LINH MỤC CÓ THỂ NÊN THÁNH KHÔNG? (5)
Đề tài 5: LÀ HIỆN THÂN CỦA CHÚA GIÊSU, VỊ MỤC TỬ TỐT LÀNH
1.Vài ghi chú đặc biệt cho sứ vụ của linh mục hôm nay
– Linh mục sống và hành động in persona Christi (capitis): Chính trong con người của Đức Kitô là Đầu mà linh mục hành động. Là hiện thân của Đức Kitô! Ý nghĩa này xem ra ‘đắt’ hơn cách nói alter Christus (một Đức Kitô khác, Đức Kitô thứ hai!) mà Vatican II đã không bao giờ dùng. In persona Christi xác nhận rõ chỉ có một Mục tử Tốt lành duy nhất là Đức Kitô, và mỗi linh mục là dụng cụ để vị Mục tử Tốt lành ấy tiếp tục hiện diện, yêu thương và phục vụ đoàn chiên của Người. In persona Christi cũng xác nhận chỉ có một công cuộc sứ mạng, là sứ mạng của Thiên Chúa (missio Dei), một Thánh Thần, và một cảm thức Hội Thánh (sentire cum Ecclesia). Với những hàm nghĩa trên, tính hiệp nhất, hiệp thông và liên đới giữa các linh mục với nhau, giữa linh mục với giám mục và với giáo dân được thấy rất rõ.
– Chỉ có một sứ mạng duy nhất là sứ mạng của Thiên Chúa (missio Dei). Sứ mạng ấy được Chúa Giêsu Kitô thực hiện và trao cho Hội Thánh tiếp tục thực hiện trong Chúa Thánh Thần. Mục tiêu của sứ mạng ấy là Nước Trời hay Triều Đại Thiên Chúa. Linh mục khuôn đúc đời sống của mình theo hệ thống giá trị của Triều Đại Thiên Chúa này, và sứ vụ của linh mục phải luôn được định hướng bởi Triều Đại Thiên Chúa này. Tất cả những điều khác trong đời sống và hoạt động của Giáo hội, kể cả bản thân Giáo hội, đều là phương tiện để đạt được mục tiêu Triều Đại Thiên Chúa. Đây cũng là mối tương quan giữa tính cơ chế và tính đặc sủng của Hội Thánh. Cơ chế phục vụ cho đặc sủng, chứ không ngược lại.
– Trong mục vụ, lưu ý những ý thức hệ đặc biệt nguy hiểm: (1) Kitô giáo bị biến thành một tổ chức phi chính phủ (NGO), vì bị tước mất đặc tính thần bí của nó, tức bị tước mất cảm thức ân sủng và mối tương quan cá vị với Chúa. (2) Nhân danh một chủ trương đạo đức nào đó, hay thượng tôn một lý tưởng thánh thiện nào đó để biện minh cho thái độ thờ ơ trước những bất công nghiêm trọng trong xã hội (x. Gaudete et exsultate, số 100-101). (3) Chủ nghĩa khoái lạc và chủ nghĩa tiêu thụ có thể chứng minh sự suy thoái của chúng ta. Chúng ta sẽ khó cảm nhận và thể hiện quan tâm thật sự đối với những người túng quẫn, trừ phi chúng ta có thể sống một đời sống giản dị, chống lại những đòi hỏi sôi sục của một xã hội tiêu thụ, vốn chỉ làm cho chúng ta suy kiệt. Cũng vậy, khi chúng ta để cho mình bị cuốn lấy trong những thông tin hời hợt, trong những phương tiện truyền thông tức thời và thế giới ảo, chúng ta có thể lãng phí thời giờ quí báu và trở thành thờ ơ trước xác thịt đau đớn của anh chị em mình (x. GE 108).
