MINH ĐỊNH : TÒA THÁNH KHÔNG QUÊN LÊN ÁN HAMAS
Đức Hồng Y Pietro Parolin nhắc lại lập trường “gần gũi” của Đức Phanxicô đối với người Israël và người Palestin. “Mối quan hệ với thế giới Do Thái không có vấn đề gì,” ĐHY Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh đảm bảo và đồng thời giải thích rằng công việc giải phóng con tin ở Trung Đông cũng như ở Ucraina vẫn tiếp tục. Tòa Thánh đang nỗ lực đưa trở về những đứa trẻ Ucraina bị cưỡng bức đưa đến Nga. Về hy vọng kết thúc chiến tranh của Điện Kremlin, ngài nói: “Tất cả chúng ta đều hy vọng như vậy“.
Đức Thánh Cha và Tòa Thánh gần gũi với nỗi đau khổ của tất cả mọi người: các ngài không lên án một cách hời hợt (“nhìn lướt qua”) cuộc tấn công khủng khiếp của Hamas vào ngày 7 tháng 10; đồng thời, Tòa Thánh không thể “làm ngơ” những gì đang xảy ra ở Gaza, “nơi có quá nhiều người chết, quá nhiều người bị thương, quá nhiều sự tàn phá”. Đức Hồng y Pietro Parolin nhắc lại nguyên tắc “gần gũi công bằng” vốn luôn là phong cách của Tòa thánh kể từ thời Đức Bênêđíctô XV, ngài cũng từng bị “cả hai phe tấn công” trong Thế chiến thứ nhất vì đã duy trì “một lập trường trung lập”, mà theo những người tố cáo, không thừa nhận “kẻ xâm lược và người bị xâm lược”. Một số phận mà giờ đây dường như cũng ảnh hưởng đến Đức Thánh Cha Phanxicô, người đã đưa ra những nhận xét vào thứ Tư ngày 22 tháng 11 vào cuối buổi tiếp kiến chung đã gây ra tranh cãi giữa một số đại diện của thế giới Do Thái, kể cả sáng nay các giáo sĩ Do Thái ở Ý đã phàn nàn trong một thông tri rằng Đức Giáo hoàng đã đặt Hamas và Israel ngang hàng với nhau khi nói về “chủ nghĩa khủng bố” ở cả hai bên.
Đức Thánh Cha tiếp kiến gia đình con tin Israel
Cuối buổi tiếp kiến chung hôm thứ Tư 22/11/2023, Đức Thánh Cha nói như sau: “Chúng ta đừng quên kiên trì cầu nguyện cho tất cả những người đang đau khổ vì chiến tranh ở nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt là những người dân Ucraina, Israel và Palestin thân yêu. Sáng nay, tôi đã tiếp kiến hai phái đoàn, một phái đoàn từ Israel có các thành viên gia đình đang bị bắt làm con tin ở Gaza và một phái đoàn khác từ người Palestin có các thành viên gia đình đang đau khổ ở Gaza. Họ đau khổ rất nhiều, tôi thấy cả hai đều đau khổ biết bao: chiến tranh gây ra điều đó, nhưng ở đây, chúng ta đã vượt ra ngoài chiến tranh, đó không phải là tiến hành chiến tranh, đó là khủng bố. Chúng ta hãy tiếp tục cuộc hành trình cho hòa bình, cầu nguyện cho hòa bình, cầu nguyện không ngừng cho hòa bình. Xin Chúa can thiệp, xin Chúa giúp chúng ta giải quyết các vấn đề và gạt bỏ những đam mê mà cuối cùng đang giết chết thế giới. Chúng ta hãy cầu nguyện cho nhân dân Palestin, chúng ta hãy cầu nguyện cho nhân dân Israel để hòa bình có thể đến“.
Mối quan hệ với thế giới Do Thái
Được các nhà báo đặt câu hỏi bên lề thánh lễ tại nhà thờ Sant’Andrea della Valle, nơi vào buổi chiều ngài đã cử hành lễ kỷ niệm 90 năm Holodomor, về vụ hủy diệt bi thảm bị gây ra bởi nạn đói của hàng triệu người Ucraina vào năm 1932-1933, ĐHY đã phát đề cập về những cáo buộc “kỳ cục” chống lại Đức Giáo Hoàng và nhấn mạnh rằng những sự kiện gần đây “chắc chắn không” đặt ra vấn đề về mối quan hệ với thế giới Do Thái và “những thành tựu của những năm qua, bắt đầu từ tuyên ngôn Nostra Aetate”. Ngược lại, “chúng tôi quan ngại sâu sắc trước làn sóng bài Do Thái đang bùng phát khắp nơi”.
Một lập trường rõ ràng chống lại các cuộc tấn công nhắm vào Israel
Đối với Đức Hồng y Parolin, “Tòa Thánh đã có lập trường rất rõ ràng chống lại cuộc tấn công của Hamas. Chúng tôi đã bỏ qua nó trong im lặng.” Chính ngài, bên lề một sự kiện tại Đại học Grêgôriô, một ngày sau cuộc tấn công của phiến quân ở Israel, đã nói về một cuộc tấn công “khủng khiếp” và “đáng khinh”. Sau đó, trong tất cả các tuyên bố công khai của mình, Đức Giáo hoàng đã không ngừng lên án bạo lực và kêu gọi ngừng bắn và phóng thích con tin Israel.
