch sử Giáo hội, người kế nhiệm Thánh Phêrô, với tư cách là Giám mục Rôma, thực tế đã được bầu với sự tham gia của cộng đồng địa phương. Hàng giáo sĩ lựa chọn những ứng viên do các tín hữu đề xuất và Đức Giáo hoàng được các giám mục chọn. Từ thế kỷ thứ IV đến thế kỷ thứ XI, cuộc bầu cử cũng bị ảnh hưởng bởi vấn đề tác động bên ngoài: các hoàng đế Rôma, những người theo Carolingiens và những người khác đã cố gắng bằng nhiều cách khác nhau để kiểm soát quá trình bầu chọn giáo hoàng.
Nguồn gốc của mật nghị
Qua nhiều thế kỷ, nhiều thay đổi đã diễn ra và định hình nên cấu trúc của mật nghị cho đến ngày nay. Người đầu tiên can thiệp vào vấn đề này là Đức Giáo hoàng Nicolas II, vào năm 1059, với sắc chỉ In nomine Domini. Văn bản này sẽ hạn chế quyền bỏ phiếu bầu Giáo hoàng chỉ dành cho các Hồng y. Tông hiến Licet de vitanda do Đức Alexander III ban hành năm 1179 đã chính thức phê chuẩn điều này. Nó đưa ra yêu cầu phải có đa số hai phần ba số phiếu bầu, một yếu tố quan trọng trong việc bầu Giáo hoàng vẫn tồn tại cho đến ngày nay.
Cuộc bầu cử năm 1268
Năm 1268, mười tám Hồng y đã tụ họp tại Dinh Giáo hoàng ở Viterbo để bầu ra Giáo hoàng mới. Theo nhiều nguồn tư liệu lịch sử, đây là “mật nghị” dài nhất trong lịch sử. Giáo hoàng được bầu sau hai năm chín tháng. Trong suốt thời gian dài này, người dân Viterbo vô cùng tức giận và quyết định nhốt các Hồng y trong Dinh. Các cánh cửa đã được xây tường lại, mái nhà đã được dỡ bỏ. Đức Gregory X, Tổng phó tế của Liège, khi đó đang ở Đất Thánh, cuối cùng đã được bầu. Năm 1274, ngài ban hành Tông hiến Ubi periculum, theo đó mật nghị chính thức được thành lập. Tông hiến này quy định cụ thể rằng mật nghị phải được tổ chức ở một nơi “đóng kín” cả bên trong lẫn bên ngoài.
Mật nghị đầu tiên trong lịch sử
Theo những điều khoản này, mật nghị đầu tiên trong lịch sử, sau khi ban hành Tông hiến Ubi periculum, là mật nghị ở Arezzo năm 1276 với cuộc bầu cử Đức Innocent V. Năm 1621, Đức Grêgôriô XV đã đưa ra nghĩa vụ bỏ phiếu kín và bằng văn bản. Vào năm 1904, Đức Piô X đã cấm cái gọi là quyền độc quyền dưới mọi hình thức. Quyền này là đặc quyền phủ quyết mà Pháp, Tây Ban Nha và Áo được hưởng, cho phép họ loại trừ một hồng y có thể được bầu. Đức Piô X cũng đưa ra nghĩa vụ phải giữ bí mật những gì diễn ra trong mật nghị, kể cả sau cuộc bầu cử, cũng như quy định về việc lưu giữ tài liệu mà chỉ Giáo hoàng mới được phép tiếp cận.
Những thay đổi từ thế kỷ XX đến nay
Sau chiến tranh, Đức Piô XII ban hành Tông hiến Vacantis Apostolicae Sedis vào năm 1945, trong đó đưa ra một số điểm mới. Đặc biệt, kể từ thời điểm Sede Vacante (Trống Tòa), tất cả các Hồng y – bao gồm cả Quốc vụ khanh và các Tổng trưởng các Bộ – đều ngừng thực hiện chức năng của mình, ngoại trừ Hồng y Nhiếp chính, Chánh án Tòa Ân giải Tối cao và Tổng đại diện Rôma. Với tự sắc Ingravescentem Aetatem, Đức Phaolô VI đã quyết định rằng các Hồng y chỉ có thể là cử tri cho đến tuổi 80.
Văn bản luật hiện hành về bầu Giáo hoàng là Universi Dominici Gregis, được Đức Gioan Phaolô II ban hành năm 1996 và được Đức Bênêđíctô XVI sửa đổi năm 2013. Văn bản này quy định, trong số những điều khác, mật nghị sẽ được tổ chức tại Nhà nguyện Sistine, được định nghĩa là “Via Pulchritudinis“, con đường của cái đẹp có khả năng hướng dẫn tâm trí và trái tim hướng tới Đấng Vĩnh Hằng. Tự sắc De Aliquibus Mutationibus in normis de electione Romani Pontificis của Đức Bênêđíctô XVI cũng quy định rằng sau 34 vòng bỏ phiếu mà không có được sự lựa chọn nào, các Hồng y sẽ bỏ phiếu cho hai cái tên nhận được nhiều phiếu bầu nhất ở vòng trước, trong khi vẫn duy trì, ngay cả ở vòng thứ hai, quy tắc đa số hai phần ba, cần thiết để bầu ra vị mục tử mới của Giáo hội hoàn vũ.
