« LÒNG THƯƠNG XÓT CỦA THIÊN CHÚA, ĐỀ TÀI CHÍNH YẾU »

Written by xbvn on Tháng Tư 29th, 2013. Posted in Thế Giới, Tý Linh

Trao đổi với Giovanni Maria Vian, giám đốc nhật báo « Osservatore Romano ». Ông phân tích những yếu tố có tính liên tục giữa Đức Bênêđictô XVI và Đức Phanxicô, bất chấp sự khác biệt phong cách.

La Croix : Từ lúc ngài được bầu làm Giáo Hoàng, làm thế nào ông phân tích những đề tài trọng tâm được Đức Phanxicô đề cập trong các bài phát biểu của mình ?

Giovanni Maria Vian : Đức Giáo Hoàng chủ yếu nói về một đề tài, tức là lòng thương xót của Thiên Chúa, và về câu trả lời mà Ngài chờ đợi nơi mỗi người. Khẩu hiệu Giám mục của Ngài, vốn ít được biết tới, là rất hùng hồn : Miserando et eligendo. Nó được rút ra từ một bài giảng của thánh Bêđa Đáng Kính, một đan sĩ của Anh quốc thời Trung Cổ mà, khi giải thích ơn gọi của Matthêu người thu thuế, đã nói rằng Chúa Giêsu đã nhìn ông cách thương xót và đã chọn ông. Cái nhìn này là một tiếng gọi được đưa ra cách kiên nhân và yêu thương và chờ đợi một câu trả lời. Đó là chủ đề trọng tâm, vốn là chủ đề hàng đầu trong truyền thống Kitô giáo.

La Croix : Đâu là những yếu tố có tính liên tục với Đức Bênêđictô XVI ?

G. M. V : Những yếu tố này thực sự có nhiều bởi vì Đức Bênêđictô XVI là con người của Truyền Thống, một thực tại năng động vốn muốn bảo toàn gia sản đức tin và truyền nó lại cho các thế hệ tiếp theo. Đó là tính liên tục của việc thừa kế tông đồ, vốn chuyền qua các nhân vật khác nhau. Vả lại, dần dần chúng ta khám phá ra những yếu tố chung rõ ràng hơn, chẳng hạn ước muốn một tình bằng hữu và một sự xích lại gần với Do thái giáo. Nhưng cả sự quan tâm đến các Kitô hữu yếu đuối nhất có nguy cơ đánh mất đức tin của mình. Sau cùng, sự quan tâm đến thế giới vô tín hay dửng dưng hiện nay. Và ở đây nó hệ tại một nét nêu bật nhà hiền triết và giáo sư đại học của Đức Bênêđictô XVI và truyền thống Dòng Tên, được chuẩn bị luôn ở hàng đầu, luôn ở trên các tiền tuyền khó khăn nhất.

La Croix : Đâu là những yếu tố phân biệt lối thuyết giảng của Đức Phanxicô ?

G. M. V : Đó là một lối thuyết giảng vắn gọn, chính yếu và liên lỉ trở lại với việc tôn trọng tha nhân, quan tâm đến các vùng ngoại vi, địa lý cũng như tinh thần, đến đời sống thường nhật của Kitô hữu. Lối thuyết giảng của một vị mục tử muốn trở nên gần gũi hết sức có thể với các tín hữu của mình.

La Croix : Trong những lãnh vực nào Đức Phanxicô đã cho thấy một sự tiến bộ ?

G. M. V : Chính con người của ngài là một sự tiến bộ của  Giáo Hội, vì sự bầu chọn của Hồng y đoàn lúc diễn ra Mật Tuyển Viện là rất chỉ rõ về quan điểm đó. Đó là lần đầu tiên một vị Giáo Hoàng đến từ  bên ngoài vùng Địa Trung Hải và cần phải lến đến tiền bán thế kỷ thứ VIII, để tìm được một vị Giáo Hoàng  có gốc gác bên ngoài Châu Âu. Đó cũng là lần đầu tiên mà một vị Giáo Hoàng Dòng Tên được chọn. Và sau cùng, danh hiệu mà ngài đã chọn, và đã từng được nhiều người mong muốn, ngay cả những người không tin. Đó là một danh hiệu đến từ truyền thống Do Thái hay Kitô giáo. Đó là một danh hiệu thời Trung Cổ vốn chỉ muốn nói đến từ nước Pháp, Franciscus, nhưng đã trở thành biểu tưởng của Kitô giáo đích thực nhất với Phanxicô Assidi, được phong thánh hai năm sau khi qua đời và được các nguồn hiện đại đồng hóa như là một Chúa Kitô thứ hai, alter Christus. Bên kia cả những giới hạn của Giáo Hội Công Giáo, vị thánh của Assidi có một sứ điệp cho mọi người, được nói với người tin hay không tin.

La Croix : Trong số các Giáo Hoàng của thế kỷ XX, Đức Phanxicô kín múc gợi hứng của mình nơi vị nào ?

G. M. V : Ta có thể so sánh. Từ quan điểm nội dung, ngài rõ ràng gần với vị tiền nhiệm của ngài. Từ quan điểm những tiếp xúc mà ngài tìm kiếm với người ta, ta có thể xích ngài lại gần với Đức Gioan-Phaolô II và Đức Gioan-Phaolô I hơn, ngay cả với Đức Gioan XXIII và Đức Piô XI. Chính với Đức Piô XI mà các buổi tiếp kiến chung với Giáo hoàng đã bắt đầu, vào dịp năm thánh 1925. Những buổi tiếp kiến liên mien vốn, từ cuối buổi sáng được kéo dài cho đến những giờ đầu tiên của ban chiều hay từ ban chiều đến tối. Và điều đó đã sinh ra một sự bùng nổ những cuộc hành hương. Nhưng ta còn có thể xích ngài lại gần với lối giảng thuyết của Đức Piô X, mà trong suốt các tuần lễ đã giải thích giáo lý trong sân Saint-Damase.

Tý Linh

Theo La Croix

 

Tags: ,

Trackback from your site.

Bài viết cùng chủ đề

Dữ liệu Website cũ

Xem nhiều gần đây nhất

Đang online

Lịch đăng bài

Tháng Mười Một 2024
H B T N S B C
« Th10    
  1 2 3
4 5 6 7 8 9 10
11 12 13 14 15 16 17
18 19 20 21 22 23 24
25 26 27 28 29 30