Đức Hồng Y nhấn mạnh : “Đối với tôi, dường như Tòa thánh đang cố gắng bằng mọi cách để trở nên công bằng, tính đến nỗi đau khổ của tất cả mọi người. Ngay cả trong trường hợp này, nỗi đau khổ khủng khiếp mà Israel phải gánh chịu cũng phải bị lên án”. Đồng thời, “chúng ta không thể bỏ qua những gì đang xảy ra ở phía bên kia”, cụ thể là ở Dải Gaza, “nơi có rất nhiều người chết, rất nhiều người bị thương, rất nhiều sự tàn phá”. Đức Hồng Y nói thêm, Đức Giáo Hoàng “muốn gần gũi với nỗi đau khổ của tất cả những người đau khổ”. Ngài đã tiếp gia đình các con tin và một nhóm người Palestin trong hai buổi tiếp kiến riêng biệt vào hôm thứ Tư.
Đức Thánh Cha tiếp kiến phái đoàn Palestin
Phân biệt giữa kẻ xâm lược và người bị xâm lược
Đối với những nhà báo đã nhận xét rằng những lời chỉ trích của các giáo sĩ Do Thái hôm nay tương tự như những lời chỉ trích nổi lên trong cuộc chiến giữa Ucraina và Nga về việc thiếu sự phân biệt giữa “những kẻ xâm lược” và “những người bị xâm lược”, Đức Hồng y Parolin nhấn mạnh rằng “chúng tôi đã trả lời, đúng thời hạn. Đức Giáo Hoàng và Tòa Thánh nói rõ ràng: trong trường hợp Ucraina, chúng tôi nói “đó là một cuộc chiến tranh xâm lược”. Còn gì để nói thêm? Cũng cần phải đọc kỹ các từ và hiểu ý nghĩa của chúng. Tiếp đến, nếu ta muốn biết nhiều hơn, chúng tôi cũng có quan điểm của mình, chúng tôi cân nhắc và đưa ra quyết định của mình ”. Đức Hồng Y đảm bảo: “Tuy nhiên, đối với tôi, dường như không có sự tương đương. Những gì phải nói, chúng tôi đã luôn nói, ngay cả khi nó ở những hình thức phù hợp với Tòa thánh.” Và “những gì Đức Giáo Hoàng nói, ngài nói rõ ràng. Tất nhiên, không như họ muốn.”
Con đường của Tòa Thánh
Những căng thẳng, những lời buộc tội, những khó khăn trong việc nói về hòa bình dù sao không phải là mới. ĐHY nhắc lại : “Đây không phải là lần đầu tiên điều này xảy ra… Nếu các bạn còn nhớ trong Thế chiến thứ nhất, Đức Giáo hoàng Bênêđíctô XV đã bị cả hai phe tấn công vì, như người ta nói, ngài cũng có lập trường trung lập, ông không nhận ra kẻ xâm lược và người bị xâm lược”. “Tôi xin lỗi, nhưng tôi không ngạc nhiên. Đó là kết quả có thể nói với mọi người những gì cần phải nói, nhưng tôi phải nói theo cách mà Tòa Thánh làm”.
Vấn đề con tin
Về những con đường đối thoại mà Tòa Thánh đang theo đuổi ở Trung Đông, ĐHY Quốc Vụ Khanh giải thích rằng “điều có thể làm là tiếp tục giải quyết vấn đề con tin. Hiện tại, không có nhiều khả năng khác.” Theo Đức Hồng y, cử chỉ tiếp đón các gia đình tại Vatican của Đức Giáo Hoàng “có thể phục vụ theo nghĩa này để giúp tìm ra giải pháp”.
Các trẻ em Ucraina bị đưa đến Nga
Trong khi đó, hoạt động trên mặt trận Ucraina nhằm trao trả trẻ em bị ép đưa đến Nga vẫn tiếp tục. “Cơ chế được đưa ra sau chuyến thăm của Đức Hồng y Zuppi tới Moscou và Kiev đang hoạt động. Và nó mang lại kết quả.” Tuy nhiên, Đức Hồng y Parolin nói rõ, “ngay cả ở đây, chúng ta cũng không nên mong đợi những kết quả vang dội, cụ thể là hàng trăm, hàng trăm người sẽ được thả…”. Hơn nữa, những số liệu “không có sự đồng thuận: bên này nói thế này, bên kia nói thế khác. Nhưng có một việc đang được thực hiện và nó đã mang lại kết quả.”
Kết thúc chiến tranh ở Ucraina
Đức Hồng Y cũng được hỏi về những phát biểu của Tổng thống Nga Vladimir Putin tại G20, khi ông khẳng định rằng Nga “sẵn sàng thảo luận” để chấm dứt “thảm kịch” cuộc chiến ở Ucraina. Một nhà báo hỏi: “Tổng thống Nga có đáng tin không khi ông ấy hy vọng chấm dứt cuộc xung đột mà chính ông ấy đã phát động?” ĐHY trả lời: “Tôi hy vọng ông ấy đáng tin cậy vì đó là điều mà tất cả chúng ta đều hy vọng”.