– Chúng ta có thể tưởng rằng mình tôn vinh Thiên Chúa chỉ qua việc thờ phượng và cầu nguyện, hay đơn giản chỉ qua việc tuân thủ một số qui tắc đạo đức nào đó. Nhưng chúng ta không được quên rằng tiêu chuẩn tối hậu theo đó chúng ta được phán xét chính là những gì chúng ta làm cho tha nhân. Cầu nguyện là quí nhất, bởi vì cầu nguyện giúp nuôi dưỡng sự dấn thân cho tình yêu hằng ngày. Cách tốt nhất để phân định xem việc cầu nguyện của chúng ta có chân thực hay không, đó là xét xem mức độ mà đời sống chúng ta được biến đổi trong ánh sáng của lòng thương xót, và lòng thương xót là sự viên mãn của công lý và là sự thể hiện sáng tỏ nhất sự thật của Thiên Chúa. Đứng trước câu hỏi những hành động nào là cao quí nhất, những công việc bên ngoài nào cho thấy rõ nhất tình yêu đối với Thiên Chúa, Thánh Tôma dứt khoát trả lời rằng đó là những việc làm của lòng thương xót đối với tha nhân, thậm chí hơn cả những việc thờ phượng của chúng ta (x. GE 104-106).
– Năng quyền bí tích của linh mục không được đồng hóa với quyền hành nói chung. Sự đồng hình đồng dạng của linh mục với Ðức Ki-tô là Ðầu không đặt người linh mục lên trên những người khác. Trong Giáo hội, các chức năng “không làm cho người này cao trọng hơn những người khác”. Ngay cả khi chức năng của linh mục thừa tác được kể là “phẩm trật”, chúng ta cũng phải nhớ rằng “chức năng này được lập ra chỉ để phục vụ cho sự thánh thiện của các chi thể Ðức Kitô”. Cốt lõi của chức năng này không được hiểu là quyền thống trị, nhưng là quyền cử hành bí tích Thánh Thể; đâylà nguồn gốc quyền bính của chức linh mục, vốn luôn nhằm phục vụ dân chúng. (x. Evangelii gaudium, 104).
- Gợi ý suy nghĩ, đào sâu thêm
– Thành công hay thất bại trong sứ vụ và đời sống của một linh mục nào đó cũng là thành công hay thất bại của mọi linh mục khác, nhất là trong cùng một giáo phận. Tại sao?
– Nói cho cùng, thế nào là một giáo xứ mạnh và thế nào là một giáo xứ yếu?
-Thành công trong mục vụ có luôn giả thiết thành công trong các công việc cụ thể không? Có thể xảy ra trường hợp nhờ thất bại trong những công việc nào đó mà đạt được thành công lớn hơn trong toàn cảnh mục vụ không?
-Đâu là những biểu hiện thường thấy của não trạng giáo sĩ trị?
-Đức Thánh Cha Phanxicô đặc biệt cảnh giác về tính thế tục thiêng liêng (spiritual worldliness). Tính thế tục thiêng liêng là cái thường ẩn trong vẻ đạo đức hay ngay cả trong tình yêu đối với Giáo hội, nhưng lại nhằm tìm kiếm không phải việc tôn vinh Chúa mà là tìm lợi ích riêng mình. Tính thế tục thiêng liêng có thể chi phối người linh mục trong những hình thức nào?
– Đức Gioan Phaolô II từng nhận định: “Nhiều linh mục ngày nay đắm chìm trong ‘các công việc của Chúa’ mà quên mất ‘Chúa của các công việc’”. Bằng cách nào người linh mục tránh cái bẫy này?
-Đâu là những biểu hiện của chủ nghĩa duy hoạt động (activism)?
-Đâu là những biểu hiện của não trạng công chức (functionalism) nơi người linh mục?
-Tại sao tác vụ Lời Chúa (chức năng giảng dạy) của người linh mục có tầm quan trọng hàng đầu?
-Theo cha, đâu là yếu tố quyết định hàng đầu để có một bài giảng tốt?
-Cha sở nọ nói: “Tôi ở giáo xứ này 15 năm rồi, bây giờ tôi chỉ mới hé môi là người ta đã biết tôi sẽ giảng gì rồi. Họ không hứng thú lắng nghe nữa. Tốt hơn, đức giám mục nên chuyển tôi đến một giáo xứ khác!” Cha nghĩ gì về lời phàn nàn của cha sở này?
-Cha nghĩ gì về việc dâng cúng của những người giàu, đôi khi rất giàu, do làm ăn bất chính?
-“Độc thân linh mục là một cách thế độc đáo để yêu thương, trong đó không có ai và không có gì có thể được chọn lựa ưu tiên trên tình yêu và bổn phận phụng sự Đức Kitô và Hiền Thê của Người là Giáo hội” (James S. Tucker). Hãy nhận xét về định nghĩa ‘độc thân linh mục’ trên đây!
Lm. Giuse Lê Công Đức, PSS.
