LIÊN HIỆP QUỐC : TOÀ THÁNH NHẤN MẠNH « CÁI GIÁ CON NGƯỜI PHẢI TRẢ » CHO VIỆC TÀN PHÁ RỪNG
Ý thức về « cái giá con người phải trả cho việc tàn phá rừng » và « những hậu quả sâu xa và cụ thể » của nó cách riêng đối với người nghèo và người dễ bị tổn thương nhất : đó là ước muốn của Đức cha Gabriele Caccia, quan sát viên thường trực của Tòa Thánh tại Liên Hiệp Quốc.
Đức cha Caccia, Khâm sứ Tòa Thánh, đã tham luận tại khóa họp thứ 16 của Diễn đàn LHQ về Rừng, ngày 26/4/2021, ở New York. Nhấn mạnh « mối liên hệ giữa sức khỏe rừng và sức khỏe nhân loại », ngài khuyến khích « đáp lại cả những nhu cầu cấp bách của thế giới tự nhiên và những nhu cầu của gia đình nhân loại ».
Vị đại diện Tòa Thánh cũng đã gợi lên « khu rừng lớn nhất thế giới » là vùng panamazone và đồng thời kêu gọi quan tâm nhiều hơn đến « tiếng nói » của các dân tộc bản địa vốn là những dân tộc « bị tác động trực tiếp nhất bởi sự tàn phá rừng ».
Dưới đây là bài tham luận của ngài :
« Tòa Thánh vui mừng tham gia vào khóa họp lần thứ 16 này của Diễn đàn Liên Hiệp Quốc về Rừng. Chúng tôi chúc mừng định hướng thực tiễn của nó và hy vọng rằng nó sẽ mang lại những biện pháp cụ thể để thể hiện những mục tiêu bảo vệ rừng trong thực tế.
Rừng làm nên một chiều kích quan trọng của thế giới tự nhiên. Nó đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì các hệ sinh thái mong manh, cải thiện môi trường và đóng góp vào việc giảm thiểu biến đối khí hậu…. Đồng thời, Tòa Thánh khuyến khích Diễn đàn đặc biệt ý thức về cái giá con người phải trả cho việc suy thoái rừng. Nhiều anh chị em của chúng ta phụ thuộc vào rừng để có nhà cửa, phương tiện sinh tồn, an toàn lương thực, kinh doanh lâm nghiệp và bảo tồn di sản tinh thần và văn hóa của mình. Việc suy thoái rừng và việc coi thường hoàn toàn tác động của hoạt động con người lên sức khỏe của rừng đã có những hậu quả sâu xa và cụ thể đối với gia đình nhân loại, cách riêng đối với người nghèo và những người dễ bị tổn thương nhất.
Trong công việc của chúng ta và của Diễn đàn, Kế hoạch chiến lược về Rừng của LHQ là « một cái khung quy chiếu cho các hành động đầy tham vọng và có tính biến đổi » (1). Những hành động này phải đáp lại cả những nhu cầu cấp bách của thế giới tự nhiên và của gia đình nhân loại …. Như Đức Giáo hoàng Phanxicô đã nói, « sức khỏe của nhân loại không thể tách rời với sức khỏe của môi trường mà chúng ta sống » (2). Việc nhìn nhận rõ ràng về mối liên hệ giữa sức khỏe rừng và sức khỏe nhân loại làm vang vọng lại chủ đề Ngày quốc tế về Rừng của năm nay có tựa đề « Phục hồi rừng : con đường hướng đến sự phục hồi và hạnh phúc ». Ngôi nhà chúng của chúng ta là di sản chung của chúng ta. Chúng ta phải chia sẻ nó không phải trong một tinh thần cạnh trạnh nhưng là trong một tinh thần huynh đệ lẫn nhau và quản lý có trách nhiệm, bằng cách nâng đỡ và bảo vệ lẫn nhau.
Thưa Bà Chủ tịch,
Đức Giáo hoàng Phanxicô đã nhận xét rằng « cơn đại dịch đã dẫn chúng ta đến một ngã ba đường. Chúng ta cần phải nắm lấy thời điểm có tính quyết định này để chấm dứt các mục tiêu và hoạt động dư thừa và hủy hoại của chúng ta, và để vun trồng các giá trị, những mối liên hệ và các hoạt động mang lại sự sống » (3). Các chủ đề ưu tiên 16 và 17 của Diễn đàn về Rừng nhắm đến điều đó : quan tâm đến một loạt các vấn đề tự nhiên, kinh tế, xã hội, môi trường, khoa học, kỹ thuật và quản trị vốn phải được đề cập nếu chúng ta muốn giải quyết một cách toàn diện các vấn đề phức tạp mà chúng ta đang đương đầu.
