« LÝ THUYẾT PHÁI TÍNH » Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC, LO SỢ NHỮNG LỆCH LẠC

Written by xbvn on Tháng Mười Hai 6th, 2012. Posted in Phái tính, Tý Linh

Việc Bộ Giáo Dục quốc gia Pháp đưa một chương mới vào các sách giáo khoa sinh học về « ảnh hưởng của xã hội về căn tính giới tính » đã gây nên một sự náo động nào đó không chỉ trong giáo huấn Công giáo nhưng còn nơi các giảng viên trường công.

Các thần học gia và các nhà phân tâm học Công giáo được nhật báo La Croix phỏng vấn, giải thích tại sao việc đưa lý thuyết này vào học đường có thể gây nên những lệch lạc ý thức hệ của lý thuyết phái tính.

Trong chừng mực nào lý thuyết này được sáp nhập vào các chương trình ?

Vào ngày tựu trường tháng Chín sắp đến, một bộ phận các học sinh trung học sẽ phải học trong môn sinh học ảnh hưởng của xã hội trên căn tính giới tính. Lần đầu tiên, Bộ giáo dục quốc gia đã đưa vào một chương có tựa đề « Trở thành người nam và người nữ » trong chương trình các khoa học về sự sống và trái đất của các lớp ES (Economique et Sociale) đệ nhất và L (Littérature) cho năm học 2011-2012.

Một số người nhận thấy có một quy chiếu đến « lý thuyết phái tính », mà không được chỉ rõ ra như thế. Chẳng hạn, cuốn sách giáo khoa do Hachette xuất bản dành trọn một trang, dưới tựa  đề « phái tính, một công trình xây dựng xã hội ».

Nhất là người ta nói rõ rằng « xã hội xây dựng nơi chúng ta, từ khi sinh ra, một ý tưởng về các đặc điểm của giới tính của chúng ta », đang khi mà một bản văn của các đại học Toulouse và Lyon đề xuất rằng nếu « việc quy chiếu đến giới tính thể hiện một thực tại phổ quát, thì việc xây dựng xã hội phái tính có thể thay đổi trong thời gian và không gian ». Để đối trọng, cuốn giáo khoa dựa vào một bản văn của trang internet của HĐGM Pháp về việc nhận thức đồng tính bởi Giáo Hội.

Trong cuốn giáo khoa được Belin xuất bản, các tác giả nhấn mạnh rằng sự tồn tại của « hai khía cạnh bổ túc  của giới tính : căn tính giới tính tương ứng với giống đực hay  cái và thuộc về không gian xã hội, và định hướng giới tính thuộc về sự sâu kín của nhân vị ».

Người ta cũng có thể đọc thấy trong cuốn sách do Hatier xuất bản : « Người nam và người nữ cũng có thể được phân biệt bởi những đặc điểm hành xử. Xã hội chúng ta cũng có những bộ luật trong lãnh vực này, và chúng có thể có một ảnh hưởng ». Laurent Lemoin, dòng Đaminh, chuyên viên về các vấn đề luân lý, ám chỉ : « Những cuốn giáo khoa này chắc chắn là câu trả lời mà Bộ giáo dục quốc gia đã nghĩ là phải mang lại cho một sự lo âu lớn : sợ con người ».

Cuộc luận chiến hệ tại điều gì ?

Vào cuối tháng Năm, trước khi cuộc luận chiến gia tăng nơi các phương tiện truyền thông, Ban giáo dục Công giáo đã gởi một bức thư cho tất cả các giám đốc giáo phận để lôi kéo sự chú ý của họ về « sự biện phân cần mang lại trong việc chọn lựa các sách giáo khoa cho môn này ».

Tổng thư ký của nó, Claude Berruer, đã tố giác một lý thuyết « được phổ biến trong môi trường của chúng ta » : « Chắc chắn cần mở một cuộc tranh luận với các trường trung học về vấn đề này. » Theo ông, chương bị lên án đó « rõ ràng quy chiếu đến lý thuyết phái tính, ưu đãi « phái tính », được xem như là một việc thuần túy xây dựng xã hội, trên sự khác biệt giới tính.»

Về phần mình, các Hiệp hội Gia đình Công Giáo (AFC), được tiếp sức bởi Đảng Dân chủ Kitô (PCD) do bà Christine Boutin lãnh đạo, đã lo ngại về « bản chất của các chủ đề được đề cập », đồng thời kêu gọi đến « tự do lương tâm ở trường học ».

Vả lại, một tập thể các giảng viên của trường công được đặt tên là « trường mất phương hướng » đã gởi cho bộ trưởng giáo dục quốc gia, ông Luc Chatel, một bản kiến nghị thu thập được 33.000 chữ ký. Bản tuyên ngôn này đòi hỏi rằng chương « Trở nên người nam hay người nữ » không được nằm trong chương trình các bài thi tú tài vào năm 2012, vì các lớp L và ES trải qua kỳ thi SVT từ lớp đệ nhất

Khoảng chục nghị viên cũng đã bày tỏ cho chính phủ biết những quan ngại của họ về những chương trình mới này.

Những phê bình này có cơ sở không ?

Đối với thần học gia Xavier Lacroix (1), người đã tiến hành nghiên cứu tỉ mỉ cuốn giáo khoa do Hachette xuất bản, « về bản chất, bản văn là hàm hồ. Một mặt, những khẳng định của nó được hiểu theo đúng mặt chữ và từng khẳng định một đều chính xác ; mặt khác, những im lặng và những nhấn mạnh của nó lại định hướng bản văn theo một hướng nào đó. »

Vì khi đọc các sách giáo khoa này, do Bordas, Hatier và Hachette xuất bản, từ ngữ « lý thuyết » không  tỏ ra rõ ràng. Jacques Arrènes, nhà phân tâm học, nhấn mạnh (2 ) : « Không được coi như là chân lý khoa học những gì trước hết thuộc về một cuộc tranh luận nhân chủng học. Ít nhất người ta có thể nói, những cuốn giáo khoa này thiếu thận trọng. »

Vì thế, đối với Xavier Lacroix, « điều tối thiểu là vị giáo sư sinh học đồng ý với giáo sư triết học, văn chương, giáo dục công dân để những vấn đề nghiêm trọng này được đề cập. Vị giáo sư cũng nên có trong tâm trí cái hậu cảnh chung của diễn từ này ».

