MỘT HOA TRÁI CỦA GIÁO HỘI HIỆP HÀNH: TRÁCH NHIỆM QUAN TRỌNG CỦA HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC TRONG CÁC BẢN DỊCH PHỤNG VỤ
Đức cha Roche xác định vai trò của các Hội đồng Giám mục trong các bản dịch các bản văn phụng vụ.
Trong cuộc phỏng vấn dành cho Vatican News, Đức cha Arthur Roche, Tổng trưởng Bộ Phụng tự và kỷ luật bí tích, đã minh họa Sắc lệnh áp dụng Tự sắc « Magnum Principium » qua đó Đức Phanxicô, vào năm 2017, đã sửa đổi thẩm quyền riêng biệt của Bộ này và của các Hội đồng Giám mục liên quan đến các bản dịch các sách phụng vụ của Nghi Lễ Rôma sang các ngôn ngữ khác nhau.
Cuộc cải cách này nhắm làm nổi bật trách nhiệm của các Hội đồng Giám mục trong sứ mạng của họ, trong sự đối thoại với Tòa Thánh, để thi hành công việc phức tạp là dịch các bản văn phụng vụ tiếng Latinh theo Nghi Lễ Rôma sang các ngôn ngữ của mình. Đó là điều mà Đức cha Roche giải thích, khi minh họa với Vatican News Sắc lệnh áp dụng Tự sắc « Magnum Principium » ngày 3/9/2017, qua đó Đức Thánh Cha Phanxicô đã sửa đổi khoản luật 838 của Bộ Giáo luật liên quan đến việc dịch các sách phụng vụ sang các ngôn ngữ bản địa.
Bản văn, được công bố hôm 22/10/2021, dịp lễ nhớ thánh Gioan-Phaolô II, giải thích và làm sáng tỏ cách thức mà những thay đổi này, vốn ảnh hưởng đến thẩm quyền của các Giám mục và của Bộ Phụng Tự, phải được thực hiện.
Tăng thêm trách nhiệm cho các Hội đồng Giám mục
Sắc lệnh, có tựa đề « Postquam Summus Pontifex », nhắc lại rằng vì « trách nhiệm nghiêm trọng về vấn đề này thuộc về các Giám mục, nên Hội đồng Giám mục phải chăm lo trực tiếp, bằng cách dựa vào sự cộng tác cần thiết của những người có thẩm quyền, kể cả các chuyên gia được đào tạo về việc phiên dịch tiếng Latinh của phụng vụ ». Mục tiêu là « đảm bảo trong một ngôn ngữ nào đó sự diễn đạt đúng đắn và toàn vẹn của đức tin của Giáo hội Công giáo, được thông truyền theo giáo huấn của Giáo hội và từ vựng thích hợp ».
Tiếp đến, Bộ Phụng Tự chịu trách nhiệm về việc công nhận (recognitio) và xác nhận (confirmatio). Việc công nhận hệ tại việc kiểm tra những gì đã được phê chuẩn bởi Hội đồng Giám mục và tính hợp pháp của thủ tục được theo « bằng cách quan tâm đến các lý do do văn hóa, truyền thống của đất nước và những nhu cầu mục vụ đòi hỏi ». Việc xác nhận hệ tại « sự phê chuẩn của Tông Tòa đối với bản dịch các bản văn Thánh Kinh và phụng vụ, sau khi đã xác thực tính hợp pháp của thủ tục phê chuẩn được theo bởi các Hội đồng Giám mục ».
Trong lá thư vào tháng 10/2017 về việc giải thích đúng đắn Tự sắc, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhấn mạnh rằng luật mới giờ đây trao cho các Hội đồng Giám mục năng quyền đánh giá tính phù hợp của các bản dịch từ tiếng Latinh, trong khi vẫn đối thoại với Tòa Thánh. Việc công nhận « chỉ cho thấy sự xác thực và việc bảo vệ sự tuân thủ giáo luật và sự hiệp thông của Giáo hội », điều mà « không được dẫn đến óc « áp đặt » lên các Hội đồng Giám mục một bản dịch nào đó do Bộ thực hiện, vì điều đó sẽ làm tổn hại đến quyền của các Giám mục », Đức Thánh Cha xác định rõ. Hơn nữa, việc xác nhận « không còn giả định một cuộc kiểm tra chi tiết từng chữ nữa, ngoại trừ trong những trường hợp hiển nhiên vốn có thể được trình bày cho các Giám mục để suy tư sâu xa hơn ».
Phỏng vấn Đức cha Arthur Roche :
Vatican News : Kính thưa Đức Cha, Sắc lệnh áp dụng này giúp làm sáng tỏ những gì đã được thiết lập vào năm 2017 bởi Tự sắc Mangum Principium của Đức Giáo hoàng (3/9/2017). Trước khi đi vào chi tiết của Sắc lệnh, chúng ta có thể nhắc lại cách ngắn gọn những gì Tự sắc đã thiết lập?
