« LÝ THUYẾT PHÁI TÍNH VÀ NGUỒN GỐC CỦA ĐỒNG TÍNH »

Written by xbvn on Tháng Mười Hai 30th, 2012. Posted in Gia đình, Phái tính, Thế Giới, Tý Linh

Đó là tựa đề của một cuốn sách của Đức Ông Tony Anatrella, nhà phân tâm học và là chuyên viên về tâm thần học xã hội. Cuốn sách này được giới thiêu ở Trung Tâm Văn Hóa Milan ngày 28/4/2012, trước cuộc Hội ngộ quốc tế Gia đình lần thứ VII. Dưới đây là trích đoạn cuộc trao đổi giữa Đức Ông và hãng thông tấn ZENIT liên quan đến cuốn sách này (“La teoria del « gender » e l’origine dell’omosessualità” (« La théorie du genre et l’origine de l’homosexualité » ).

Zenit : Đức Ông đã xuất bản nhiều tác phẩm về vấn đề phái tính (gender) và đồng tính…Đâu là tính mới mẻ của cuốn sách này ?

Đức Ông Anatrella : Cuốn sách này là mới lạ và hiện thời nó chỉ được xuất bản bằng tiếng Ý. Tôi phân tích lý thuyết phái tính khởi đi từ những khái niệm của thông điệp Caritas in Veritate của đức Bênêđictô XVI, những khái niệm này cho phép nhấn mạnh đặc tính phi thực tế và phi hiện thực của ý thức hệ này. Lý thuyết này cho rằng nhân vị là một hữu thể chỉ được xây dựng về mặt văn hóa và cách riêng những gì liên quan đến thân xác hữu tính (corps sexué), căn tính giới tính (identité sexuelle) và những quan hệ xã hội. Chính vai trò mà xã hội phân cho mỗi người, gọi là nam hay nữ, sẽ làm nên căn tính giới tính của mỗi người và đồng thời mỗi người có bổn phận tự đảm nhận tùy vào một định/xu hướng giới tính (orientation sexuelle) mà từ đó người ấy muốn sống. Thân xác hữu tính không được nhìn nhận vì chính nó như là một « sự kiện » (fait) khởi từ đó chủ thể được phát triển nhưng như là một « mẹo » được xã hội xác định. Sau cùng, giới tính con người không thể được định nghĩa từ căn tính của người nam hay của người nữ, nhưng từ những định/xu hướng giới tính chẳng hạn như sự đồng tính.

Nói cách khác, trong khuôn khổ của môn giáo dục giới tính được dạy khởi từ lý thuyết này, người ta để cho các thiếu nhi và thiếu niên hiểu rằng chúng nghĩ là con gái hay con trai đang khi mà điều đó là không chắc chắn. Tất cả đều tùy thuộc vào định/xu hướng giới tính sẽ xuất hiện trong chúng và khởi từ đó chúng sẽ phải tự xác định mình. Cái nhìn này hoàn toàn tách rời khỏi thực tại và dẫn đến một sự phân chia giữa thân xác hiện thực, là hữu tính nam hay nữ (chúng ta chỉ là nam hay nữ chứ không phải điều gì khác), và đồng thời bị chối bỏ, vì lợi ích của một thân xác tưởng tưởng bên ngoài thân phận hữu tính của mình với tất cả những gì phát xuất từ đó. Đối với lý thuyết phái tính, thân xác dừng lại ở ngang tầm cái đầu đang khi phần còn lại không tồn tại hay ít ra nó chỉ tồn tại tùy vào những bất ngờ của các hình ảnh thân xác mà chủ thể có thể có theo sự chuyển động của những xúc động và những biểu hiện nội tại của nó, những biểu hiện mà ít hay nhiều xung đột với thực tại.

Bởi thế, chính từ những do dự, đã được biết rõ, đối với thân xác mà đứa bé hay người thiếu niên có thể cảm nhận, mà các lý thuyết gia về phái tính biến thành một ý thức hệ toàn diện đi đến chỗ đặt lại vấn đề thực tại của thân xác hữu tính. Mỗi người được mời gọi, cũng như toàn thể xã hội, tự tái xác định mình khởi từ một thân xác tưởng tượng, gần với một cái nhìn loạn tâm thần, với tất cả những hậu quả nhân chủng học và xã hội là hệ thống này có thể sinh ra khi người ta muốn vi phạm thực tại khi chỉ tên những sự vật mà không hề tồn tại.

