LUẬT TIỆM TIẾN CÓ THỂ GIÚP TÌM RA NHỮNG GIẢI PHÁP MỤC VỤ

Written by xbvn on Tháng Mười 10th, 2014. Posted in Gia đình, Luân lý, Thế Giới, Tý Linh

Trong các buổi thảo luận của THĐ Giám mục về gia đình, nhiều phát biểu đã nhấn mạnh đến luật tiệm tiến (la loi de gradualité). Khái niệm này của thần học luân lý có thể giúp các Kitô hữu hiểu và nghe theo giáo huấn của Giáo Hội tốt hơn như thế nào ? Nhật báo La Croix trao đổi với cha Alain Thomasset, s.j., giáo sư thần học luân lý ở Centre Sèvres, Paris, chủ tịch Hội các thần học gia nghiên cứu luân lý (ATEM).

La Croix : Luật tiệm tiến là gì ?

Cha Thomasset : Đó là luật lưu tâm đến những giới hạn của con người : chúng ta là những con người sống trong lịch sử, yếu đuối và ảnh hưởng bởi tội lỗi ! Điều đó có nghĩa rằng ta không thể đòi hỏi người Kitô hữu áp dụng tất cả luật luân lý, hoàn toàn và ngay lập tức, nhưng trái lại cần phải giúp họ tiến tới trên con đường tăng trưởng, trong thời gian.

Luật tiệm tiến là một nguyên tắc tu đức và Thánh Kinh lâu đời : thánh Phanxicô Salê đã từng nói đến nó khi bàn về việc học tập các nhân đức qua việc giáo dục dần dần. Nhưng chính với tông huấn Familiaris consortio, tông huấn của Đức Gioan-Phaolô II về gia đình, năm 1981, mà luật tiệm tiến này đã được đề nghị như là lộ trình luân lý của các vợ chồng, rồi được mở rộng cho toàn thể đời sống luân lý.

Thực ra, vấn đề là luôn nhắm đến sự thiện và nỗ lực làm điều thiện – đây không phải là sự tiệm tiến của luật (la gradualité de la loi) – nhưng là chấp nhận ngang qua một sự tiệm tiến khi bất khả thực hiện tất cả sự thiện được hy vọng và mong ước vào một thời điểm nào đó. Nó cũng hệ tại tin tưởng và tin vào một sự cộng tác giữa những cố gắng của con người và ân sủng của Thiên Chúa. Đời sống luân lý luôn là một hành trình.

La Croix : Hệ tại điều gì mà luật này có thể  giúp cho công việc của các Hồng y và Giám mục đang tham dự THĐ về gia đình ?

Cha Thomasset : Nó có thể giúp giảm đi mặc cảm tội lỗi nơi người Kitô hữu mà, bất chấp những cố gắng của mình, lại không luôn đạt tới chỗ sống tất cả những đòi hỏi luân lý. Nó cũng có thể giúp người Kitô hữu để phân biệt lý tưởng đạt tới và thiện ích mà người ấy chân thành đạt tới thực hiện được. Đó là một luật có lương tri, vì nó mang lại một nền tảng cho một sự hiểu biết mục vụ tốt hơn các hoàn cảnh khó khăn. Tôi đặc biệt nghĩ đến vấn đề ngừa thai hay đồng tính luyến ái.

Nhưng luật tiệm tiến này, hữu ích để tìm ra những giải pháp mục vụ đầy lòng thương xót hơn, không thể giải quyết những vấn đề sâu xa được THĐ này đặt ra. Vì, chắc chắn, điều cần thiết là thay đổi ngôn ngữ, bỏ đi những kiểu nói không còn được hiểu nữa, như « sống trong tội » hay « những hành vi hỗn độn/xấu tự nội »…Nếu vấn đề là hiểu tốt hơn giáo thuyết, thì luật tiệm tiến mà thôi thì sẽ không đủ…

La Croix : Điều đó phải chăng có nghĩa là luật tiệm tiến không thể là một sự trợ giúp to lớn ?

Cha Thomasset : Thực ra, luật tiếm tiến chỉ thực sự có thể được áp dụng trong khuôn khổ của việc đồng hành mục vụ. Vậy mà ở đây, như Đức cha Johan Bonny, Giám mục giáo phận Anvers (Bỉ) đã nói rất đúng, vấn đề là làm cho đối thoại nhiều trường phái thần học luân lý.

Từ nhiều thập niên qua, trường phái chủ thuyết nhân vị, vốn đặt con người ở trung tâm của luân lý nhằm phát triển nó hướng đến một phẩm giá cao cả hơn, đã bị bỏ rơi để theo một trường phái giải thích luật bản nhiên. Nếu lối tiếp cận thuộc chủ thuyết nhân vị này, trong số các lối tiếp cận khác, không được làm bổi bật giá trị, thì THĐ này có nguy cơ không đổi mới nhiều việc Phúc Âm hóa hôn nhân và gia đình.

Tý Linh chuyển ngữ

Tags:

Trackback from your site.

Bài viết cùng chủ đề

Dữ liệu Website cũ

Xem nhiều gần đây nhất

Đang online

Lịch đăng bài

Tháng Mười Một 2024
H B T N S B C
« Th10    
  1 2 3
4 5 6 7 8 9 10
11 12 13 14 15 16 17
18 19 20 21 22 23 24
25 26 27 28 29 30