LOUIS LOURME, TÂN HIỆU TRƯỞNG CỦA CÁC PHÂN KHOA LOYOLA Ở PARIS, LÀ AI?
Nhà nghiên cứu triết học và người đứng đầu cơ sở ở Bordeaux, Louis Lourme đã được bổ nhiệm, vào thứ Tư ngày 19/6/2024, làm hiệu trưởng mới của các Phân khoa Loyola (Trung tâm Sèvres cũ). Ông sẽ đảm nhận vị trí của mình trong cơ sở Dòng Tên này vào tháng 8 năm 2024.
Đối với Louis Lourme, việc bổ nhiệm ông làm hiệu trưởng các Phân khoa Loyola Paris, viện nghiên cứu cao cấp về triết học và thần học của Dòng Tên, là một “vinh dự”. Nhưng cũng là thành quả của sự phân định, lật sang trang mới của tám năm quản lý cơ sở Saint-Joseph-de-Tivoli, ở Bordeaux. Louis Lourme sẽ nhậm chức vào ngày 26 tháng 8, giữa dịp kỷ niệm 50 năm thành lập, kế nhiệm Cha Étienne Grieu, người đã giữ chức vụ này từ năm 2017.
Là tiến sĩ triết học tại Đại học Bordeaux-Montaigne, Louis Lourme chuyên về triết học chính trị đương đại. Sau khi giảng dạy tại Viện Nghiên cứu Chính trị Bordeaux và Đại học Bordeaux-Montaigne, từ năm 2016, ông điều hành toàn bộ trường học Dòng Tên danh tiếng ở Bordeaux, Saint-Joseph-de-Tivoli.
Tiến sĩ Triết học và Hiệu trưởng
Sau khi trở thành người đứng đầu một cơ sở có 2.200 sinh viên, ông đã đầu tư vào lĩnh vực triết học giáo dục, lĩnh vực mà ông dành một phần thời gian rảnh rỗi và thậm chí nhiều công trình. Năm 2019, ông điều hành tác phẩm tập thể Éduquer, c’est-à-dire ? Anthropologie chrétienne et éducation (Giáo dục, có nghĩa là? Nhân học Kitô giáo và giáo dục), nhà xuất bản Bayard (1), và Afin que nous portions du fruit : missions d’une école catholique (Để chúng ta trổ sinh hoa trái: sứ mạng của một trường Công giáo), sẽ được Bayard xuất bản vào tháng 8 năm 2024.
Louis Lourme đã nỗ lực trình bày rõ ràng những suy tư triết học và sư phạm của mình một cách cụ thể trong sứ mạng của ông với tư cách là người đứng đầu một trường học: “Tôi rất ấn tượng với khái niệm đức ái giáo dục, điều này đã khiến tôi xác định một cách cụ thể những nơi chốn của trường học ở đó đức ái này có thể được sống thực sự”, ông đưa ra ví dụ và đồng thời bản thân ông cũng được cưu mang trong các khái niệm giáo dục toàn diện và tình huynh đệ – “ý tưởng rằng học sinh là anh em của tôi, và điều mà điều đó hàm ý đối với nhà giáo dục”.
Đam mê giáo dục, người cha gia đình 44 tuổi này, rất gắn bó với sứ mạng giáo dục Công giáo, rời cơ sở ở Bordeaux với một cảm xúc rất riêng: “Tivoli, tôi từng là sinh viên ở đó, tôi gặp vợ tôi ở đó. Ba đứa con của chúng tôi được học ở đó!”
Hiệu trưởng giáo dân đầu tiên của các Phân khoa
Việc bổ nhiệm ông làm hiệu trưởng, được chín mùi nhờ các cuộc gặp gỡ với các thành viên của các Phân khoa Loyola và việc ông hòa nhập vào khoa triết học của trường, nơi ông đã giảng dạy kể từ tháng 10 năm 2023, đã truyền cảm hứng cho sự nhiệt tình. “Tôi rất ngưỡng mộ tham vọng của trường và tinh thần làm việc ngự trị ở đó,” tân Hiệu trưởng tâm sự và cho biết bị ấn tượng bởi “quyền tự do tư tưởng và nghiên cứu, tầm quan trọng của việc đồng hành với sinh viên và sự đơn giản của mối quan hệ giữa giáo viên và sinh viên, tu sĩ và giáo dân.”
Louis Lourme sẽ là hiệu trưởng đầu tiên của các Phân khoa Loyola. “Quyết định này nằm trong truyền thống hợp tác giữa các tu sĩ và giáo dân mà Dòng Tên thúc đẩy trong các hoạt động của họ,” ông giải thích và đồng thời nhắc lại rằng 70% đội ngũ giảng dạy của các Phân khoa là các tu sĩ (50% giáo viên là các tu sĩ Dòng Tên) .
