MỘT SỰ “CHUYỂN ĐỔI MỤC VỤ” CHO TOÀN THỂ GIÁO HỘI
Đây là điều mà Đức Thánh Cha Phanxicô kêu mời trong Tông Huấn “Evangelii Gaudium” (Niềm Vui Phúc Âm), một tài liệu thiết lập chương trình cho triều giáo hoàng của ngài
“Tôi ước mơ về một sự “chọn lựa truyền giáo”, đó là, một sự thúc đẩy truyền giáo có khả năng chuyển đổi mọi sự, để những tập quán của Giáo Hội, những cách thức làm việc, thời giờ và lịch trình, ngôn ngữ và cơ cấu có thể chuyển tải cách phù hợp cho việc rao giảng Tin Mừng trong thế giới hôm nay hơn là cho việc bảo vệ chính bản thân mình.” Đây là ước mơ mà Đức Thánh Cha Phanxicô diễn tả trong Tông Huấn “Niềm Vui Phúc Âm”. Trong đó, ngài mời gọi mọi tín hữu hãy “đi ra” và trình bày cho toàn thể Giáo Hội đường hướng của việc “chuyển đổi mục vụ” mà ngài đã cố gắng đặt nền móng bằng chứng từ và sự giảng dạy của ngài trong mấy tháng đầu tiên triều giáo hoàng của mình.
“Sự đổi mới những cơ cấu theo đòi hỏi của việc chuyển đổi mục vụ chỉ có thể được hiểu trong ánh sáng nầy: như phần vụ của một nổ lực để làm cho chúng hướng về sứ vụ nhiều hơn, để làm cho hoạt động mục vụ thông thường trên mọi mức độ thêm bao gồm và cởi mở hơn, để truyền cảm hứng cho những người làm việc mục vụ một ước muốn liên lỉ để ra đi và theo cách nầy để tạo nên một đáp ứng tích cực từ tất cả những người mà Chúa Giêsu triệu tập để thành bạn hữu với Ngài.”
Tài liệu tựa như thông điệp mà Đức Phanxicô đã dành rất nhiều thời gian làm việc vào mùa hè năm ngoái, gói ghém tất cả kế hoạch và ý tưởng của Đức Thánh Cha cho triều giáo hoàng của mình. Nhưng phần lớn nội dung của nó cũng dựa vào những đề nghị và ý kiến của các Nghị phụ Thượng Hội Đồng đã họp ở Roma vào tháng mười 2012 để thảo luận về việc tân phúc âm hóa. Tông Huấn tham khảo một số tài liệu được các Hội Đồng Giám Mục đưa ra trên khắp các châu lục, khởi đầu với sứ điệp Aparecida. Nó cung cấp một cái nhìn trước gần như là của một quan điểm mà Đức Phanxicô dự định để thực hiện: tăng cường sự đóng góp của Giáo Hội địa phương đồng thời phân tán trách nhiệm và quyền hành.
Tông Huấn “Niềm Vui Phúc Âm” hàm chứa nhiều điểm nhấn và các ý tưởng được trình bày trong mấy tháng đầu tiên của triều giáo hoàng của Đức Phanxicô. Về vấn đề phá thai, Đức Thánh Cha lặp lại rằng sự sống là thánh thiêng và “không phải là “tiến bộ” khi cố gắng giải quyết các vấn đề bằng cách loại bỏ một sự sống của con người.” Ngài cũng nhắc lại “sự phủ quyết” của Giáo Hội về chức linh mục cho phụ nữ được ủng hộ bởi những người nhìn thấy viễn tượng quyền hành trong trật tự thiêng liêng và muốn “giáo sĩ hóa” phụ nữ. Đức Phanxicô cũng nhấn mạnh cách tiếp cận mà ngài đã thể hiện cho đến nay -nó bị chỉ trích bởi những người trong Giáo Hội bị ám ảnh bởi luật lệ và trật tự- vốn không đặt nặng vào việc rao giảng về cái gọi là “những giá trị không thể thương lượng”, như thể những điều nầy có thể thay thế “kerygma”, sứ điệp cốt lõi của việc công bố Tin Mừng. Sứ mạng mục vụ truyền giáo của Đức Phanxicô “không bị ám ảnh bởi sự truyền đạt rời rạc của nhiều học thuyết bị áp đặt cách khăng khăng.” Thay vào đó, sứ điệp của ngài tập chú “vào những điều thiết yếu, vào cái đẹp đẽ nhất, lớn lao nhất, lôi cuốn nhất và đồng thời cũng cần thiết nhất.”
