MẬT NGHỊ: VÀ CÁC HỒNG Y BẮT ĐẦU PHÁT BIỂU NGAY SAU ĐÓ
Một số Hồng y đã phát biểu sau mật nghị để mô tả bầu không khí trong Nhà nguyện Sistine trong suốt quá trình đặc biệt này. Một số người thậm chí còn đưa ra lời giải thích về các tiêu chí được giữ lại – hoặc không – để bầu Giáo hoàng tiếp theo.
Các Hồng y tham gia mật nghị đã tuyên thệ giữ bí mật, nếu tiết lộ những gì đang diễn ra ở đó sẽ bị vạ tuyệt thông. Một lời tuyên thệ được tôn trọng không ngăn cản một số Hồng y kể lại, một ngày sau cuộc bầu cử của Đức Giáo hoàng Lêô XIV, bầu không khí của sự kiện đặc biệt này đã diễn ra tại Nhà nguyện Sistine. Một bầu không khí đặc biệt đã dẫn đến cuộc bầu cử Hồng y Robert Francis Prevost qua bốn vòng bỏ phiếu vào ngai tòa Thánh Phêrô. “Cuộc họp kín diễn ra trong sự hòa hợp tuyệt vời. Thực tế luôn khác với những gì phim ảnh cho chúng ta thấy”, Hồng y Ludwig Müller người Đức cho biết. “Thiên Chúa đã thương xót sử dụng lương tâm và thẩm quyền của Hồng y đoàn của Giáo hội Rôma để bầu người kế nhiệm Thánh Phêrô.” “Mật nghị này diễn ra rất yên bình. Đó là một trải nghiệm rất đẹp. Nghi lễ này rất đẹp“, Đức Hồng y Jean Paul Vesco, Tổng giám mục Alger cho biết. “Chúng ta thường nghĩ về các cuộc họp kín với những phản xạ phân tích chính trị. Nhưng đó không phải là chính trị. Bây giờ tôi đã tin chắc điều đó.”
Khi Hồng y Prevost giành được ít nhất hai phần ba số phiếu bầu, “một kết quả tuyệt vời“, vị tổng giám mục nói thêm, “có một niềm vui rõ ràng, một cảm xúc to lớn. Không có động cơ ẩn kín nào, chỉ có niềm vui sâu xa giữa tất cả các Hồng y“. “Tôi chưa bao giờ nghĩ rằng mình sẽ trải qua điều gì đó như thế này trong đời”, Đức Hồng y Gérald Cyprien Lacroix, Tổng giám mục Québec, phát biểu trong buổi họp báo ngày 9 tháng 5. “Tôi thấy rất, rất cảm động, và chúng tôi cũng cảm thấy rằng con người này, có vẻ hơi nhút nhát hơn những người khác, nhưng đồng thời cũng rất kiểm soát được khả năng của mình, đã bước ra với niềm vui, với bài phát biểu mà các bạn đã nghe tại Quảng trường Thánh Phêrô“.