Caritas in Veritate đề nghị những câu trả lời thích đáng khi nhấn mạnh rằng mỗi thời đại tiết ra những ý thức hệ xa rời với các lợi ích của con người và của công ích. Chủ nghĩa mar-xít xuyên qua chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa xã hội, đã hứa hẹn cho chúng ta một con người mới với ý tưởng suy sút « thay đổi cuộc đời » thay vì đảm nhận nó. Chủ nghĩa quốc xã kêu gọi phó mình cho một chủng tộc cao siêu. Chúng ta biết là những ý tưởng sai lệch này đã gây chết chóc biết bao về nhiều mặt. Và bây giờ lý thuyết phái tính muốn giải phóng chúng ta khỏi thân phận thân xác hữu tính của chúng ta và khỏi sự khác biệt giới tính. Nó gợi hứng cho các tổ chức Liên Hiệp Quốc, Nghị viện Châu Âu, Ủy ban Bruxelles và các luật lệ của các nước thành viên khác nhau xuyên qua ý niệm ngang bằng, duy bình đẳng và định/xu hướng giới tính được áp dụng cách duy văn bản mà thôi mà không có bất kỳ sự phân định khách quan nào. Nó được dạy trong các trường học và gợi hứng cho các chương trình giáo dục giới tính. Các cơ quan chuyên môn của Liên Hiệp Quốc ở Genève đã muốn, vào tháng Ba vừa qua, áp đặt cho các nước thành viên việc kết án mọi phân biệt kỳ thị đối với hôn nhân của những người cùng giới tính. Chiến dịch đã được lặp lại trong khuôn khổ của Ủy ban Châu Âu bên cạnh các nước thuộc Châu Phi, Caribê và Thái Bình Dương, nó đã bị bác bỏ. Những luật lệ được chuẩn bị gần như khắp nơi trên thế giới để trấn áp những gì người ta gọi là « thù nghịch con người» (homophobie) mà không biết những gì người ta đặt dưới thuật ngữ này bên kia sự tôn trọng cần thiết của mỗi người. Đó là một bộ máy chiến tranh được lồng vào để phạt tất cả những lời nói không bênh vực đồng tình : như thế người ta đang tạo nên một tội phạm suy nghĩ.

Trong thông điệp của mình, đức Bênêđictô XVI cho thấy rõ vai trò tai hại của nhà/cơ quan lập pháp khi nó sửa đổi các luật dân sự với ý tưởng thay đổi con người đang khi mà mục đích của nó là tổ chức đời sống trong xã hội. Ngài cho thấy rõ rằng khái niệm « tiến bộ » dẫn đến một ngõ cụt khi người ta nhấn mạnh đến ý tưởng một người được xây dựng do văn hóa và được nhào nắn bởi các luật dân sự như trong các nước chuyên chế. Ngài muốn giữ lại ý niệm « phát triển » hơn, ý niệm này thích đáng hơn để hiểu rằng thực tại là một sự kiện, một dữ kiện và một điều kiện khởi từ đó mỗi người được phát triển.

Zenit : Trong cuốn sách của Đức Ông, Đức Ông cũng dành một chương dài cho nguồn gốc của sự đồng tính. Xin Đức Ông nói rõ những chủ đề của nó ?

Đức Ông Anatrella : Đồng tính là một trong những hệ quả của lý thuyết phái tính muốn định nghĩa giới tính không phải từ hai căn tính giới tính duy nhất đang tồn tại (người nam và người nữ), nhưng tùy vào những định/xu hướng giới tính, những định/xu hướng giới tính này thì nhiều và khác nhau và phụ thuộc vào sự xung đột, ít nhiều được sửa đổi, với nhưng xung năng từng phần và những nhận dạng sơ khởi.

Khi nói về đồng tính, nên phân biệt khía cạnh cá nhân với khía cạnh xã hội, nhất là liên quan đến hôn nhân giữa những người cùng giới tính và việc nhận con nuôi.

