LINH HƯỚNG TRONG TRUYỀN THỐNG XUÂN BÍCH
Tầm quan trọng
Trong Giáo Hội, việc linh hướng là một đòi hỏi chung (xem Giáo luật 1983, khoản 239, 2 và 246, 4). Đối với đường lối sư phạm của Xuân Bích và trong trường phái Tu đức Pháp, từ lâu đời, việc linh hướng đã đặc biệt chiếm một vị trí quan trọng trong việc đào tạo linh mục. Hiến Pháp Xuân Bích đề cập đến việc linh hướng như là một trong những đặc tính thiết yếu của sư phạm Xuân Bích (xem khoản 14, 3° và 4°).
Trong các chủng viện do Xuân Bích hướng dẫn, việc linh hướng được xem như là một yếu tố chủ yếu của việc đào tạo linh mục. Thường được liên kết với việc xưng tội, linh hướng là một trong những phương thế quan trọng trợ giúp cho sự tiến triển hướng đến Thiên Chúa và duy trì sự tiến triển này trong sự phụ thuộc vào Chúa Thánh Thần và Giáo Hội của Ngài.
Linh hướng cấu thành một yếu tố quan trọng của việc đào tạo linh mục. Chủng viện không chỉ là một trường học hay là một nơi học việc ; nơi mỗi ứng viên linh mục, chủng viện muốn đào tạo nên « con người nội tâm », có khả năng nhận ra những khía cạnh của Thánh Thần trong Chúa Kitô và đáp trả ở đó, và như thế có khả năng « bước vào thiên chức linh mục bằng cánh cửa của ơn gọi » (J.J. Olier, Hồi Ký 3, 324).
Linh hướng không chỉ là lòng tin tưởng dành cho một người từng kinh nghiệm, theo kiểu khôn ngoan nhân loại. Nhân danh chính Giáo Hội, người hướng dẫn là chứng nhân và là người tôi tớ của hoạt động của Thánh Thần nơi người đang chuẩn bị cho thừa tác vụ của Tin Mừng. Mối tương quan này không bao hàm một sự hỗ tương giữa các thái độ và sự phục vụ. Thế nhưng, nó ngụ ý một sự hợp tác giữa người hướng dẫn và người thụ hướng để phân định các thôi thúc của Chúa Thánh Thần, Vị Linh Hướng đích thực của các tâm hồn. Nó không thể sinh hoa trái nếu không có một sự cởi mở toàn diện.
Các mục tiêu
+ Mục đích của việc linh hướng trong thời gian ở Chủng viện là giúp các chủng sinh sống trong Thánh Thần và lớn lên trong sự tự do mà Thánh Thần trao ban. Vì liên quan đến các ứng viên linh mục, nên việc linh hướng sẽ phải cho phép họ :
– kiểm chứng tính đích thực của ơn gọi và lời đáp trả ;
– tiến tới chức linh mục trong sự tự do, sự sáng suốt và cách ứng trực sẵn sàng ;
– thực thi thừa tác vụ trong sự ngoan ngoãn với Chúa Thánh Thần bằng cách đảm nhận cách tự do các chiều kích khác nhau của thừa tác vụ này ;
– đảm bảo những điều kiện của lòng trung tín và sự phong nhiêu của thừa tác vụ.
+ Thực thi thừa tác vụ trong Giáo Hội ngụ ý sự dấn thân cá nhân của một người đang nắm trong tay đời sống nhân bản và Kitô hữu. Tiếp đến, linh hướng ở chủng viện sẽ phải giúp đỡ chủng sinh sống trách nhiệm làm người của mình và định vị như là một Kitô hữu chủ động trong đời sống và sứ mệnh của Giáo Hội. Như thế, việc trở về với kinh nghiệm trong cuộc đối thoại của việc linh hướng phải nhắm đến :
– sự trưởng thành tâm lý và xã hội ;
– củng cố đời sống Kitô hữu cho đến trong chiều kích đối thần của nó ;
– đưa vào những phương thế cho sự tăng trưởng này.
