MỞ RA CHO MẦU NHIỆM, BẰNG CÁCH CHĂM SÓC ĐỨC TIN CỦA NGƯỜI ĐƠN SƠ
Một bài bình luận về các chuẩn mực mới liên quan đến các hiện tượng được cho là siêu nhiên.
“Huấn quyền Giáo hội bảo vệ đức tin của người đơn sơ… đó là nhiệm vụ dân chủ của Huấn quyền. Huấn quyền phải mang lại tiếng nói cho những người không có tiếng nói.” Những lời này của Đức Hồng y Joseph Ratzinger hiện lên trong tâm trí tôi khi đọc các chuẩn mực về các hiện tượng được cho là siêu nhiên do Bộ Giáo lý Đức tin công bố. Tài liệu phản ánh cách tiếp cận mục vụ đặc trưng cho triều đại giáo hoàng của Đức Phanxicô và là điều cần thiết để vượt qua những khó khăn, những bế tắc và mâu thuẫn công khai đã nảy sinh trong nửa thế kỷ qua, với những tuyên bố đôi khi trái ngược nhau về cùng một hiện tượng.
Đức tin của những người đơn sơ được bảo vệ trước hết vì bản văn tái khẳng định rõ ràng rằng Mặc Khải đã kết thúc với cái chết của vị tông đồ cuối cùng và không một tín hữu nào bị buộc phải tin vào những cuộc hiện ra hoặc những hiện tượng giả định là siêu nhiên khác, cho dù chúng đã được phê chuẩn trên hàng thế kỷ bởi quyền bính của Giáo hội và được tuyên bố rõ ràng là siêu nhiên. Đồng thời, người ta thừa nhận rằng, trong nhiều trường hợp, những biểu hiện đặc biệt này đã mang lại hoa trái thiêng liêng dồi dào và sự tăng trưởng trong đức tin, và do đó, quyền bính của Giáo hội không nên có phán quyết tiêu cực tiên thiên, như thể Thiên Chúa hay Đức Trinh Nữ Maria cần có sự cho phép của một giáo triều hoặc một bộ của Vatican để biểu hiện chính mình.
Cũng rất rõ ràng ý định bảo vệ đức tin của những người đơn sơ khỏi những ảo tưởng, cuồng tín, lừa đảo, hiện tượng tiếp thị tôn giáo, cũng như chống lại nỗi ám ảnh theo đuổi thông điệp khải huyền này hay khải huyền kia, bằng cách cuối cùng quên mất điều cốt yếu của Tin Mừng.
Cũng thật ấn tượng khi ghi nhận rằng bằng sự lựa chọn, chúng ta không còn muốn đưa đến – ngoại trừ trong những trường hợp rất hiếm hoi liên quan trực tiếp đến thẩm quyền của Người kế vị thánh Phêrô – những tuyên bố ràng buộc về tính xác thực và tính chất siêu nhiên của hiện tượng này. Đó cũng là một cách bảo vệ đức tin của Dân Thiên Chúa, bằng cách cho phép được tự do hơn trong việc gắn bó với những cuộc sùng kính và hành hương khi không có lý do gì để phản đối chúng. Tài liệu khuyến khích tiếp tục nghiên cứu hiện tượng này, đồng hành với các thị nhân mà không để họ cô đơn và lạc lối (như đã không may xảy ra), bằng các hoạt động mục vụ và giáo lý để giúp mang lại hoa trái thiêng liêng tốt lành.
Sáu loại biểu quyết kết luận về các hiện tượng giả định được đưa ra, thay vì ba loại có trước. Theo các chuẩn mực cũ năm 1978, phán quyết có thể kết thúc bằng một tuyên bố về tính chất siêu nhiên (constat de supernaturalitate), bằng một tuyên bố phủ định nhưng mở ra khả năng phát triển (non constat de supernaturalitate) hoặc bằng một tuyên bố kiên quyết phủ định khi việc không có tính chất siêu nhiên là hiển nhiên (constat de non supernaturalitate). Từ giờ trở đi, các khả năng và sắc thái sẽ nhiều hơn, luôn nhằm mục đích bảo vệ đức tin của những đơn sơ, và theo nguyên tắc chung, phán quyết tích cực nhất trở thành nihil obstat (không có gì ngăn trở), vốn không bắt buộc Giáo hội phải tuyên bố về tính cách siêu nhiên, nhưng chứng thực rằng các yếu tố tích cực chiếm ưu thế và do đó nó là một hiện tượng cần được cổ võ.