Thỏa thuận Israël-Hamas
Chiều thứ Năm 23/11, Đức Hồng y bày tỏ mối quan ngại về việc trì hoãn thỏa thuận giữa Hamas và Israël về một lệnh ngừng bắn tạm thời cũng như việc thả các con tin Israël và những người Palestin bị giam giữ, trong khi hôm thứ Tư, về chủ đề này, ngài tuyên bố rằng đây là một “bước quan trọng” mà mang lại những tia hy vọng. Tòa Thánh hy vọng về việc thiết lập một lệnh ngừng bắn.
Tý Linh
(theo Salvatore Cernuzio, Vatican News)
Tags: Giáo-Hội-&-Nhà-Nước, Hòa-bình, Phanxicô-I
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- BÀI GIÁO LÝ VỀ CHÚA THÁNH THẦN VÀ HIỀN THÊ – BÀI 14. CÁC ƠN CỦA HIỀN THÊ. CÁC ĐẶC SỦNG, NHỮNG ƠN CỦA CHÚA THÁNH THẦN VÌ ÍCH CHUNG
- ẤN BẢN MỚI CỦA SÁCH BÀI ĐỌC DÀNH CHO TANG LỄ CỦA ĐỨC THÁNH CHA
- CARLO ACUTIS VÀ PIER GIORGIO FRASSATI SẼ ĐƯỢC PHONG THÁNH TRONG NĂM THÁNH
- ĐỨC PHANXICÔ: THIÊN CHÚA SẼ CÓ LỜI CUỐI CÙNG VỀ CUỘC CHIẾN Ở UCRAINA
- SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC PHANXICÔ CHO NGÀY QUỐC TẾ GIỚI TRẺ LẦN THỨ 39 : TÔI XÂY DỰNG CUỘC SỐNG CỦA TÔI TRÊN NHỮNG NIỀM HY VỌNG NÀO ?
- SỰ KHÔNG CHẮC CHẮN TO LỚN VỀ CÁC SỐ LIỆU CỦA CUỘC XUNG ĐỘT
- THƯ CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHAN-XI-CÔ VỀ VIỆC KÍNH NHỚ CÁC THÁNH, CHÂN PHƯỚC, ĐẤNG ĐÁNG KÍNH VÀ TÔI TỚ CHÚA CỦA CÁC GIÁO HỘI ĐỊA PHƯƠNG
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT XXXIII THƯỜNG NIÊN NĂM B: MỌI SỰ ĐỀU QUA ĐI, CHÚA KITÔ VẪN CÒN MÃI
- HÌNH ẢNH ĐỨC PHANXICÔ ĂN TRƯA VỚI 1300 NGƯỜI NGHÈO
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC PHANXICÔ TRONG THÁNH LỄ CHÚA NHẬT XXXIII THƯỜNG NIÊN NĂM B, NHÂN NGÀY THẾ GIỚI NGƯỜI NGHÈO : XIN ĐỪNG QUÊN NGƯỜI NGHÈO
- “HÃY ĐẾN TẤT CẢ CÁC NHÀ TÙ”
- LAO ĐỘNG: PHÚC LÀNH HAY HÌNH PHẠT THEO THÁNH KINH?
- CÔNG ÍCH THƯỜNG BỊ PHỚT LỜ TRONG HÀNH ĐỘNG
- NICARAGUA: CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC BỊ TRỤC XUẤT ĐẾN GUATEMALA
- NÊN THÁNH, ĐÓ LÀ “ĐỂ MÌNH ĐƯỢC BIẾN ĐỔI BỞI SỨC MẠNH CỦA TÌNH YÊU THIÊN CHÚA”
- NGƯỜI CÔNG GIÁO, NHỮNG NHÀ VÔ ĐỊCH HOẠT ĐỘNG TÌNH NGUYỆN Ở PHÁP
- BÀI GIÁO LÝ VỀ CHÚA THÁNH THẦN VÀ HIỀN THÊ – BÀI 13. MỘT BỨC THƯ ĐƯỢC VIẾT BỞI THÁNH THẦN CỦA THIÊN CHÚA HẰNG SỐNG : ĐỨC MARIA VÀ CHÚA THÁNH THẦN
- Ở RÔMA, SỰ TRIỂN LÃM ĐÁNG KINH NGẠC VỀ VƯƠNG CUNG THÁNH ĐƯỜNG THÁNH PHÊRÔ NHỜ TRÍ TUỆ NHÂN TẠO
- ĐỨC TGM JUSTIN WELBY, NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU GIÁO HỘI ANH GIÁO, TỪ CHỨC
- NGÀY THẾ GIỚI NGƯỜI NGHÈO: ĐỨC PHANXICÔ SẼ DÙNG BỮA TRƯA VỚI 1.300 NGƯỜI NGHÈO