Vào năm 2019, Đức Giáo hoàng Phanxicô đã triệu tập một thượng hội đồng, một cuộc họp tham khảo các Giám mục, cùng với sự tham dự của các chuyên viên và các đại diện của các dân tộc bản địa, về vùng panamazone, nơi có khu rừng lớn nhất thế giới. Ngài đã lôi kéo sự chú ý đến các mối lo ngại về sinh thái, môi trường và con người của vùng này, và đã diễn tả những mục tiêu để bảo vệ và làm triển nở các hệ sinh thái tự nhiên và sinh thái nhân bản. Đang khi Diễn đàn đang làm việc để tìm ra những giải pháp cụ thể trong vùng này và rộng lớn hơn nữa, thì chúng ta hãy quan tâm đến những tiếng nói của những người bị tác động cách trực tiếp nhất bởi sự suy thoái rừng, để chúng ta có thể khôi phục các khu rừng của chúng ta trên những căn nguyên vững chắc và đồng thời tiến triển trên con đường của sự phục hồi toàn diện và hạnh phúc…. »
—————————————
(1) E/CN.18/2021/3, page 2.
(2) Giáo hoàng Phanxicô, Diễn văn cho các tham dự viên cuộc Gặp gỡ các Cộng đoàn Laudato si’, ngày 12/9/2020.
(3) Giáo hoàng Phanxicô, Ngày thế giới cầu nguyện cho việc bảo vệ công trình tạo dựng, 1/9/2020.
—————————–
Tý Linh chuyển ngữ
(theo ZENIT)
ONU : le Saint-Siège souligne le « coût humain » de la déforestation
Tags: Môi-trường, Phanxicô-I
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- CHA TÂN GIÁM TỈNH XUÂN BÍCH TỈNH PHÁP DÂNG LỄ TẠ ƠN TẠI GIÁO XỨ SAINT-SULPICE
- ĐỨC THÁNH CHA VẪN NGUY KỊCH NHƯNG KHÔNG CÓ CƠN SUY HÔ HẤP MỚI
- ĐỨC PHANXICÔ CẢM ƠN VỀ SỰ CHĂM SÓC VÀ LỜI CẦU NGUYỆN
- ĐÊM YÊN BÌNH CỦA ĐỨC PHANXICÔ
- CHA TRYPHON BONGA, TÂN BỀ TRÊN GIÁM TỈNH CỦA CÁC LINH MỤC XUÂN BÍCH TỈNH PHÁP
- ĐỨC PHANXICÔ BỊ CƠN ĐAU HÔ HẤP VÀO BUỔI SÁNG
- ĐHY PAROLIN LẤY LÀM TIẾC TRƯỚC “SỰ SUY ĐOÁN VÔ ÍCH” VỀ VIỆC TỪ CHỨC CỦA ĐỨC GIÁO HOÀNG
- GIÁO THUYẾT CỦA GIÁO HỘI CÔNG GIÁO CÓ PHẢI LÀ BẤT BIẾN KHÔNG?
- ĐỨC PHANXICÔ ĐÁP ỨNG ĐIỀU TRỊ, NHƯNG VẪN CÒN NGUY HIỂM
- SỨC KHỎE CỦA ĐỨC PHANXICÔ ĐỠ HƠN
- BỆNH VIÊM PHỔI HAI BÊN, CĂN BỆNH MÀ ĐỨC PHANXICÔ MẮC PHẢI LÀ GÌ?
- ĐỨC PHANXICÔ VẪN VUI VẺ BẤT CHẤP BỊ VIÊM PHỔI CẢ HAI BÊN
- “ORDO AMORIS” LÀ GÌ?
- J.D. VANCE TRÁI NGƯỢC VỚI ĐỨC PHANXICÔ: “LIỆU TRẬT TỰ CỦA TÌNH YÊU CÓ BIỆN MINH CHO VIỆC TRỤC XUẤT NGƯỜI NƯỚC NGOÀI KHÔNG?”
- NĂM THÁNH CỦA CÁC NGHỆ SĨ VÀ THẾ GIỚI VĂN HOÁ: BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ
- ANNE LÉCU: “CÀNG QUAN TÂM ĐẾN THÁNH KINH, CHÚNG TA CÀNG QUAN TÂM ĐẾN CON NGƯỜI”
- KHỔ HÌNH KHỦNG KHIẾP CỦA THÁNH NỮ APOLLINA
- ĐHY PAROLIN PHẢN ĐỐI VIỆC TRỤC XUẤT NGƯỜI PALESTINE KHỎI GAZA
- THÁNH KINH THỰC SỰ NÓI GÌ VỀ TIẾNG CƯỜI?
- THÁNH KINH: LOẠT VIDEO CHỐNG LẠI NHỮNG LỐI GIẢI THÍCH SAI LẠC