LUẬT TIỆM TIẾN CÓ THỂ GIÚP TÌM RA NHỮNG GIẢI PHÁP MỤC VỤ
Trong các buổi thảo luận của THĐ Giám mục về gia đình, nhiều phát biểu đã nhấn mạnh đến luật tiệm tiến (la loi de gradualité). Khái niệm này của thần học luân lý có thể giúp các Kitô hữu hiểu và nghe theo giáo huấn của Giáo Hội tốt hơn như thế nào ? Nhật báo La Croix trao đổi với cha Alain Thomasset, s.j., giáo sư thần học luân lý ở Centre Sèvres, Paris, chủ tịch Hội các thần học gia nghiên cứu luân lý (ATEM).
La Croix : Luật tiệm tiến là gì ?
Cha Thomasset : Đó là luật lưu tâm đến những giới hạn của con người : chúng ta là những con người sống trong lịch sử, yếu đuối và ảnh hưởng bởi tội lỗi ! Điều đó có nghĩa rằng ta không thể đòi hỏi người Kitô hữu áp dụng tất cả luật luân lý, hoàn toàn và ngay lập tức, nhưng trái lại cần phải giúp họ tiến tới trên con đường tăng trưởng, trong thời gian.
Luật tiệm tiến là một nguyên tắc tu đức và Thánh Kinh lâu đời : thánh Phanxicô Salê đã từng nói đến nó khi bàn về việc học tập các nhân đức qua việc giáo dục dần dần. Nhưng chính với tông huấn Familiaris consortio, tông huấn của Đức Gioan-Phaolô II về gia đình, năm 1981, mà luật tiệm tiến này đã được đề nghị như là lộ trình luân lý của các vợ chồng, rồi được mở rộng cho toàn thể đời sống luân lý.
Thực ra, vấn đề là luôn nhắm đến sự thiện và nỗ lực làm điều thiện – đây không phải là sự tiệm tiến của luật (la gradualité de la loi) – nhưng là chấp nhận ngang qua một sự tiệm tiến khi bất khả thực hiện tất cả sự thiện được hy vọng và mong ước vào một thời điểm nào đó. Nó cũng hệ tại tin tưởng và tin vào một sự cộng tác giữa những cố gắng của con người và ân sủng của Thiên Chúa. Đời sống luân lý luôn là một hành trình.
La Croix : Hệ tại điều gì mà luật này có thể giúp cho công việc của các Hồng y và Giám mục đang tham dự THĐ về gia đình ?
Cha Thomasset : Nó có thể giúp giảm đi mặc cảm tội lỗi nơi người Kitô hữu mà, bất chấp những cố gắng của mình, lại không luôn đạt tới chỗ sống tất cả những đòi hỏi luân lý. Nó cũng có thể giúp người Kitô hữu để phân biệt lý tưởng đạt tới và thiện ích mà người ấy chân thành đạt tới thực hiện được. Đó là một luật có lương tri, vì nó mang lại một nền tảng cho một sự hiểu biết mục vụ tốt hơn các hoàn cảnh khó khăn. Tôi đặc biệt nghĩ đến vấn đề ngừa thai hay đồng tính luyến ái.
Nhưng luật tiệm tiến này, hữu ích để tìm ra những giải pháp mục vụ đầy lòng thương xót hơn, không thể giải quyết những vấn đề sâu xa được THĐ này đặt ra. Vì, chắc chắn, điều cần thiết là thay đổi ngôn ngữ, bỏ đi những kiểu nói không còn được hiểu nữa, như « sống trong tội » hay « những hành vi hỗn độn/xấu tự nội »…Nếu vấn đề là hiểu tốt hơn giáo thuyết, thì luật tiệm tiến mà thôi thì sẽ không đủ…
La Croix : Điều đó phải chăng có nghĩa là luật tiệm tiến không thể là một sự trợ giúp to lớn ?
Cha Thomasset : Thực ra, luật tiếm tiến chỉ thực sự có thể được áp dụng trong khuôn khổ của việc đồng hành mục vụ. Vậy mà ở đây, như Đức cha Johan Bonny, Giám mục giáo phận Anvers (Bỉ) đã nói rất đúng, vấn đề là làm cho đối thoại nhiều trường phái thần học luân lý.
Từ nhiều thập niên qua, trường phái chủ thuyết nhân vị, vốn đặt con người ở trung tâm của luân lý nhằm phát triển nó hướng đến một phẩm giá cao cả hơn, đã bị bỏ rơi để theo một trường phái giải thích luật bản nhiên. Nếu lối tiếp cận thuộc chủ thuyết nhân vị này, trong số các lối tiếp cận khác, không được làm bổi bật giá trị, thì THĐ này có nguy cơ không đổi mới nhiều việc Phúc Âm hóa hôn nhân và gia đình.
