LỜI NGUYỆN (XIN ƠN) CHỮA LÀNH: CÁI NHÌN MỚI CỦA GIÁO HỘI CÔNG GIÁO PHÁP
« Thiên Chúa vẫn còn chữa lành không ? » : đó là chủ đề của cuộc hội thảo đại kết hằng năm diễn ra ở Học viện Công giáo Paris từ ngày 28-30/1/2020. Lâu nay là điểm riêng của phong trào Canh tân đặc sủng, ngày nay những lời cầu nguyện (xin ơn) chữa lành và giải thoát đang nỗ lực trong các giáo phận ở Pháp.
« 480 người đăng ký : chưa bao giờ từng có như thế ! », cha Gilles Drouin, Giám đốc Học viện cao cấp phụng vụ vui mừng cho biết, đây là Học viện đồng tổ chức cuộc hội thảo hằng năm. Các năm trước, các cuộc gặp gỡ đại kết của các thần học gia, ở Paris, có chủ đề « không gian phụng vụ » hay « sự công chính hóa » : những chủ đề ít đại chúng hơn việc chữa lành.
Từ sự thành công của buổi cầu nguyện « chữa lành, giải thoát và an ủi » được chủ sự vào tháng 5/2019 bởi Đức cha Michel Aupetit, Tổng Giám mục Paris (4000 người đã tham dự, ở nhà thờ Saint-Sulpice), đã có những nỗ lực sáng kiến tương tự trên khắp lãnh thổ.
15 buổi cầu nguyện được dự kiến ở Paris từ đây cho đến tháng Sáu, trong khi Đức Giám mục giáo phận Mans sẽ chủ sự một buổi trong la Sarthe, lần đầu tiên, vào ngày 28/3. Đức Giám mục giáo phận Belley-Ars đã làm tương tự ở Ain vào tháng Mười Một, tập họp được 600 người. « Bầu khí ở Lộ Đức, cần phải tìm lại nó nơi các giáo xứ và các giáo phận của chúng ta. Điều đó tiếp xúc với các bất hạnh của thế giới, và củng cố đức tin », Đức cha Hervé Gosselin nhận định, và ngài cũng muốn hằng năm tổ chức một buổi tối trong giáo phận Angoulême của ngài.
Sức khỏe tâm linh
Đối với cha Pierre-Louis Tulasne, linh mục của cộng đoàn Chemin-Neuf, sự hâm mộ này là một dấu chỉ « sức khỏe tâm linh tốt » : « Các giáo phận khám phá rằng các lời cầu nguyện chữa lành là một nơi loan báo tin mừng, vốn cho phép thực hiện một bước hướng về Chúa Kitô ». Cộng đoàn của ngài, phát xuất từ phong trào Canh tân đặc sủng, gần đây đã tổ chức các buổi huấn luyện về chủ đề này, ở Đại hội Truyền giáo và ở giáo phận Paris. Mục đích : đào tạo các nhóm giáo dân và sống đời thánh hiến có khả năng « cầu nguyện cho các anh chị em của họ » và « lắng nghe Chúa Thánh Thần » nhằm chữa lành những người đau khổ về mặt thể lý và tinh thần.
Ngày nay, nếu các giáo phận hỏi ý kiến các cộng đoàn mới, đó là bởi vì chính giữa lòng các cộng đoàn đã phát triển các cuộc tập hợp cầu nguyện này vốn được nảy sinh nơi các môi trường của giáo hội Phúc Âm (Tin Lành). Giáo hội Công giáo từ lâu đã tỏ ra thận trọng đối với các thực hành được cho là « duy cảm » này, và chứa đựng những nguy cơ lệch lạc.