Đức cha Roche: Tóm lại, chúng ta có thể nói rằng Tự sắc Mangum Principium đã thay đổi cách trình bày một số quy định của Bộ Giáo luật liên quan đến việc xuất bản các sách phụng vụ bằng ngôn ngữ bản địa và, vì lý do này, một loạt những sửa đổi đã được mang lại cho bản văn của khoản luật 838, cách riêng cho các đoạn 2 và 3. Chính Tự sắc nhắc lại và trình bày các nguyên tắc nền tảng của việc phiên dịch các bản văn phụng vụ mà, với tư cách là kinh nguyện của Giáo hội, được quy định bởi cơ quan có thẩm quyền của Giáo hội.
Về cơ bản, tất cả những điều này nhắm làm cho dễ dàng và hiệu quả hơn việc cộng tác giữa Tòa Thánh và các Hội đồng Giám mục. Chính họ có nhiệm vụ to lớn là phiên dịch hay thậm chí chuyển vị sang ngôn ngữ của họ những gì chúng ta tìm thấy trong các sách phụng vụ của Nghi Lễ Rôma. Nhiệm vụ này là một trách nhiệm lớn lao vì, nhờ các bản dịch này, Lời mạc khải có thể được công bố và kinh nguyện của Giáo hội có thể được diễn tả trong một ngôn ngữ dễ hiểu đối với dân Thiên Chúa.
Vatican News: Vậy, đâu là những điểm thiết yếu của Sắc lệnh áp dụng?
Đức cha Roche: Sắc lệnh áp dụng, được gọi là Postquam Summus Pontifex và ghi ngày 22 tháng Mười, ngày lễ nhớ thánh Giáo hoàng Gioan-Phaolô II, trình bày những quy định bắt nguồn từ những sửa đổi của Tự sắc Magnum Principium. Cách riêng, cần phải nhấn mạnh làm thế nào nó làm sáng tỏ và xác định các quy định liên quan đến ấn bản, việc công nhận và việc xác nhận các sách phụng vụ, một nhiệm vụ chung của các Hội đồng Giám mục và Tông Tòa.
Sắc lệnh này gồm một Lời mở đầu và hai phần; phần thứ nhất trình bày các quy định và thủ tục cần phải quan tâm cho việc xuất bản sách phụng vụ, đối với bản dịch cũng như việc đưa vào các thích nghi “sâu xa hơn”, như số 40 của Hiến chế Sacrosanctum Concilium dự kiến.
Vatican News: Dưới ánh sáng của cuộc cải cách này – và những xác định mà Đức Giáo hoàng Phanxicô đã viết trong lá thư tháng 10/2017 – mối tương quan giữa Bộ Phụng Tự và các Hội đồng Giám mục khác nhau về chủ đề các bản dịch các bản văn phụng vụ sang ngôn ngữ được tiến triển như thế nào?
Đức cha Roche: Cuộc cải cách này của Đức Giáo hoàng Phanxicô nhằm nhấn mạnh trách nhiệm và thẩm quyền của các Hội đồng Giám mục, cả trong việc đánh giá và phê chuẩn các thích nghi phụng vụ đối với lãnh thổ mà họ có trách nhiệm, cũng như trong việc chuẩn bị và phê chuẩn các bản dịch các bản văn phụng vụ.
Mặt khác, Bộ của chúng tôi có trách nhiệm xem lại (công nhận, recognitio) các thích nghi được các Hội đồng Giám mục phê chuẩn và xác nhận (confirmatio) các bản dịch đã được thực hiện. Luôn luôn trong bầu khí cộng tác và đối thoại nhằm thúc đẩy đời sống phụng vụ của Giáo hội Latinh, như Đức Giáo hoàng Phanxicô đã nhấn mạnh trong Tự sắc Magnum Principium.
Vatican News: Trong bốn năm kể từ khi công bố Tự sắc, làm thế nào chúng ta có thể đánh giá việc áp dụng nó?
Đức cha Roche: Kinh nghiệm của tôi trong suốt những năm này với tư cách là Tổng Giám mục-thư ký và, từ vài tháng nay, với tư cách là Tổng Trưởng, đã là rất tích cực và đồng thời phong phú thêm. Trong công việc thường ngày của chúng tôi, chúng tôi thấy tính phổ quát của Giáo hội và, đồng thời, tính đặc thù của mỗi Giáo hội.
Các Giám mục, với tư cách là người điều phối, thăng tiến và gìn giữ đời sống phụng vụ trong các Giáo hội địa phương của họ, đã có một sự nhạy cảm to lớn, do được đào tạo thần học và văn hóa của mình, cho phép họ dịch các bản văn của Mạc Khải và của phụng vụ sang một ngôn ngữ đáp ứng với bản chất của dân Thiên Chúa đã được giao phó cho họ.