Tý Linh chuyển ngữ
Tags: Luật tự nhiên
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT IV MÙA VỌNG NĂM C: TẠ ƠN CHÚA VỀ HỒNG ÂN SỰ SỐNG
- NĂM THÁNH 2025: CẦN PHẢI CÓ THẺ HÀNH HƯƠNG ĐỂ BƯỚC QUA CÁC CỬA THÁNH Ở RÔMA
- DIỄN VĂN CỦA PHANXICÔ CHO GIÁO TRIỀU RÔMA NHÂN DỊP CHÚC MỪNG GIÁNG SINH 2024: HÃY NÓI TỐT CHỨ ĐỪNG NÓI XẤU
- GIÁO TRIỀU RÔMA, BÀI GIẢNG MÙA VỌNG THỨ 3: SỰ CAO CẢ CỦA THIÊN CHÚA LÀ SỰ NHỎ BÉ
- MỤC TỬ TRONG THÁNH KINH, MỘT HÌNH ẢNH VỀ UY QUYỀN VÀ LÒNG NHÂN TỪ
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI NHÓM ÂN NHÂN VIỆT NAM: HỖ TRỢ CÁC CÔNG VIỆC BÁC ÁI ĐÓNG GÓP VÀO VIỆC MANG LẠI NIỀM HY VỌNG
- THÁNH TÍCH CỦA THÁNH TÊRÊSA HÀI ĐỒNG GIÊSU ĐẾN RÔMA NHÂN NĂM THÁNH
- BÀI GIÁO LÝ VỀ NĂM THÁNH 2025. CHÚA GIÊSU KITÔ, NIỀM HY VỌNG CỦA CHÚNG TA. I. THỜI THƠ ẤU CỦA CHÚA GIÊSU. BÀI 1. GIA PHẢ CỦA CHÚA GIÊSU (Mt 1, 1-17). CON THIÊN CHÚA ĐI VÀO LỊCH SỬ
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC THÁNH CHA TRONG THÁNH LỄ CHÚA NHẬT III MÙA VỌNG NĂM C: CHÚNG TÔI PHẢI LÀM GÌ?
- NHỮNG ĐOẠN TRÍCH TỪ CUỐN TỰ TRUYỆN « HY VỌNG » CỦA ĐỨC PHANXICÔ
- ĐỨC PHANXICÔ TIẾT LỘ NGÀI ĐÃ THOÁT KHỎI HAI VỤ MƯU SÁT TRONG CHUYẾN TÔNG DU TỚI IRAK
- ĐỨC PHANXICÔ CA NGỢI CORSE NHƯ MÔ HÌNH CỦA “TÍNH THẾ TỤC LÀNH MẠNH”
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI HÀNG GIÁO SĨ CORSE: “HÃY CHĂM SÓC CÁC BẠN VÀ NGƯỜI KHÁC”
- VIDEO TRỰC TUYẾN CHUYẾN TÔNG DU CORSE
- ĐỨC THÁNH CHA SẼ ĐẾN CORSE ĐỂ KÊU GỌI CẦU NGUYỆN, CÔNG LÝ VÀ TRÁCH NHIỆM
- THƯỢNG HỘI ĐỒNG: ĐỨC THÁNH CHA BỔ NHIỆM CÁC THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG THƯỜNG LỆ, TRONG ĐÓ CÓ HAI PHỤ NỮ
- CHUYẾN TÔNG DU CỦA ĐỨC PHANXICÔ: ĐỐI VỚI ĐA SỐ NGƯỜI PHÁP, ĐỨC PHANXICÔ “ĐÚNG” KHI THÍCH CORSE HƠN NHÀ THỜ ĐỨC BÀ PARIS
- BÀI GIẢNG THỨ 2 TRONG MÙA VỌNG CHO GIÁO TRIỀU RÔMA : TÁI KHÁM PHÁ NIỀM TIN TƯỞNG VÀO THIÊN CHÚA ĐỂ LÀM SỐNG LẠI NIỀM HY VỌNG
- BÁO CÁO CỦA HỘI THỪA SAI PARIS VỀ CÁC VỤ LẠM DỤNG TÌNH DỤC
- SỨ ĐIỆP CHO NGÀY THẾ GIỚI HÒA BÌNH 2025