+ Linh hướng là một nơi đào tạo thiêng liêng tích cực ; nó bao gồm một phần giáo huấn. Nhưng đặc biệt nó là nơi thống nhất nhân vị theo Thánh Thần của Chúa Kitô, trong mối tương quan của con người với Thiên Chúa, với anh em, với Giáo Hội và với thừa tác vụ trong Giáo Hội.
+ Như là kinh nghiệm nền tảng, được kêu gọi theo đuổi dưới một hình thức thích hợp sau khi phong chức, việc linh hướng cũng phải trợ giúp linh mục tương lai đảm bảo việc phục vụ mục vụ lắng nghe và đối thoại cá nhân.
Bản chất của tương quan giữa người linh hướng và người thụ hướng
Nhiệm vụ đầu tiên của cha linh hướng là giúp đỡ các chủng sinh tiến bộ trong đời sống đức tin. Ngài không được áp đặt cho họ phán đoán riêng của mình, nhưng ngài làm nổi bật các yếu tố có thể soi sáng cho một quyết định cá nhân, được gợi hứng bởi lòng trung tín với ý muốn của Thiên Chúa.
Nhằm giúp đỡ người linh mục tương lai lớn lên cách tự do với tư cách là người chịu phép Rửa và là con cái của Thiên Chúa, cha linh hướng cố gắng đón tiếp họ như họ là, lắng nghe họ, trước hết cách vô điều kiện, rồi bằng cách gợi ý cho họ một số tiến bộ. Ngài chấp nhận con linh hướng với những phẩm chất và khuyết điểm, với những niềm vui và những khó khăn của họ. Ngài giúp con linh hướng nhận biết chính mình, khuyên bảo họ lúc thích hợp, dưới ánh sáng của Phúc Âm. Ngài động viên họ vượt qua bản thân bằng cách tiếp nhận họ ở nơi mà họ là, không đốt giai đoạn và không để họ bị giam hãm. Ngài khuyến khích con linh hướng rất thường xuyên. Đôi khi, ngài giám sát họ, về lòng trung tín với Phúc Âm, hay nhắm đến tính hiện thực của phán đoán và của hành động. Ngài trợ giúp con linh hướng sáp nhập các khía cạnh đa dạng của việc đào tạo của họ vào vai trò mục tử của họ. Sau cùng, ngài thúc giục con linh hướng có những quyết định và đi đến hành động.
Trên hết, cha linh hướng để tâm cộng tác với Chúa Thánh Thần để con linh hướng thủ đắc được một đời sống cầu nguyện đích thực, để họ trung thành với những hình thức suy niệm hay cầu nguyện thích hợp với họ, để họ tiến bộ trên những nẻo đưởng mà Thiên Chúa dẫn dắt họ, đến độ, dần dần, một tình bạn cá nhân với Chúa cũng như một đức ái mục vụ đích thực thấm nhập toàn thể sinh hoạt của họ.
Đối với chủng sinh, linh hướng cũng là một phương tiện chủ yếu mà họ có để phân định ơn gọi riêng của mình. Chắc chắn, chính đương sự cuối cùng mang lấy trách nhiệm về đơn xin gọi mà đương sự đệ trình, nhưng nếu đương sự tiến đến việc phong chức bất chấp ý kiến rõ ràng trái ngược của cha linh hướng, thì đương sự phạm phải một sự thiếu khôn ngoan nghiêm trọng, và như thế cha linh hướng sẽ có lý do áp buộc đương sự đổi cha linh hướng.
Con linh hướng vẫn luôn có tự do đổi cha linh hướng nếu họ không còn tin tưởng vào những chỉ dẫn của người hướng dẫn. Họ sẽ không yêu cầu một sự thay đổi như thế vì tính thất thường, nhưng vì những lý do chính đáng : thiếu sự tự do cần thiết với cha linh hướng hay xác tín rằng không được soi sáng và khích lệ đủ bởi những ý kiến của ngài.
Thông thường, con linh hướng xưng tội với cha linh hướng của mình, nhưng họ luôn có tự do xưng tội với một cha khác nếu họ muốn. Thế nhưng họ cần nhớ rằng nếu cha linh hướng của họ không biết được một số khuyết điểm được xưng với một linh mục khác, thì ý kiến của ngài đối với việc phong chức sẽ mất đi giá trị của nó.