Trên bình diện cá nhân, đồng tính đã luôn luôn tồn tại và chắc chắn ít nhiều sẽ luôn tồn tại. Đa số các nghiên cứu nghiêm chỉnh chỉ ra rằng không nguồn gốc di truyền hay sinh lý học thần kinh ở khuynh hướng đặc biệt này. Thật khá ngạc nhiên phải công nhận rằng người ta chối bỏ bản tính con người với những đặc điểm riêng của người nam và người nữ và đồng thời người ta muốn khẳng định rằng có một bản tính đồng tính được đặt cơ sở nên di truyền hay sinh học như để cho thấy đặc tính bình thường của khuynh hướng này. Nếu giới tính con người tương đối được điều kiện hóa bởi những định thể sinh học, thì nó cũng và nhất là tùy thuộc vào sự biểu lộ mà mỗi người thực hiện từ các ước vọng của mình. Đời sống xung năng được xây dựng trong một hệ thống các biểu lộ gắn liền với các kinh nghiệm khác nhau mà đứa bé hay người thiếu niên có được từ thân xác của mình. Những nhận dạng ban đầu là nhiều và thường hướng đến những người cùng giới tính để củng cố thêm căn tính của bé trai hay bé gái. Và chính khi các xung đột bên trong xảy ra và không được giải quyết mà những định/xu hướng đặc biệt có thể xuất hiện mâu thuẫn với căn tính của chủ thể. Điều này muốn nói rằng đồng tính không phải là một thế đôi ngả của sự khác biệt giới tính, một sự khác biệt chỉ được nối kết giữa một người nam và một người nữ. Đúng hơn, đồng tính là việc diễn tả một sự định hình nguyên thủy với cái/người giống và tương tự như mình, và thuộc về một khó khăn phải nội hiện giới tính khác.

Có những hình thức đồng tính khác nhau : một số có thể tiến triển và tự nhiên hướng tới sự lôi cuốn của giới tính khác đang khi một số khác ít linh hoạt hơn. Bi kịch là rằng khung cảnh hiện nay không tạo điều kiện dễ dàng cho một sự tự vấn trên chính mình đối với chủ thể để biết khuynh hướng này tương ứng với điều gì. Thế nhưng, thường có nhiều người đến tham vấn với hy vọng sửa đổi xu hướng này và một số khác đến sửa lại nó. Nhưng có một thứ cấm kỵ và cấm đoán suy nghĩ rằng người ta có thể thay đổi xu hướng đồng tính đang khi có những người đạt tới đó. Người ta dễ dàng thừa nhận việc một người dị tính có thể trở thành đồng tính đang khi điều ngược lại thì không thể.

Dĩ nhiên, vấn đề không phải là sử dụng các phương pháp tiến hành và những thực hành tự ám thị nhưng là để tự do ngôn luận cho chủ thể mà tìm cách ý thức về những gì đã dẫn đưa mình đến chỗ tự tổ chức về mặt tâm lý theo cách này và đến chỗ quyết định những gì mình có thể sống và đảm nhận.

Quả thực, ảnh hưởng xã hội của một xã hội quá tự mê say bản thân có khuynh hướng tự suy nghĩ cách lờ mờ về vấn đề tính dục. Các thanh thiếu niên thắc mắc vì sau một vài thất bại tình ái, họ nghĩ rằng có lẽ họ là người đồng tính và thậm chí sống những kinh nghiệm để biết những gì họ là. Điều đó cho thấy các chủ thể hiện nay gặp khó khăn sống với nội tâm của mình và khó khăn xác định những ước vọng của mình ; tất cả sẽ phải được thể hiện trong hành động.

Vấn đề đồng tính không được nghiên cứu đủ để hiểu nó thuộc vận hành tâm lý nào. Cũng có một thứ lười biếng trí thức, hệ tại gán cho mối quan hệ giữa hai người cùng giới tính chính những đặc điểm mà, cách đặc thù, riêng biệt cho cặp đôi được hình thành bởi một người nam và một người nữ.

Zenit : Trong những điều kiện này, tại sao ý muốn « kết hôn » của những người đồng giới tính ?

Đức Ông Anatrella : Ở đây, chúng ta chuyển sang khía cạnh xã hội của vấn đề đồng tính với nhiều câu trả lời mà tôi đã có cơ hội khai triển trong các tác phẩm và bài viết của tôi.