Một mật nghị rất nhanh
Một số nhà quan sát dự đoán mật nghị sẽ kéo dài và phức tạp, vì phần lớn các Hồng y cử tri không biết nhau. Cuối cùng, điều ngược lại đã xảy ra. “Thật đáng kinh ngạc. Nó xảy ra rất nhanh. Thậm chí nó có thể kết thúc sớm hơn“, Đức Hồng y Vesco nói tiếp. “Nhanh hơn bạn có thể tưởng tượng! Tôi không nghi ngờ gì về điều đó, nhưng đúng là Chúa Thánh Thần đã làm việc.” “Điều đó xảy ra rất nhanh“, Hồng y người Pháp Pierre, đại sứ của Tòa Thánh tại Hoa Kỳ, cũng xác nhận trong một cuộc họp báo của các Hồng y người Mỹ tại bục giảng của Đại học Bắc Mỹ ở Rôma vào ngày 9 tháng 5. Sau đó, vị Hồng y người Pháp đã đảo ngược câu cách ngôn của nhà thơ Charles Péguy theo đó “mọi thứ bắt đầu bằng thần bí và kết thúc bằng chính trị“. “Trong mật nghị, tôi đã trải nghiệm rằng mọi thứ bắt đầu bằng chính trị và kết thúc bằng thần bí. Đó là những gì chúng tôi đã trải nghiệm.“
Chúa Thánh Thần hướng dẫn các Hồng y trong cuộc bỏ phiếu. Nhưng liệu các tiêu chí khác như quốc tịch Mỹ có đóng vai trò gì không? “Tác động của căn tính Mỹ của ngài hầu như không đáng kể trong các cuộc thảo luận, […] đó hoàn toàn không phải là vấn đề quan trọng trong mật nghị này“, Hồng y người Mỹ Wilton Gregory khẳng định trong cùng cuộc họp báo. “Tôi không cảm thấy rằng mật nghị này là sự tiếp nối của cuộc bầu cử chính trị ở Mỹ.” “Tôi không thấy bất kỳ nỗ lực nào nhằm tìm ra ‘đối trọng’ trong cuộc bầu cử này“, Đức Hồng y Dolan cũng cho biết khi được hỏi về khả năng hộ chiếu Mỹ của ngài có thể được sử dụng để gây ảnh hưởng, khi đối diện với Donald Trump trên trường quốc tế.
Đức Hồng y Lacroix nói thêm: “Chúng tôi không chọn bầu một giáo hoàng từ châu lục này hay châu lục khác […], nhưng là người có thể trở thành mục tử của Giáo hội ngày nay“. Đức Hồng y Wilton Gregory nói tiếp, mối quan tâm của các Hồng y là “tìm ra ai trong số chúng tôi có thể tập hợp chúng ta lại với nhau” và truyền bá đức tin trên khắp thế giới. “Chúng tôi không đưa ra lựa chọn dựa trên hộ chiếu. Tôi đã nói điều này trước mật nghị: chúng tôi thường có quan điểm lấy châu Âu làm trung tâm về Giáo hội Công giáo“, Đức Hồng y Bustillo, Tổng giám mục Ajaccio, khẳng định lại. “Chúng tôi đã có một vị giáo hoàng người Argentina, giờ là một vị giáo hoàng người Bắc Mỹ, vì vậy, nếu tôi dám nói, chúng tôi đã phân quyền của Giáo hội Công giáo một chút, chúng tôi đã mở rộng chân trời. Chúng tôi rất vui khi biết rằng vị Giáo hoàng này đến từ nơi khác, từ xa xôi, sẽ có thể mang lại sự độc đáo, tươi mới cho Giáo hội Công giáo.”
Cuộc bầu cử được quyết định khi nào? Bảy Hồng y cử tri người Mỹ cho biết, không giống như mật nghị năm 2013, nơi Đức Jorge Mario Bergoglio đã có bài phát biểu quyết định trong các phiên họp chung, mô hình này không được lặp lại với Hồng y Prevost. Đức Hồng y McElroy nhấn mạnh: “Điều quan trọng không phải là những gì ngài nói mà là cách ngài nói“. Đức Hồng y Gregory cho biết: “Rất nhiều cuộc đối thoại diễn ra trong giờ nghỉ uống cà phê, lúc ăn uống, trong các nhóm nhỏ“. Mọi người đều nhất trí đảm bảo rằng Đức Leo XIV đã được hưởng được từ một “chuyển động” thống nhất to lớn.
Đức Lêo XIV đã phản ứng thế nào khi được bầu? Đức Hồng y Joseph William Tobin, Tổng Giám mục Newark, đã quen biết Đức Lêô XIV từ ba mươi năm qua. Ngài cho biết ngài đã để mắt đến ĐHY Prevost trong cuộc bỏ phiếu khi tên tuổi của Đhy Prevost đang thu hút sự chú ý đáng kể. “Ngài ấy lấy tay ôm đầu […] và tôi nhìn ngài ấy vì tôi đã gặp khó khăn trong việc tưởng tượng một những gì một con người đang sống khi phải đối mặt với [một cuộc bầu cử như vậy]. Nhưng khi ngài ấy chấp nhận, thì như thể ngài ấy luôn được tạo nên cho điều này“, ĐHY Tobin nhớ lại và đồng thời nhìn thấy ân sủng của Chúa trong đó. Và Đức cha Vesco kết luận: “Chúng ta đã có được vị Giáo hoàng mà chúng ta cần, một người giản dị, khiêm tốn, ôn hòa, với một chân dung Giáo hoàng thực sự.”