Những gì đã xảy ra trong những thập niên gần đây cũng cho phép chúng ta hiểu tại sao, hiện nay, sự tham gia của Bộ Giáo lý Đức tin sẽ được dự kiến một cách có hệ thống và Giám mục giáo phận sẽ luôn tuyên bố trong sự đồng thuận với Tòa Thánh. Một biện pháp cần thiết được đưa ra sau những trường hợp có những quan điểm trái ngược nhau xảy ra trong quá khứ gần đây và do hiện tại rõ ràng là không thể giới hạn những hiện tượng này trong phạm vi địa phương.
Andrea Tornielli, Giám đốc biên tập của Truyền thông Vatican
——————————–
Tý Linh chuyển ngữ
(nguồn : vatican.va)
Tags: Andrea Tornielli
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- ĐHY PAROLIN: “ĐỨC THÁNH CHA CHƯA BAO GIỜ NGỪNG CAI QUẢN GIÁO HỘI”
- “TRƯỚC MẮT THIÊN CHÚA, MỌI CỬ CHỈ YÊU THƯƠNG ĐỀU CÓ GIÁ TRỊ VÔ HẠN”
- ĐỨC PHANXICÔ CHIA SẺ NỖI ĐAU CỦA NGÀI ĐỐI VỚI CÁC NẠN NHÂN TRẬN ĐỘNG ĐẤT Ở MIẾN ĐIỆN VÀ THÁI LAN
- ĐỨC GIOAN XXIII VÀ ĐỨC PHAOLÔ VI CÓ PHẢI LÀ ĐẶC VỤ CỦA CIA KHÔNG?
- CÁC NHÀ KHOA HỌC TÁI TẠO LẠI KHUÔN MẶT CỦA THÁNH TÊRÊSA AVILA
- SỨC KHỎE CỦA ĐỨC PHANXICÔ ĐƯỢC CẢI THIỆN DẦN DẦN KHI NGÀI ĐANG HỒI PHỤC TẠI NHÀ THÁNH-MARTA
- BẢO VỆ TRẺ VỊ THÀNH NIÊN: ĐỨC PHANXICÔ KÊU GỌI MỘT “SỰ HOÁN CẢI TOÀN DIỆN”
- BÀI GIÁO LÝ VỀ NĂM THÁNH 2025. CHÚA GIÊSU KITÔ, NIỀM HY VỌNG CỦA CHÚNG TA. II. CUỘC ĐỜI CHÚA GIÊSU. NHỮNG CUỘC ĐỐI THOẠI. BÀI 2. NGƯỜI PHỤ NỮ SAMARI. “CHO TÔI XIN CHÚT NƯỚC UỐNG!” (Ga 4, 7)
- 24 GIỜ CHO CHÚA 2025
- BA MƯƠI NĂM THÔNG ĐIỆP EVANGELIUM VITAE: TRỰC GIÁC NHÌN XA TRÔNG RỘNG CỦA ĐỨC GIOAN PHAOLÔ II
- ĐỨC THÁNH CHA ĐỒNG TẾ THÁNH LỄ, TIẾP TỤC TRỊ LIỆU TẠI NHÀ THÁNH MARTA
- LINH THAO CỦA GIÁO TRIỀU: BÀI 1. LÚC KẾT THÚC SẼ LÀ LÚC KHỞI ĐẦU
- MỘT HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH QUỐC TẾ TẠI VATICAN DÀNH RIÊNG CHO VẤN ĐỀ TUỔI THỌ
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT III MÙA CHAY NĂM C: SỰ KIÊN NHẪN CỦA THIÊN CHÚA MỜI GỌI CHÚNG TA HOÁN CẢI
- VATICAN, BÀI HỌC TỪ MỘT VỊ GIÁO HOÀNG ĐAU KHỔ
- ĐỨC PHANXICÔ CHÀO CÔNG CHÚNG VÀ BAN PHÉP LÀNH ĐẦU TIÊN TỪ BỆNH VIỆN
- ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ SẼ XUẤT VIỆN VÀO CHÚA NHẬT
- ĐỨC PHANXICÔ SẼ CHÀO ĐÓN VÀ BAN PHÉP LÀNH CHO ĐÁM ĐÔNG TẠI BỆNH VIỆN GEMELLI VÀO CHÚA NHẬT
- ĐỨC PHANXICÔ ĐANG CẢI THIỆN VÀ NGÀY CÀNG SỬ DỤNG ÍT OXY LƯU LƯỢNG CAO HƠN
- BÀI GIÁO LÝ VỀ NĂM THÁNH 2025. CHÚA GIÊSU KITÔ, NIỀM HY VỌNG CỦA CHÚNG TA. II. CUỘC ĐỜI CHÚA GIÊSU. CÁC CUỘC GẶP GỠ. BÀI 1. NICÔĐÊMÔ, “ÔNG CẦN PHẢI ĐƯỢC SINH RA MỘT LẦN NỮA BỞI ƠN TRÊN” (Ga 3, 7b).