+ Đằng sau đòi hỏi này, có một ý muốn được xã hội nhìn nhận và công nhận đồng tính như là một hình thức giới tính khác trong số các hình thức khác. Vấn đề là biết liệu nó có thể được xem xét về mặt xã hội như là một hình thức giới tính như một hình thức khác và cũng chất vấn về sự kiện sau : từ loại giới tính nào xã hội được tổ chức ? Đồng tính không cho thấy bất kỳ sự cần thiết xã hội nào, đó là lý do tại sao tất cả các xã hội đã luôn được tổ chức xung quanh hôn nhân giữa người nam và người nữ vì họ là những người duy nhất hình thành nên một đôi bạn và có ý nghĩa sự khác biệt giới tính mà mối liên kết xã hội cần đến.

+ Cũng cần phải xem xét việc ly dị đã dẫn đến sự hạ thấp giá trị ý nghĩa của hôn nhân như là giao ước giữa một người nam và một người nữ, do việc làm yếu đi các nghĩa vụ của nó và do việc buông lỏng luật lệ và của các thẩm phán không tôn trọng chúng nữa. Chắc chắn bởi vì bậc sống này đã không được chuẩn bị đủ, nên sự trưởng thành vẫn còn yếu ớt để có ý thức về một cam kết và vì kế hoạch sống vừa mới phác thảo. Từ đó nảy sinh một não trạng chủ nghĩa cá nhân mà từ đó nhiều người đã gặp khó khăn đạt tới chiều kích xã hội của đời sống tình cảm xuyên qua hôn nhân và của trách trách nhiệm khách quan của mình đối với người kia và con cái. Đôi tình nhân (bên ngoài mọi chiều kích xã hội) đã áp đặt gây thiệt cho đôi bạn xây dựng trên một giao ước (hôn nhân). Như thế, chỉ cần cảm nghiệm những tình cảm mãnh liệt để chia sẻ một đời sống chung là đủ mà không cần phải đặt nó vào trong hôn nhân và gia đình. Từ đó, những hình thức chung sống không hôn thú tạo nên những lẫn lộn và không bảo vệ mối liên kết xã hội. Sự sống chung không hôn thú, những gia đình chỉ có một cha hay mẹ và những cặp phân ly, và những cặp cùng giới tính không hơn gì, không thể trong bất cứ trường hợp nào đại diện cho những khuôn mẫu phù hợp của tương lai… Cũng đủ để ghi nhận rằng các nhà đình có một cha hay mẹ và các cặp ly dị trở nên nghèo nàn đi về nhiều phương diện và nhất là trên bình diện kinh tế để nhận thấy rằng họ không thể dùng làm quy chiếu. Rất thường đó là những gì các người trưởng thành xuất thân từ các hoàn cảnh này nói đến đang khi họ còn nhỏ, mà không phải lên án hay bác bỏ cha mẹ mình. Nhưng họ biết rằng họ muốn sống cách khác trong lợi ích đôi lứa của họ và của con cái của họ, và khám phá ra ý nghĩa của hôn nhân và lòng chung thủy.

+ Ngày nay, hôn nhân xuất hiện như là sự nhìn nhận của xã hội đối với các tình cảm hơn là sự diễn tả việc cam kết bất khả thay đổi giữa một người nam và một người nữ và và tách rời với việc sinh sản và đo đó với dòng dõi. Trong những điều kiện thuần túy tình cảm này, bất kỳ ai đều có thể kết hôn với bất kỳ ai, và bất kỳ ai đều có thể tự cho mình là cha hay mẹ của một đứa bé dù tách rời quan hệ họ hàng (người ta sai khi nói về tính chất quan hệ họ hàng) khỏi việc sinh sản và hành vi tính dục. Khi thao túng ngôn ngữ, thì có thể nói một điều và điều trái ngược với nó và tìm cách gọi tên điều không thể tưởng tượng được và những gì không tồn tại trong thực tế. Bản chất của hôn nhân do đó không bị giảm thiểu thành việc nhìn nhận xã hội đối với các tình cảm. Hôn nhân là một thể chế trong đó một người nam và một người nữ ghi khắc tình vợ chộng của mình và việc sinh sản trong sự liên tục gia đình và liên thế hệ. Hai người cùng giới tính không được thiết lập để có thể đảm nhận những đặc điểm khách quan này của hôn nhân. Dòng dõi và tính liên thế hệ dừng lại ở tính cách độc giới tính của họ.