Đối với con linh hướng, vấn đề không phải là phó mặc việc định hướng đời mình cho một người khác, trút gánh trách nhiệm và những quyết định, nhưng là đặt mình dưới sự hướng dẫn của Thánh Thần của Chúa Kitô trong suốt cuộc sống của mình. Việc thực hành linh hướng được xây dựng trên niềm tin vào sự hiện diện chủ động này của Chúa Thánh Thần mà ta tìm cách nhận ra hành động và tiêng gọi của Ngài. Cuộc đối thoại trung thực và tin tưởng với cha linh hướng tránh lẫn lộn những cái nhìn và ước muốn riêng của mình với ánh sáng và những đòi hỏi/mời gọi của Thánh Thần của Chúa Kitô.
Trong lãnh vực đức trong sạch và sự độc thân vì Nước Trời, cha linh hướng sẽ giúp cho con linh hướng của mình thủ đắc được một sự trưởng thành vững chắc về tính dục và tình cảm. Ngài sẽ không khuyên con linh hướng theo con đường chức linh mục nếu họ tỏ ra không có khả năng đối với đức trong sạch, quân bình trong sự độc thân. Vị linh hướng cần nhớ rằng một thời gian tu luyện, đủ lâu dài, được sống mà không có sự căng thẳng bất thường, là cần thiết trước mọi dấn thân, trước nghi thức tiếp nhận, do đó còn trước cả việc phong chức Phó tế nữa. Họ cũng nhớ rằng sự vắng mặt các khó khăn, một số thinh lặng về đời sống tình cảm có thể che đậy những khó khăn không được giải quyết.
Bên cạnh việc giáo dục đức tin và đức ái mà được thực hiện vào những biến cố lớn nhỏ của đời thường, cha linh hướng sẽ trợ giúp con linh hướng thủ đắc các kiến thức về thần học tu đức vững chắc và được tiêu hóa tốt, thích nghi và bổ túc những gì được đề nghị trong các môn học tu đức hay nơi những cuộc huấn đức của Bề trên và của những người dẫn dắt. Ngài sẽ lưu tâm hướng dẫn đọc sách cá nhân mà người linh mục tương lai phải thực hiện từ các bậc thầy tu đức, chăm lo làm sao cho đến khi kết thúc việc huấn luyện, con linh hướng đã tiếp xúc được với các bản văn chủ yếu.
Các phẩm chất và nghĩa vụ của cha linh hướng có thể được tóm kết như sau : lắng nghe, nhân từ, cương nghị, cầu nguyện cho mỗi con linh hướng, kiên nhẫn khoan dung, phục vụ cho một sự tiến bộ hiện thực, tôn trọng tự do, ưu tư đến chân lý trong lời nói và trong tương quan với Thiên Chúa. Ngài không được chiếm hữu, cũng không tìm cách áp đặt tu đức riêng của mình, nhưng đảm bảo sự cởi mở cho chính Thiên Chúa và Lời của Ngài. Ngài phải giúp đỡ con linh hướng trong sự phân định các thần khí và huấn luyện họ trong sự phân định này. Ngài phải có một ý thức sống động về vai trò của Chúa Thánh Thần nơi con linh hướng và nơi chính cha linh hướng.
Liên quan đến việc linh hướng, về sự tế nhị của sự kín đáo, cha linh hướng tuân thủ những gì được yêu cầu đối với việc giải tội, dù phải lưu tâm đến sự khác biệt giữa hai bên. Nhất là ở Hội đồng, cha linh hướng không bao giờ phát biểu về con linh hướng của mình, dù để buộc tội hay để bảo vệ họ.