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- BÀI GIÁO LÝ VỀ CHÚA THÁNH THẦN VÀ HIỀN THÊ – BÀI 14. CÁC ƠN CỦA HIỀN THÊ. CÁC ĐẶC SỦNG, NHỮNG ƠN CỦA CHÚA THÁNH THẦN VÌ ÍCH CHUNG
- SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC PHANXICÔ CHO NGÀY QUỐC TẾ GIỚI TRẺ LẦN THỨ 39 : TÔI XÂY DỰNG CUỘC SỐNG CỦA TÔI TRÊN NHỮNG NIỀM HY VỌNG NÀO ?
- THƯ CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHAN-XI-CÔ VỀ VIỆC KÍNH NHỚ CÁC THÁNH, CHÂN PHƯỚC, ĐẤNG ĐÁNG KÍNH VÀ TÔI TỚ CHÚA CỦA CÁC GIÁO HỘI ĐỊA PHƯƠNG
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT XXXIII THƯỜNG NIÊN NĂM B: MỌI SỰ ĐỀU QUA ĐI, CHÚA KITÔ VẪN CÒN MÃI
- TÀI LIỆU CHUNG KẾT THƯỢNG HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC LẦN THỨ XVI
- HÌNH ẢNH ĐỨC PHANXICÔ ĂN TRƯA VỚI 1300 NGƯỜI NGHÈO
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC PHANXICÔ TRONG THÁNH LỄ CHÚA NHẬT XXXIII THƯỜNG NIÊN NĂM B, NHÂN NGÀY THẾ GIỚI NGƯỜI NGHÈO : XIN ĐỪNG QUÊN NGƯỜI NGHÈO
- “HÃY ĐẾN TẤT CẢ CÁC NHÀ TÙ”
- LAO ĐỘNG: PHÚC LÀNH HAY HÌNH PHẠT THEO THÁNH KINH?
- NÊN THÁNH, ĐÓ LÀ “ĐỂ MÌNH ĐƯỢC BIẾN ĐỔI BỞI SỨC MẠNH CỦA TÌNH YÊU THIÊN CHÚA”
- NGƯỜI CÔNG GIÁO, NHỮNG NHÀ VÔ ĐỊCH HOẠT ĐỘNG TÌNH NGUYỆN Ở PHÁP
- BÀI GIÁO LÝ VỀ CHÚA THÁNH THẦN VÀ HIỀN THÊ – BÀI 13. MỘT BỨC THƯ ĐƯỢC VIẾT BỞI THÁNH THẦN CỦA THIÊN CHÚA HẰNG SỐNG : ĐỨC MARIA VÀ CHÚA THÁNH THẦN
- Ở RÔMA, SỰ TRIỂN LÃM ĐÁNG KINH NGẠC VỀ VƯƠNG CUNG THÁNH ĐƯỜNG THÁNH PHÊRÔ NHỜ TRÍ TUỆ NHÂN TẠO
- NGÀY THẾ GIỚI NGƯỜI NGHÈO: ĐỨC PHANXICÔ SẼ DÙNG BỮA TRƯA VỚI 1.300 NGƯỜI NGHÈO
- SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ CHO NGÀY THẾ GIỚI NGƯỜI NGHÈO LẦN THỨ VIII (2024) : TRỞ THÀNH BẠN HỮU CỦA NGƯỜI NGHÈO
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT XXXII THƯỜNG NIÊN NĂM B: CHỐNG LẠI CÁM DỖ ĐẠO ĐỨC GIẢ
- Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC, BÀI HỌC CỦA ĐỨC PHANXICÔ VỀ KIẾN THỨC BẰNG XƯƠNG BẰNG THỊT
- ĐỐI VỚI ĐỨC PHANXICÔ, HIẾN MÁU LÀ NGUỒN VUI VÀ BẰNG CHỨNG CỦA TÌNH YÊU
- NGƯỜI HÀNH HƯƠNG TRÚT BỎ NHỮNG GÌ THỪA THÃI VÀ TIẾN BƯỚC HƯỚNG TỚI NIỀM HY VỌNG
- BÀI GIÁO LÝ VỀ CHÚA THÁNH THẦN VÀ HIỀN THÊ – BÀI 12. « CHÚA THÁNH THẦN CHUYỂN CẦU CHO CHÚNG TA ». CHÚA THÁNH THẦN VÀ KINH NGUYỆN KITÔ GIÁO