+ Sự bình đẳng giữa các quyền lợi và sự đấu tranh chống lại những phân biệt kỳ thị là những lập luận khác được dùng để biện minh cho hôn nhân giữa những người cùng giới tính.

Nếu chúng ta hết thảy đều bình đẳng trước pháp luật, thì điều đó không muốn nói rằng tất cả các hoàn cảnh sống đều bình đẳng và có cùng giá trị. Ở đây, có sự thay đổi ý nghĩa của sự bình đẳng và của các quyền làm cho người ta hiểu rằng tất cả các kết hợp tình cảm sẽ có cùng bản chất và có thể nằm trong khuôn khổ của hôn nhân. Hôn nhân thuộc về một quyền chỉ được dành riêng cho người nam và người nữ vì nó tương ứng với giao ước của các giới tính, nhưng hiện tại nó bị dụng cụ hóa cho những mục đích chính trị như để bình thường hóa đồng tính.

Các nhà hữu trách chính trị mà xây dựng luật trên tất cả những điểm yếu và những điểm mù quáng của xã hội, sẽ đặc biệt đóng góp vào việc làm yếu đi cái khung mang và tham dự vào việc phá kết cấu của các công dân, bắt đầu bằng những người trẻ nhất. Chúng ta sẽ trả giá con người và xã hội về điều đó, trên các thế hệ tương lai trong 30 đến 40 tới.

Không có gì là phân biệt kỳ thị và đó là hành động hợp lý trí khi chủ trương rằng hôn nhân cũng như việc mang thai và nhận con nuôi chỉ được định nghĩa duy nhất từ một người nam và một người nữ. Theo nghĩa này, đứa con không phải là một quyền, đang khi quyền và lợi ích trỗi vượt của nó là được cưu mang và giáo dục giữa một người nam và một người nữ, một người cha và một người mẹ… Việc nhận con nuôi trong một thế giới độc giới tính thường được trình bày bằng những từ ngữ thuần túy tình cảm hơn là cấu trúc : một đứa bé cần gì ?

+ Việc thay đổi ý nghĩa hôn nhân này đã được khuếch đại với việc thành lập Pacs (« pacte civil de solidarité » là một khế ước. Nó được ký kết giữa hai người trưởng thành, khác hay cùng giới tính, để tổ chức đời sống chung của họ (ctnd)), như tôi đã từng nói vào thời đó, bằng việc tham dự vào việc phá cấu trúc của hôn nhân cho đến chỗ tạo điều kiện cho tính vô ích của nó, thậm chí là biến mất đi. Hôn nhân, một thể chế, càng ngày càng trở thành một khế ước (như một khế ước của cải) đi từ kết hợp thành phân rẽ đến độ tạo nên những điều kiện tâm lý về một xã hội của những cảm xúc không kiên vững,  của những người đa phu/thê xuyên qua cơ chế đa đối tác, của những mối quan hệ bấp bênh và những sự lẫn lộn giới tính.

Theo nghĩa này, khế ước Pacs – một khế ước dễ dàng được điều khiển về mặt pháp lý nhất – có nguy cơ thay thế cho hôn nhân đang giảm sút liên tục, đang trở thành dấu của cảm xúc thay đổi của thời hiện đại. Công quyền mang lấy một trách nhiệm nghiêm trọng khi phá bỏ một hệ thống biểu tượng mà đã tốn bao nhiêu thế kỷ để xây dựng và trở nên tinh tế vì lợi ích của giao ước giữa người nam và người nữ. Khế ước Pacs và hôn nhân giữa những người cùng giới tính sẽ làm cho hôn nhân vô hiệu bởi vì những khế ước liên kết đa dạng được đưa vào. Trong những điều kiện này, có một hình thức bất công và phân biệt kỳ thị đòi buộc hôn nhân dân sự trước khi kết hôn về mặt tôn giáo. Tôi đã khơi lên điều này trong cuốn « La différence interdite » của tôi, mà luôn có tính thời sự vào lúc mà một số người tự hỏi tại sao người ta đòi buộc họ kết hôn trước sự lẫn lộn pháp lý này.