Chờ đợi vị Giáo hoàng thứ 267
Các bức bích họa của Michel-Ange canh chừng quá trình bầu chọn Giáo hoàng Rôma. Một chương mới trong lịch sử của Giáo hội sắp mở ra tại Nhà nguyện Sistine. Chính hướng đến “Via Pulchritudinis” này, vẫn còn khóa kín cho đến khi mật nghị diễn ra, mà mọi ánh mắt và hy vọng của thế giới đều hướng về, mong chờ được nhìn thấy khuôn mặt và biết tên của Đức tân Giáo hoàng.
Tý Linh
(theo Amedeo Lomonaco – Vatican News)
Tags: Phanxicô-I
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- ĐHY SANDRI: ĐỨC PHANXICÔ ĐỂ LẠI DI SẢN VỀ SỰ PHỤC VỤ VÀ TẦM NHÌN
- LỊCH SỬ MẬT NGHỊ HỒNG Y, TỪ THỜI TRUNG CỔ ĐẾN NGÀY NAY
- PHIÊN HỌP CHUNG LẦN 7: CÁC HỒNG Y XIN CÁC TÍN HỮU CẦU NGUYỆN
- TỔNG THƯ KÝ LIÊN HỢP QUỐC TƯỞNG NHỚ ĐỨC GIÁO HOÀNG PHANXICÔ
- CÁC HỒNG Y CÔNG NHẬN QUYỀN BỎ PHIẾU CỦA TẤT CẢ CÁC HỒNG Y CỬ TRI TRONG MẬT NGHỊ
- PHIÊN HỌP CHUNG LẦN 6: MẬT NGHỊ PHẢI MỞ RA CHO SỰ TỰ DO CỦA CHÚA THÁNH THẦN
- ĐHY GAMBETTI : ĐỨC PHANXICÔ ĐÃ MỞ GIÁO HỘI RA CHO TẤT CẢ MỌI NGƯỜI
- MẬT NGHỊ: AI SẼ BẦU GIÁO HOÀNG TIẾP THEO
- TÍNH HIỆP HÀNH THEO ĐỨC PHANXICÔ
- CÁC HỒNG Y THÔNG BÁO THÁNH LỄ TIỀN MẬT NGHỊ
- HỒNG Y BECCIU SẼ KHÔNG THAM DỰ MẬT NGHỊ HỒNG Y
- ĐHY REINA MONG ĐỢI MỘT MỤC TỬ DẪN DẮT DÂN CHÚA CÙNG NHAU BƯỚC ĐI
- BỘ PHIM “CONCLAVE” CÓ PHẢN ÁNH CHÍNH XÁC NHỮNG GÌ SẼ XẢY RA Ở RÔMA TRONG NHỮNG NGÀY TỚI KHÔNG?
- PHIM “MẬT NGHỊ HỒNG Y”: NHẬT BÁO “LA CROIX” PHÂN RÕ THẬT GIẢ TRONG KỊCH BẢN PHIM
- MẬT NGHỊ HỒNG Y SẼ BẮT ĐẦU VÀO THỨ TƯ, NGÀY 7 THÁNG NĂM
- BÀI GIẢNG CỦA ĐHY PAROLIN TRONG THÁNH LỄ KÍNH LÒNG CHÚA THƯƠNG XÓT, CẦU HỒN CHO ĐỨC CỐ GIÁO HOÀNG PHANXICÔ: ĐÓN NHẬN KHO TÀNG QUÝ GIÁ MÀ ĐỨC PHANXICÔ ĐÃ ĐỂ LẠI
- VIDEO TRỰC TUYẾN THÁNH LỄ CẦU HỒN CHO ĐỨC CỐ GIÁO HOÀNG PHANXICÔ
- TẠI SAO CÓ MỘT CUỐN SÁCH ĐƯỢC MỞ RA TRÊN QUAN TÀI CỦA ĐỨC GIÁO HOÀNG PHANXICÔ?
- UCRAINA, HÒA BÌNH NGANG QUA ĐỀN THỜ THÁNH PHÊRÔ
- BÀI GIẢNG THÁNH LỄ AN TÁNG ĐỨC CỐ GIÁO HOÀNG PHANXICÔ : «LÒNG THƯƠNG XÓT VÀ NIỀM VUI CỦA TIN MỪNG LÀ HAI TỪ KHÓA CỦA ĐỨC GIÁO HOÀNG PHANXICÔ»