Sau cùng, quan tâm đến những gì Tự sắc đã chỉ ra và dưới ánh sáng của Sắc lệnh áp dụng này, như Đức Thánh Cha ao ước, Bộ của chúng tôi muốn trở thành một công cụ phục vụ Giáo hội hoàn vũ. Chúng ta có thể tóm tắt tất cả những điều đó bằng cách nói rằng ở trung tâm của sự thay đổi này có ước muốn đưa dân Thiên Chúa lại gần phụng vụ và đưa phụng vụ lại gần dân Thiên Chúa.
————————
Tý Linh chuyển ngữ
(theo Vatican News)
Tags: HĐGMVN, Phanxicô-I
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC THÁNH CHA TRONG THÁNH LỄ CHÚA NHẬT III MÙA VỌNG NĂM C: CHÚNG TÔI PHẢI LÀM GÌ?
- NHỮNG ĐOẠN TRÍCH TỪ CUỐN TỰ TRUYỆN « HY VỌNG » CỦA ĐỨC PHANXICÔ
- ĐỨC PHANXICÔ TIẾT LỘ NGÀI ĐÃ THOÁT KHỎI HAI VỤ MƯU SÁT TRONG CHUYẾN TÔNG DU TỚI IRAK
- ĐỨC PHANXICÔ CA NGỢI CORSE NHƯ MÔ HÌNH CỦA “TÍNH THẾ TỤC LÀNH MẠNH”
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI HÀNG GIÁO SĨ CORSE: “HÃY CHĂM SÓC CÁC BẠN VÀ NGƯỜI KHÁC”
- VIDEO TRỰC TUYẾN CHUYẾN TÔNG DU CORSE
- ĐỨC THÁNH CHA SẼ ĐẾN CORSE ĐỂ KÊU GỌI CẦU NGUYỆN, CÔNG LÝ VÀ TRÁCH NHIỆM
- THƯỢNG HỘI ĐỒNG: ĐỨC THÁNH CHA BỔ NHIỆM CÁC THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG THƯỜNG LỆ, TRONG ĐÓ CÓ HAI PHỤ NỮ
- CHUYẾN TÔNG DU CỦA ĐỨC PHANXICÔ: ĐỐI VỚI ĐA SỐ NGƯỜI PHÁP, ĐỨC PHANXICÔ “ĐÚNG” KHI THÍCH CORSE HƠN NHÀ THỜ ĐỨC BÀ PARIS
- BÀI GIẢNG THỨ 2 TRONG MÙA VỌNG CHO GIÁO TRIỀU RÔMA : TÁI KHÁM PHÁ NIỀM TIN TƯỞNG VÀO THIÊN CHÚA ĐỂ LÀM SỐNG LẠI NIỀM HY VỌNG
- BÁO CÁO CỦA HỘI THỪA SAI PARIS VỀ CÁC VỤ LẠM DỤNG TÌNH DỤC
- SỨ ĐIỆP CHO NGÀY THẾ GIỚI HÒA BÌNH 2025
- GIÁO HỘI ĐƯỢC HÌNH THÀNH NHƯ THẾ NÀO?
- BÀI GIÁO LÝ VỀ CHÚA THÁNH THẦN VÀ HIỀN THÊ – BÀI 17. THÁNH THẦN VÀ HIỀN THÊ NÓI : « XIN NGƯỜI NGỰ ĐẾN ! ». CHÚA THÁNH THẦN VÀ NIỀM HY VỌNG KITÔ GIÁO
- SỨ THẦN TÒA THÁNH TẠI PARIS NÓI VỀ LÝ DO TẠI SAO ĐỨC PHANXICÔ KHÔNG ĐẾN PARIS
- JOHN TRAYNOR, NGƯỜI ĐƯỢC PHÉP LẠ THỨ 71 Ở LỘ ĐỨC
- KINH TRUYỀN TIN LỄ ĐỨC MẸ VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI 2024: ĐẶT NIỀM HY VỌNG VÀO LÒNG THƯƠNG XÓT VÔ NGẦN CỦA THIÊN CHÚA
- BÀI GIẢNG CỦA ĐTC PHANXICÔ TRONG THÁNH LỄ ĐỨC MẸ VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI 2024
- ĐỨC PHANXICÔ CẦU CHÚC VIỆC MỞ LẠI NHÀ THỜ ĐỨC BÀ PARIS TRỞ THÀNH MỘT DẤU CHỈ NGÔN SỨ VỀ SỰ ĐỔI MỚI CỦA GIÁO HỘI PHÁP
- ĐỨC PHANXICÔ MỜI GỌI CÁC TÂN HỒNG Y HÃY LÀ NHỮNG NGƯỜI XÂY DỰNG SỰ HIỆP THÔNG VÀ HIỆP NHẤT