Linh hướng được bổ sung cách hữu ích bằng những hình thức chia sẻ thiêng liêng khác nhau : các chủng sinh có nhiều điều phải tiếp nhận từ một sự trao đổi trung thực lẫn nhau. Thế nhưng, việc linh hướng vẫn là hàng đầu, vì chủng viện là một giai đoạn đào tạo và bước vào trong một truyền thống. Vả lại, nếu, trong thừa tác vụ linh mục, sự cởi mở và chia sẻ lẫn nhau trong một êkíp là những phương thế nâng đỡ thiêng liêng có hiệu lực, thì chúng không xóa bỏ nhu cầu linh hướng. Linh mục hay vị linh mục tương lai phải luôn cần đến sự kiểm tra sự chân thành và ngay thẳng của việc tìm kiếm Thiên Chúa cách cá nhân nhất của họ bởi một chứng nhân của Giáo Hội.
Cũng hữu ích việc dùng đến các hình thức giúp đỡ cá nhân khác : lời khuyên nhủ thiêng liêng, tâm lý, sự trợ giúp trị liệu… Ứng viên linh mục như thế sẽ có thể hiểu biết mình rõ hơn, lãnh lấy trách nhiệm về các định hướng và cuộc sống của mình cách sáng suốt hơn, đề cập những vấn đề của mình cách thích hợp nhất. Những hình thức trợ giúp này không thay thế cho việc linh hướng, vì linh hướng có những nét đặc thù của nó, đặc biệt là đặc tính kín đáo.
Nếu việc phân định ơn gọi hưởng được những yếu tố đa dạng này, thì, chung cuộc, nó thuộc về một phán đoán khôn ngoan được hình thành trong đức tin, mà cha linh hướng là vị hướng dẫn và là người bảo đảm không thể thiếu được.
Tác vụ linh hướng đòi hỏi một sự chuẩn bị nghiêm chỉnh. Sự chuẩn bị này đòi hỏi một đời sống thiêng liêng cá nhân sâu xa và một kinh nghiệm mục vụ. Nó cũng bao gồm một đường lối đào tạo sư phạm thích hợp. Mỗi cha linh hướng phải có ưu tư canh tân khả năng của mình và chứng thực phẩm chất của việc linh hướng mà ngài đảm bảo, hoặc bằng cách tham vấn ý kiến của một vị linh hướng khôn ngoan và có kinh nghiệm, hoặc bằng việc tham dự vào một suy tư chung liên quan đến tác vụ này.
Nội dung trao đổi
Ở đây, sự tự do lớn lao nhất là quy luật và con linh hướng phải có thể đề cập những chủ đề của riêng mình và những vấn đề mình bận tâm hay ưu tư. Thế nhưng, sự tự do này không thể được dùng để che đậy sự trốn chạy trước những vấn đề khó khăn hay từ chối nhìn vào đời sống riêng của mình.
Cuộc nói chuyện sẽ phải đề cập đến một số chủ đề :
– Nhìn lại lịch sử bản thân, bối cảnh gia đình và một số thời điểm chính của bản thân.
– Các hoàn cảnh mà hiện nay con linh hướng đang đương đầu.
– Cái nhìn về những ước muốn và những dự phóng, những chọn lựa và những quyết định (cập nhật các động cơ và thanh lọc cá ước muốn).
– Mối tương quan với tha nhân và đời sống tương quan, bao gồm cả những gì chạm đến các tương quan với thẩm quyền và trong đời sống cộng đoàn.
– Khả năng diễn đạt và truyền đạt.
– Đời sống cầu nguyện : dẫn vào cầu nguyện và thực hành cầu nguyện, mối liên hệ của việc cầu nguyện với đời sống và thừa tác vụ.
– Việc sử dụng các phương tiện của đời sống thiêng liêng và việc dùng thường xuyên các bản văn tu đức.
– Thực hành cá nhân các bí tích (Thánh Thể, Sám Hối).
– Đời sống tình cảm và khả năng sống độc thân, với những điều kiện của một cuộc sống trong sự độc thân.
– Các nghiên cứu thần học như là lương thực của đức tin cá nhân.
– Kinh nghiệm tông đồ hiện nay và việc học tập mối tương quan và các khả năng mục vụ.
Sự kín đáo
Linh hướng là nơi mà ta có thể nói tất cả, thổ lộ tất cả mà không sợ hãi gì. Bí mật này là một đảm bảo quan trọng dành cho ứng viên cho sự tư do phát biểu, tự do lương tâm và cuối cùng phục vụ cho sự tự do thiêng liêng của ứng viên trước nhan Thiên Chúa. Cha linh hướng buộc phải giữ kín đáo tất cả những gì thuộc về tương quan linh hướng.