Vậy tại sao có sự quan tâm trở lại ? Lý do đầu tiên thuộc trật tự hình thành : nửa thế kỷ sau khi nó xuất hiện, phong trao Canh tân đặc sủng đã được thể chế hóa ; nhiều Giám mục đã xuất thân từ đó, và do đó quen thuộc với các thực hành như thế. Sự nhấn mạnh của Đức Phanxicô về lòng thương xót và niềm tin bình dân cũng đóng một vai trò. Cuối cùng, việc gia tăng các lời cầu xin dường như đã đẩy Giáo hội đến chỗ phản ứng : « Khi phản ứng trước một y khoa càng ngày càng kỹ thuật hơn, thì tăng lên một nhu cầu quan tâm toàn diện đến con người, trong thân xác, tâm hồn và tinh thần của nó », cha Gilles Drouin nhấn mạnh.
Những người hoạt động mục vụ bị trống rỗng
Đối diện với những yêu cầu này, cũng đến từ những người không thực hành đạo (một số có một căn bệnh không thể chữa khỏi được, số khác nói rằng bị quỷ ám…), những người hoạt động mục vụ có thể thấy mình bị trống rỗng. « Chúng tôi, các thần học gia, phải mang lại cho họ các tiêu chí phân định », Cha Drouin cho biết, và đó cũng là lý do của cuộc hội thảo này.
Xuất bản vào năm 2017 dưới thẩm quyền của Hội đồng Giám mục, cuốn « Sự bảo vệ, sự giải thoát, sự chữa lành » muốn trở nên một « điểm tựa » cho những người hoạt động mục mục này, bằng cách đưa vào danh mục các lời cầu nguyện của phụng vụ Công giáo có liên quan đến ba đề tài này. Nhóm soạn thảo văn kiện đã mang lại độ chục khóa huấn luyện, cách riêng ở những nơi có thể đón tiếp những người đau khôẻ (các đền thánh, các đan viện…).
Nổi bật Thánh Kinh, đề tài về sự chữa lành này không mới mẻ gì trong lịch sử Giáo hội. « Thừa tác vụ chữa lành nằm nơi gien di truyền của Giáo hội », nữ tu Bénédicte Mariolle, dòng nữ tì người nghèo và dạy phụng vụ bí tích, nhắc nhớ. Sơ cũng lưu ý rằng thừa tác vụ này ít rõ ràng nơi các giáo xứ. Không chê bai các cuộc tập hợp cầu nguyện quy mô lớn vốn đang được phát triển hiện nay, sơ Bénédicte cho rằng « chúng ta không thể dừng ở đó » : đối với Sơ, chính trong đời sống Giáo hội thường ngày mà phải quan tâm đến sự đau khổ thể lý và tâm thần. Việc tái khám phá bí tích xức dầu bệnh nhân, vẫn còn quá thường gắn liền với việc cận kề cái chết, có thể là một hướng tìm tòi mới.
———
« Đừng để chuyển sang ma thuật »
Đức cha Luc Crépy, Giám mục Puy-en-Velay
Năm vừa rồi, cùng với các linh mục của giáo phận, chúng tôi đã dành một khóa cho vấn đề thời sự này, là những lời cầu nguyện chữa lành và giải thoát. Ở Puy còn hơn thế nữa, chúng tôi có các khóa Agapè. Vào năm 2015, khi tôi đến, tôi lập tức nhận ra một vấn đề mục vụ ở đây, nhưng cũng có những lệch lạc, nhất là một sự lẫn lộn giữa tâm linh và tâm lý. Tôi đã không muốn dừng các khóa này, nhưng tái xây dựng chúng. Do đó chúng hoạt động lại vào tháng 8/2017, sau 6 tháng gián đoạn. Về những vấn đề này, cần phải canh chừng đừng để chuyển sang ma thuật : khi Thiên Chúa hành động, đó không bao giờ là không có con người.