Một điểm chính yếu khác mà Đức Phanxicô bao hàm trong Tông Huấn, là về sự quan trọng cùa việc Giáo Hội không trở thành một văn phòng thuế quan, nhưng là “ngôi nhà của Cha, nơi có chổ cho mọi người, với tất cả những vấn đề của họ”. Đức Thánh Cha nói: “những cánh cửa của các bí tích” không nên bị đóng lại vì đơn thuần bất cứ một lý do nào. Đức Phanxicô cũng đề cập về bí tích Rửa tội và Phép Thánh Thể, vốn “không phải là một giải thưởng cho sự hoàn hảo nhưng là một phương thuốc mạnh mẽ và của ăn nuôi dưỡng cho người yếu đuối, ngài giải thích khi trích dẫn Thánh Ambrosio. Các xác tín nầy có những hệ quả mục vụ và cũng có liên quan trong bối cảnh của vấn đề những người ly dị tái hôn và những suy tư về đề tài nầy. Vẫn còn có một sự tranh luận cởi mở về vấn đề nầy, sẽ được Thượng Hội Đồng Giám Mục thảo luận, nó được chào đón hoan hỉ bởi các “cán bộ thuế quan” có ý định dựng lên một hàng rào kẽm gai chung quanh Giáo Hội, Giáo Hội mà Đức Thánh Cha ước mơ trở thành một “bệnh viện dã chiến”.
XT theo (Vatican Insider)
Tags: Phanxicô-I
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- CÁC NĂM THÁNH QUA DÒNG LỊCH SỬ
- NĂM THÁNH 2025: CHỈ BỐN CỬA THÁNH ĐƯỢC MỞ TẠI RÔMA
- THÔNG ĐIỆP GIÁNG SINH VÀ PHÉP LÀNH URBI ET ORBI 2024 : CẦU MONG TIẾNG SÚNG HÃY IM BẶT !
- THÁNH LỄ ĐÊM GIÁNG SINH VÀ KHỞI ĐẦU MỘT NĂM ÂN SỦNG, ĐỔI MỚI VÀ HY VỌNG
- HÀNH TRÌNH QUA CÁC NĂM THÁNH NHỜ CÁC SẮC CHỈ TRIỆU TẬP
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT IV MÙA VỌNG NĂM C: TẠ ƠN CHÚA VỀ HỒNG ÂN SỰ SỐNG
- NĂM THÁNH 2025: CẦN PHẢI CÓ THẺ HÀNH HƯƠNG ĐỂ BƯỚC QUA CÁC CỬA THÁNH Ở RÔMA
- DIỄN VĂN CỦA ĐỨC PHANXICÔ CHO GIÁO TRIỀU RÔMA NHÂN DỊP CHÚC MỪNG GIÁNG SINH 2024: HÃY NÓI TỐT CHỨ ĐỪNG NÓI XẤU
- GIÁO TRIỀU RÔMA, BÀI GIẢNG MÙA VỌNG THỨ 3: SỰ CAO CẢ CỦA THIÊN CHÚA LÀ SỰ NHỎ BÉ
- MỤC TỬ TRONG THÁNH KINH, MỘT HÌNH ẢNH VỀ UY QUYỀN VÀ LÒNG NHÂN TỪ
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI NHÓM ÂN NHÂN VIỆT NAM: HỖ TRỢ CÁC CÔNG VIỆC BÁC ÁI ĐÓNG GÓP VÀO VIỆC MANG LẠI NIỀM HY VỌNG
- THÁNH TÍCH CỦA THÁNH TÊRÊSA HÀI ĐỒNG GIÊSU ĐẾN RÔMA NHÂN NĂM THÁNH
- BÀI GIÁO LÝ VỀ NĂM THÁNH 2025. CHÚA GIÊSU KITÔ, NIỀM HY VỌNG CỦA CHÚNG TA. I. THỜI THƠ ẤU CỦA CHÚA GIÊSU. BÀI 1. GIA PHẢ CỦA CHÚA GIÊSU (Mt 1, 1-17). CON THIÊN CHÚA ĐI VÀO LỊCH SỬ
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC THÁNH CHA TRONG THÁNH LỄ CHÚA NHẬT III MÙA VỌNG NĂM C: CHÚNG TÔI PHẢI LÀM GÌ?
- NHỮNG ĐOẠN TRÍCH TỪ CUỐN TỰ TRUYỆN « HY VỌNG » CỦA ĐỨC PHANXICÔ
- ĐỨC PHANXICÔ TIẾT LỘ NGÀI ĐÃ THOÁT KHỎI HAI VỤ MƯU SÁT TRONG CHUYẾN TÔNG DU TỚI IRAK
- ĐỨC PHANXICÔ CA NGỢI CORSE NHƯ MÔ HÌNH CỦA “TÍNH THẾ TỤC LÀNH MẠNH”
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI HÀNG GIÁO SĨ CORSE: “HÃY CHĂM SÓC CÁC BẠN VÀ NGƯỜI KHÁC”
- VIDEO TRỰC TUYẾN CHUYẾN TÔNG DU CORSE
- ĐỨC THÁNH CHA SẼ ĐẾN CORSE ĐỂ KÊU GỌI CẦU NGUYỆN, CÔNG LÝ VÀ TRÁCH NHIỆM