Tý Linh
(theo Agnès Pinard Legry, Aleteia)
Tags: Lêo XIV
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- MẬT NGHỊ: VÀ CÁC HỒNG Y BẮT ĐẦU PHÁT BIỂU NGAY SAU ĐÓ
- ĐỨC LÊÔ XIV TẠI MỘT ĐỀN THÁNH CỦA DÒNG THÁNH AUGUSTINÔ VÀ TẠI MỘ ĐỨC PHANXICÔ
- DIỄN VĂN CỦA ĐỨC GIÁO HOÀNG LÊÔ XIV CHO HỒNG Y ĐOÀN : « NGÀY NAY GIÁO HỘI TRAO CHO MỌI NGƯỜI DI SẢN HỌC THUYẾT XÃ HỘI CỦA MÌNH »
- CHÂN DUNG, KHẨU HIỆU VÀ HUY HIỆU CỦA ĐỨC GIÁO HOÀNG LÊÔ XIV
- BỀ TRÊN TỔNG QUYỀN DÒNG AUGUSTINÔ: ĐỨC GIÁO HOÀNG LÊÔ XIV ‘THỰC SỰ GẦN GŨI VỚI MỌI NGƯỜI’
- TÌM HIỂU DÒNG THÁNH AUGUSTINÔ CỦA ĐỨC LÊÔ XIV
- “NGÀI ĐÃ CÓ MỘT TỶ SỐ TUYỆT VỜI” TẠI MẬT NGHỊ
- XÓA MÌNH ĐI ĐỂ CHÚA KITÔ Ở LẠI
- TIỂU SỬ ĐỨC TÂN GIÁO HOÀNG LÊÔ XIV
- THÁNH LỄ KHAI MẠC TRIỀU ĐẠI GIÁO HOÀNG CỦA ĐỨC LÊÔ XIV VÀO NGÀY 18 THÁNG 5
- “GIÁM MỤC LÀ MỘT MỤC TỬ GẦN GŨI VỚI DÂN CHÚNG, KHÔNG PHẢI LÀ NGƯỜI QUẢN LÝ”
- ĐỨC TÂN GIÁO HOÀNG LÊÔ XIV KÊU GỌI HÒA BÌNH VÀ GIẢI TRỪ VŨ TRANG TRÊN THẾ GIỚI
- HABEMUS PAPAM
- GIỮA SỰ TRANG NGHIÊM VÀ LONG TRỌNG, MẬT NGHỊ BẮT ĐẦU
- KHÓI ĐEN ĐẦU TIÊN XUẤT HIỆN TỪ ỐNG KHÓI NHÀ NGUYỆN SISTINE
- THÁNH LỄ CẦU NGUYỆN CHO VIỆC BẦU CHỌN GIÁO HOÀNG : « CẦU NGUYỆN LÀ THÁI ĐỘ DUY NHẤT THÍCH HỢP »
- MẬT NGHỊ: ĐỨC GIÁO HOÀNG ĐƯỢC BẦU NHƯ THẾ NÀO?
- “EXTRA OMNES!”, “XIN MỌI NGƯỜI RA NGOÀI!”
- PHIÊN HỌP CHUNG LẦN THỨ 12 TẬP TRUNG VÀO NHỮNG PHẨM CHẤT CẦN THIẾT CHO MỘT GIÁO HOÀNG TƯƠNG LAI
- CÁC HỒNG Y TIẾP TỤC SUY NGHĨ VÀ PHÁC HỌA HÌNH ẢNH VỀ MỘT « GIÁO HOÀNG MỤC TỬ »