Nhà nghiên cứu triết học chính trị cũng nhấn mạnh sự gắn bó của ông với việc quan tâm đến “thế giới ở đây, hôm nay”, được trải nghiệm tại các Phân khoa nhờ 350 sinh viên của mình (và hơn 2.000 thính giả tự do), trong đó có khoảng 50 quốc tịch khác nhau. “Ngày nay có một sự biến chuyển rõ ràng trong chính trị”, ông khẳng định và đồng thời tin chắc rằng một Kitô hữu “phải được trang bị để lĩnh hội” những biến đổi này. Rất vui khi thấy đã tồn tại một bằng tốt nghiệp đại học (DU) “nhân văn và chính trị”, được lập ra để “học dấn thân”.
—————————
(1) Nhà xuất bản của nhật báo La Croix.
—————————————–
Tý Linh
(theo Alix Champlon, nhật báo La Croix)
Tags: Giáo-dục
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- TIỂU SỬ ĐỨC TÂN GIÁO HOÀNG LÊÔ XIV
- THÁNH LỄ KHAI MẠC TRIỀU ĐẠI GIÁO HOÀNG CỦA ĐỨC LÊÔ XIV VÀO NGÀY 18 THÁNG 5
- “GIÁM MỤC LÀ MỘT MỤC TỬ GẦN GŨI VỚI DÂN CHÚNG, KHÔNG PHẢI LÀ NGƯỜI QUẢN LÝ”
- ĐỨC TÂN GIÁO HOÀNG LÊÔ XIV KÊU GỌI HÒA BÌNH VÀ GIẢI TRỪ VŨ TRANG TRÊN THẾ GIỚI
- HABEMUS PAPAM
- GIỮA SỰ TRANG NGHIÊM VÀ LONG TRỌNG, MẬT NGHỊ BẮT ĐẦU
- KHÓI ĐEN ĐẦU TIÊN XUẤT HIỆN TỪ ỐNG KHÓI NHÀ NGUYỆN SISTINE
- THÁNH LỄ CẦU NGUYỆN CHO VIỆC BẦU CHỌN GIÁO HOÀNG : « CẦU NGUYỆN LÀ THÁI ĐỘ DUY NHẤT THÍCH HỢP »
- MẬT NGHỊ: ĐỨC GIÁO HOÀNG ĐƯỢC BẦU NHƯ THẾ NÀO?
- “EXTRA OMNES!”, “XIN MỌI NGƯỜI RA NGOÀI!”
- PHIÊN HỌP CHUNG LẦN THỨ 12 TẬP TRUNG VÀO NHỮNG PHẨM CHẤT CẦN THIẾT CHO MỘT GIÁO HOÀNG TƯƠNG LAI
- CÁC HỒNG Y TIẾP TỤC SUY NGHĨ VÀ PHÁC HỌA HÌNH ẢNH VỀ MỘT « GIÁO HOÀNG MỤC TỬ »
- ĐỨC GIÁO HOÀNG QUYẾT ĐỊNH TÔNG HIỆU CỦA MÌNH NHƯ THẾ NÀO?
- TẤT CẢ 133 HỒNG Y ĐÃ ĐẾN RÔMA KHI CÁC HỒNG Y TỔ CHỨC PHIÊN HỌP CHUNG LẦN THỨ MƯỜI
- ĐHY MAMBERTI: ĐỨC PHANXICÔ TRUNG THÀNH VỚI SỨ MẠNG CỦA MÌNH BẰNG TẤT CẢ SỨC MẠNH
- CHIẾC XE CỦA ĐỨC GIÁO HOÀNG: MÓN QUÀ CUỐI CÙNG CỦA ĐỨC PHANXICÔ DÀNH CHO GAZA
- “TẠI MẬT NGHỊ, CHÚA QUAN PHÒNG CŨNG CAN THIỆP QUA CHÍNH TRỊ”
- ĐỨC PHANXICÔ MỜI GỌI ĐÁNH THỨC THẾ GIỚI
- ĐỨC HỒNG Y PAROLIN, KIẾN TRÚC SƯ CỦA SỰ CÂN BẰNG ĐỊA CHÍNH TRỊ CỦA VATICAN
- PHIÊN HỌP CHUNG LẦN 9 : CÁC HỒNG Y THẢO LUẬN VỀ NHU CẦU HY VỌNG TRONG NĂM THÁNH NÀY