MỘT SỐ PHẢN ỨNG VỀ THÔNG ĐIỆP LAUDATO SI’

Written by xbvn on Tháng Sáu 22nd, 2015. Posted in Học thuyết xã hội, Luân lý, Nhân bản, Thế Giới, Tý Linh

Được công bố hôm thứ Năm 18/6/2015, thông điệp Laudato si’ (Laudato si’ (Ca ngợi Chúa đi) là ngôn ngữ địa phương vùng Umbria, ở miền trung nước Ý. Đó là quê hương của gia đình thánh Phanxicô Assidi) của  Đức Thánh Cha Phanxicô về việc « bảo vệ ngôi nhà chung » của nhân loại đã khơi lên những phản ứng trên khắp thế giới, cả bên ngoài Giáo Hội.

Chiều kích chính trị mạnh mẽ của thông điệp về môi sinh, được công bố trước các cuộc họp thượng đỉnh về các mục tiêu phát triển – ở New York vào tháng Chín và ở Paris vào tháng Mười Hai với cuộc Hội nghị các bên lần thứ 21 (COP 21) – về những vấn đề của việc biến đổi khí hậu đã khơi lên những phản ứng nhanh chóng của nhiều vị lãnh đạo thế giới.

Tổng thứ ký LHQ, ông Ban Ki-Moon, đã chào mừng ngày công bố văn kiện này của Đức Thánh Cha và đã khuyến khích các chính phủ « đặt lợi ích chung lên trên những lợi ích quốc gia » trong lãnh vực này.

Trong một thông cáo, ông Tổng thư ký đã nhắc lại những lời của Đức Thánh Cha, nhấn mạnh rằng « nhân loại có bổn phận bảo vệ ngôi nhà  chung của chúng ta, hành tinh Trái Đất, và tỏ ra liên đới với những người nghèo khổ nhất và những người dễ bị tổn thương nhất đang phải chịu những hậu quả của khí hậu nhất ».

Ông khuyến cáo các chính phủ « đặt lợi ích chung lên trên các lợi ích quốc gia và thông qua một thỏa thuận chung về khí hậu » ở cuộc hội nghị ở Paris vào tháng Mười Hai.

Tổng thống Hòa Kỳ, ông Barack Obama đã chào mừng sứ điệp “rõ ràng và mạnh mẽ” của  đức Phanxicô : « Tôi thán phục cách sâu xa quyết định của Đức Giáo Hoàng kêu gọi hành động trước sự biến đổi khí hậu, cách rõ ràng, mạnh mẽ, và với tất cả uy tín luân lý mà vị thế của ngài giao phó cho ngài ».

« Như Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã nói cách hùng hồn sáng nay, chúng ta có trách nhiệm bảo  vệ con cháu chúng ta khỏi những tác động tàn phá của việc biến đổi khí hậu », Tổng thống Obama nhắc lại và đồng thời kêu gọi bảo  vệ người nghèo khổ nhất, những người mất mát nhiều nhất trước sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu.

Ông cũng cho biết rằng ông nôn nóng có thể đề cập cách trực tiếp vấn đề này với Đức Thánh Cha Phanxicô nhân dịp chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha tại Nhà Trằng được dự kiến vào ngày 23/9.

Gần đến cuộc hội nghị ở Paris vào tháng Mười Hai, Tổng thống Obama kỳ vọng :  « Tôi hy vọng rằng tất cả các vị lãnh đạo trên hành tinh – và tất cả những người con của Thiên Chúa –sẽ lắng nghe lời mời gọi của Đức Giáo Hoàng Phanxicô cùng nhau chăm lo cho ngôi nhà chung của chúng ta ».

Trái lại, với thái độ phê bình, Jeb Bush, thuộc đảng cộng hòa và là ứng viên cho cuộc bầu cử tổng thống sắp đến của Hoa Kỳ, người đã trở lại đạo công giáo, lại cho rằng các vị lãnh đạo tôn giáo không ở đúng chỗ của họ khi can thiệp vào những vấn đề chính trị kinh tế.

Đang khi đó, một chuyên gia người Mỹ, Elliot Diringer, phó chủ tịch của « Think tank for Climate and Energy Solutions », vào ngày công bố thông điệp đã đánh giá cao sức mạnh của những lời nói của Đức Thánh Cha Phanxicô trong thông điệp này : « Đức Giáo Hoàng tiêm một yếu tố luân lý mạnh mẽ vào cuộc tranh luận cách chung bị sa lầy vào khoa học, chính trị, kinh tế ».

Ông nói tiếp : « Ngài nói với ý thức tập thể của chúng ta. Chắc chắn ngài sẽ không thành công chinh phục được nhiều người hoài nghi, nhưng ngài sẽ làm cho thế giới này nhạy cảm hơn nhiều về những thách đố và tính cấp bách ».

ĐHY Marx, Chủ tịch Ủy ban các Hội đồng Giám mục của  cộng đồng Châu Âu, đã chào mừng Thông điệp này như là « một dấu mạnh mẽ đến đúng lúc » và đồng thời nhấn mạnh đây là một sự mới mẻ khi thấy một vị Giáo Hoàng « đầy quả quyết như thế trong việc dấn thân hành động ảnh hưởng đến chính sách thế giới ».

ĐHY cũng nhấn mạnh rằng mối bận tâm chính yếu của Đức Thánh Cha là « đừng tách rời, dưới bất kỳ lý do nào, sự dấn thân cho môi trường và sự dấn thân cho người nghèo ». Đức Thánh Cha đã chuyển tải « một ý tưởng tiến bộ mới mẻ » về một sự phát triển toàn diện tương thích về mặt môi sinh « mà trên thực tế phải làm cho chúng ta phấn khởi ».

Leonardo Boff, thần học gia người Braxin và thuộc thần học giải phóng, đã chào mừng một « thông điệp duy nhất và phi thường ».

Về phần mình, Edgar Morin, nhà xã hội học, đã coi sự ra đời của thông điệp này là một “sự quan phòng” và gọi thông điệp là “hành vi số 1 về một lời kêu gọi cho một nền văn minh mới”. Từ đó, ông nhìn nhận sự đóng góp của tôn giáo và tuyên bố rằng mọi nỗ lực tìm cách loại bỏ tôn giáo đều thất bại.

Tý Linh

theo la Croix

Tags: ,

Trackback from your site.

Bài viết cùng chủ đề

Dữ liệu Website cũ

Xem nhiều gần đây nhất

Đang online

Lịch đăng bài

Tháng Mười Hai 2024
H B T N S B C
« Th11    
  1
2 3 4 5 6 7 8
9 10 11 12 13 14 15
16 17 18 19 20 21 22
23 24 25 26 27 28 29
30 31