+ Hôn nhân giữa những người cùng giới tính biểu lộ một sự hỗn độn thực sự làm tổn hại đến sự khác biệt giới tính mà xã hội cần đến. Tín hiệu được gởi đến xã hội làm cho hiểu rằng xã hội làm tăng giá trị cho việc tìm kiếm cái giống và cái tương tự và nó thừa nhận điều đó trong luật lệ đến độ làm tổn hại đến ý nghĩa của người khác. Phải chăng người ta đã đo lường được tất cả các hậu quả của một cái nhìn hạn hẹp như thế về các mối quan hệ cá nhân và mối liên hệ xã hội ? Thử suy nghĩ cũng đủ để biết làm thế nào đặt tên cho hệ thống này trong đó người ta muốn nhốt chúng ta ?

Sau cùng, thật khá ngạc nhiên phải công nhận rằng, vào lúc mà cuộc khủng hoảng tài chính đang đe dọa hành tinh, vào lúc mà gia đình được xây dựng giữa một người nam và một người nữ cần được nâng đỡ đồng thời vẫn đồng hành với các hoàn cảnh đặc biệt như các gia đình có một cha hay mẹ , đang khi trường học, các chương trình học đường và việc truyền thông đặt ra những vấn đề nghiêm trọng và chúng ta đang đi đến một sự tương đối suy sụt việc làm, thì trong thời gian đó, các nhà chức trách chính trị lại tạo ra luật lệ trên những vấn đề phong hóa, như thế biểu lộ sự bất lực của họ để giải quyết điều cốt lõi. Các chiến dịch pháp lý nơi nhiều nước cũng chứng tỏ điều đó : những vấn đề sâu xa không được đề cập và những dự phóng của các ứng viên không được cho biết với hy vọng dành lá phiếu. Thật đáng lo ngại khi nhận thấy rằng đa số các chính trị gia không tìm cách lượng giá các hậu quả khi, dưới áp lực của các nhóm thế lực, họ nghĩ cho kết hôn những người cùng giới tính. Không có một quyền hôn nhân bên ngoài một số bó buộc, để kết hôn còn phải có điều kiện.

Người ta sẽ hiểu, thật không đúng để nói về « các gia đình » khi để cho hiểu rằng có thể có nhiều mô hình, đang khi nó hệ tại những điều kiện đặc biệt từ đó gia đình không thể được định nghĩa. Cũng hoàn toàn không thích đáng nói về « gia đình truyền thống » khi đặt nó cạnh những mô hình được gọi là mới (sống chung không hôn thú, gia đình một cha hay mẹ, gia đình ‘cha mẹ’ đồng tính) đang khi chúng cho thấy một sự phân mảnh ý nghĩa của gia đình mà càng ngày càng sẽ trở nên khó khăn đồng nhất với. Cần nói về gia đình khởi đi từ căn tính mà nó mặc lấy. Căn tính của gia đình không ở trong những gì người ta làm nên, nhưng trong những gì nó là tự bản chất. Nếu không người ta lẫn lộn những điều bất ngờ của cuộc sống, những xúc động và những hoàn cảnh đặc biệt với những gì xác định gia đình.

Chính trong ý nghĩa này mà Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã nói ở Milan, dịp Hội ngộ quốc tế các gia đình lần VII: « Gia đình phải được tái khám phá xét như là gia sản chính yếu của nhân loại, dấu của một nền văn hóa đích thực và bền vững vì lợi ích của con người…Nhà Nước được kêu gọi nhìn nhận căn tính riêng của gia đình, được xây dựng trên hôn nhân và mở ra  cho sự sống, và quyền hàng đầu của các bậc cha mẹ tự do giáo dục con cái, theo kế hoạch  giáo dục mà họ xét là hợp thức và thích đáng ».

Tý Linh chuyển ngữ

Tags:

Trackback from your site.

Bài viết cùng chủ đề

Dữ liệu Website cũ

Xem nhiều gần đây nhất

Đang online

Lịch đăng bài

Tháng Mười Hai 2024
H B T N S B C
« Th11    
  1
2 3 4 5 6 7 8
9 10 11 12 13 14 15
16 17 18 19 20 21 22
23 24 25 26 27 28 29
30 31