(Lm. Võ Xuân Tiến chuyển ngữ và biên soạn theo các tài liệu của Hội Linh Mục Xuân Bích : « Directoire spirituel pour la formation au ministère presbytéral » (năm 1985); « Former des prêtres aujourd’hui » (năm 1983)).
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- HOA KỲ: TẠI SAO ĐỨC CHA ROBERT BARRON, NGÔI SAO LOAN BÁO TIN MỪNG TRÊN INTERNET, LẠI MUỐN THÀNH LẬP MỘT DÒNG TU?
- NHỮNG NHÂN VẬT TÔN GIÁO NÀO CẦU NGUYỆN CHO DONALD TRUMP TRONG LỄ NHẬM CHỨC CỦA ÔNG?
- ĐỨC THÁNH CHA VIẾT THƯ CHO TỔNG THỐNG DONALD TRUMP
- MỘT NỮ TU SẼ ĐƯỢC BỔ NHIỆM LÀM CHỦ TỊCH PHỦ THỐNG ĐỐC THÀNH VATICAN
- CÁI CHẾT CỦA CHA PONCHAUD, CHỨNG NHÂN VĨ ĐẠI CỦA LỊCH SỬ CAMPUCHIA
- BỘ GIÁO LÝ ĐỨC TIN: HUẤN THỊ VỀ MỘT VÀI KHÍA CẠNH CỦA “THẦN HỌC GIẢI PHÓNG”
- Ở BA LAN, MỘT KIẾN NGHỊ NHẰM XÓA BỎ VIỆC GIẢI TỘI CHO TRẺ VỊ THÀNH NIÊN
- BÀI HÁT: CÚI LẠY CHÚA TÔI
- VỤ CHA PIERRE: HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC XIN TÒA ÁN MỞ CUỘC ĐIỀU TRA
- ĐỨC THÁNH CHA MỜI GỌI CÁC LINH MỤC ARGENTINA HÃY TIÊU HAO VÌ TIN MỪNG
- CUBA THẢ TÙ NHÂN, HOAN NGHÊNH SỰ TRUNG GIAN HÒA GIẢI CỦA TÒA THÁNH
- BÀI GIÁO LÝ VỀ TRẺ EM. NHỮNG NGƯỜI ĐƯỢC CHÚA CHA YÊU QUÝ NHẤT. BÀI 2
- HĐGM Ý GIẢI THÍCH CÁC CHUẨN MỰC CỦA RÔMA LIÊN QUAN ĐẾN ĐÀO TẠO LINH MỤC
- JOE BIDEN TRAO HUÂN CHƯƠNG TỰ DO CỦA TỔNG THỐNG CHO ĐỨC PHANXICÔ
- HÀNH KHÚC GIÁO HOÀNG, BÀI QUỐC CA CHÍNH THỨC CỦA VATICAN DO MỘT NGƯỜI PHÁP SÁNG TÁC
- CÁC ĐẠI SỨ TẠI TÒA THÁNH ĐƯỢC ĐỨC PHANXICÔ CHẤT VẤN
- DIỄN VĂN CỦA ĐỨC PHANXICÔ CHO CÁC THÀNH VIÊN CỦA ĐOÀN NGOẠI GIAO TẠI TÒA THÁNH NHÂN DỊP CHÚC MỪNG NĂM MỚI 2025 : NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA MỘT NỀN NGOẠI GIAO HY VỌNG
- Ở THÁI LAN, CUỘC CHIẾN HÀNG NGÀY CỦA MỘT LINH MỤC CHỐNG LẠI NẠN LAO ĐỘNG TRẺ EM
- CÁI CHẾT CỦA CHA FELIX WILFRED, “MỘT MẤT MÁT LỚN LAO CHO NỀN THẦN HỌC CHÂU Á”
- BÀI GIÁO LÝ VỀ TRẺ EM. NHỮNG NGƯỜI ĐƯỢC CHÚA CHA YÊU QUÝ NHẤT. BÀI 1