Tý Linh
(theo nhật báo La Croix)
Tags: Pháp
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- THÁNH LỄ ĐÊM GIÁNG SINH VÀ KHỞI ĐẦU MỘT NĂM ÂN SỦNG, ĐỔI MỚI VÀ HY VỌNG
- HÀNH TRÌNH QUA CÁC NĂM THÁNH NHỜ CÁC SẮC CHỈ TRIỆU TẬP
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT IV MÙA VỌNG NĂM C: TẠ ƠN CHÚA VỀ HỒNG ÂN SỰ SỐNG
- NĂM THÁNH 2025: CẦN PHẢI CÓ THẺ HÀNH HƯƠNG ĐỂ BƯỚC QUA CÁC CỬA THÁNH Ở RÔMA
- DIỄN VĂN CỦA ĐỨC PHANXICÔ CHO GIÁO TRIỀU RÔMA NHÂN DỊP CHÚC MỪNG GIÁNG SINH 2024: HÃY NÓI TỐT CHỨ ĐỪNG NÓI XẤU
- GIÁO TRIỀU RÔMA, BÀI GIẢNG MÙA VỌNG THỨ 3: SỰ CAO CẢ CỦA THIÊN CHÚA LÀ SỰ NHỎ BÉ
- MỤC TỬ TRONG THÁNH KINH, MỘT HÌNH ẢNH VỀ UY QUYỀN VÀ LÒNG NHÂN TỪ
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI NHÓM ÂN NHÂN VIỆT NAM: HỖ TRỢ CÁC CÔNG VIỆC BÁC ÁI ĐÓNG GÓP VÀO VIỆC MANG LẠI NIỀM HY VỌNG
- THÁNH TÍCH CỦA THÁNH TÊRÊSA HÀI ĐỒNG GIÊSU ĐẾN RÔMA NHÂN NĂM THÁNH
- BÀI GIÁO LÝ VỀ NĂM THÁNH 2025. CHÚA GIÊSU KITÔ, NIỀM HY VỌNG CỦA CHÚNG TA. I. THỜI THƠ ẤU CỦA CHÚA GIÊSU. BÀI 1. GIA PHẢ CỦA CHÚA GIÊSU (Mt 1, 1-17). CON THIÊN CHÚA ĐI VÀO LỊCH SỬ
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC THÁNH CHA TRONG THÁNH LỄ CHÚA NHẬT III MÙA VỌNG NĂM C: CHÚNG TÔI PHẢI LÀM GÌ?
- NHỮNG ĐOẠN TRÍCH TỪ CUỐN TỰ TRUYỆN « HY VỌNG » CỦA ĐỨC PHANXICÔ
- ĐỨC PHANXICÔ TIẾT LỘ NGÀI ĐÃ THOÁT KHỎI HAI VỤ MƯU SÁT TRONG CHUYẾN TÔNG DU TỚI IRAK
- ĐỨC PHANXICÔ CA NGỢI CORSE NHƯ MÔ HÌNH CỦA “TÍNH THẾ TỤC LÀNH MẠNH”
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI HÀNG GIÁO SĨ CORSE: “HÃY CHĂM SÓC CÁC BẠN VÀ NGƯỜI KHÁC”
- VIDEO TRỰC TUYẾN CHUYẾN TÔNG DU CORSE
- ĐỨC THÁNH CHA SẼ ĐẾN CORSE ĐỂ KÊU GỌI CẦU NGUYỆN, CÔNG LÝ VÀ TRÁCH NHIỆM
- THƯỢNG HỘI ĐỒNG: ĐỨC THÁNH CHA BỔ NHIỆM CÁC THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG THƯỜNG LỆ, TRONG ĐÓ CÓ HAI PHỤ NỮ
- CHUYẾN TÔNG DU CỦA ĐỨC PHANXICÔ: ĐỐI VỚI ĐA SỐ NGƯỜI PHÁP, ĐỨC PHANXICÔ “ĐÚNG” KHI THÍCH CORSE HƠN NHÀ THỜ ĐỨC BÀ PARIS
- BÀI GIẢNG THỨ 2 TRONG MÙA VỌNG CHO GIÁO TRIỀU RÔMA : TÁI KHÁM PHÁ NIỀM TIN TƯỞNG VÀO THIÊN CHÚA ĐỂ LÀM SỐNG LẠI NIỀM HY VỌNG