Nếu ông nhìn nhận một ảnh hưởng của xã hội trên căn tính giới tính, thì Đức cha Bernard Ginoux, giám mục Montauban, người đã từng phổ biến một diễn đàn về vấn đề, cho thấy ngài « khó chịu » việc lý thuyết này « để cho nghĩ rằng người ta có thể tự chọn lựa ở bên ngoài căn tính giới tính ».

Nhân chủng học Kitô giáo

Việc phân biệt căn tính và định hướng giới tính, và việc khẳng định rằng người ta có thể làm những gì người ta muốn, là khác nhau. Ngài kết luận : « Những tranh luận này hẳn phải giúp chúng ta làm rõ hơn nền nhân chủng học Kitô giáo của chúng ta, được xây dựng trên nhân vị ». Jacques Arrène nói thêm : « Việc quy căn tính giới tính cho việc xây dựng xã hội là hơi vội : cảm thấy mình là nam hay nữ chắc chắn gắn liền với xã hội, nhưng cũng gắn liền với những gì chúng ta sống, cách cá nhân, trong gia đình. »

Như cha Lemoine cho thấy, quả thật có nhiều trào lưu nơi các lý thuyết gia về phái tính. Vị linh mục dòng Đaminh này cho rằng, dù không chối bỏ những dữ kiện tự nhiên, nhưng môi trường xã hội có thể ảnh hưởng lên việc xây dựng bản thân. Cha khẳng định : « Bản tính con người không phải là một dữ kiện để xem xét theo cách cố định và bất khả xâm phạm. Nó liên kết với lịch sử xây dựng bản thân », đang khi một số lệch lạc về phái tính có khuynh hướng chối bỏ phần cấu thành sinh học của căn tính giới tính.

Chắc chắn chính vì sự gia tăng lệch lạc này mà Vatican biểu lộ sự thận trọng hết sức đối với lý thuyết này. Cuốn Từ vựng các thuật ngữ hàm hồ và tranh cãi về gia đinh, sự sống và những vấn đề luân lý (3), được phổ biến vào năm 2005 bởi Hội đồng Tòa Thánh về Gia đinh, đã dành không dưới ba bài cho phái tính, được xem như là một « ý thức hệ nguy hiểm ».

Đâu sẽ là số phận của các cuốn giáo khoa này ?

Được nhật báo La Croix hỏi, các nhà xuất bản này đều từ chối trả lời. Trước đó, họ đã từng chính thức loại bỏ tất cả việc tái xuất bản các cuốn giáo khoa sinh học này.

Do đó, từ nay, việc sử dụng các cuốn giáo khoa tranh cãi này sẽ tùy thuộc vào mỗi giảng viên. Rất chống đối lý thuyết này, tuy nhiên, Damien, giáo sư ở trường tư, biểu lộ một óc thực dụng nào đó. « Vào dịp tựu trường sắp đến, nếu  tôi có các lớp đệ nhất, tôi sẽ rất thẳn thắn với chúng. Tôi sẽ nói với chúng : « Tôi chịu trách nhiệm các em và điểm mà các em sẽ có ở tú tài. Các em phải nắm vững lý thuyết này và những gì người ta muốn hiểu về các em. Nhưng lúc nghỉ, chúng ta sẽ bàn luận. »

Về phần mình, Cô Dominique, 40 tuổi, giáo sư sinh học ở trường công, coi mình như là một « người Công giáo thực hành », cho rằng cuộc luận chiến là « rất thái quá ». « Vì ít thời gian cho vấn đề, trong một chương trình đã chất đầy, nên ít có khả năng tôi sẽ sử dụng các cuốn giáo khoa này là những nguồn tài liệu tham khảo. Thật phong phú hơn nhiều để thảo luận với các học sinh về những gì chúng biết hay nghĩ là biết ».

Giáo huấn Công giáo không muốn để các giáo sư trắng tay trước sự phức tạp của cuộc tranh luận này. Vào tháng Sáu, theo sáng kiến của Đức cha Pierre d’Ornellas, Tổng giám mục giáo phận Rennes, đã lập một nhóm làm việc, tập hợp các thần học gia và các giáo sư. Họ phải hiệu chỉnh những phiếu giải thích dành cho các giảng viên. Sẽ sẵn sàng vào đầu năm 2012, chúng sẽ bao gồm những dụng cụ để hiểu lý thuyết phái tính, cũng như một sự nghiên cứu phê bình các cuốn giáo khoa này.

Tý Linh chuyển ngữ

——–

 (1) De chair et de parole, Bayard, 2007.

(2) La problématique du « genre », Documents Épiscopat, n° 12/2006.

(3) Pierre Téqui éditeur, 2005.

FRANCOIS-XAVIER MAIGRE và LOUP BESMOND DE SENNEVILLE

Theo La Croix

Trackback from your site.

Bài viết cùng chủ đề

Dữ liệu Website cũ

Xem nhiều gần đây nhất

Đang online

Lịch đăng bài

Tháng Mười Hai 2024
H B T N S B C
« Th11    
  1
2 3 4 5 6 7 8
9 10 11 12 13 14 15
16 17 18 19 20 21 22
23 24 25 26 27 28 29
30 31