MỘT THẦN HỌC GIA PHÊ PHÁN ĐỨC PHANXICÔ ĐÃ BỊ BÃI NHIỆM KHỎI HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC HOA KỲ
Cha Thomas G. Weinandy, một thần học gia hàng đầu của Hoa Kỳ, đã bị triệu tập bởi Văn phòng tổng thư ký của Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ hôm 1/11, sau khi đã phổ biến một bức thư trong đó cha tố giáo « sự lẫn lộn » mà Đức Phanxicô tạo ra giữa lòng Giáo Hội.
Bức thư này được cha Weinandy ký và gởi cho Đức Thánh Cha Phanxicô vào mùa hè vừa qua và được phổ biến hôm 31/10/2017. Cha Weinandy là thành viên của Ủy ban thần học quốc tế từ năm 2014, do Đức Phanxicô bổ nhiệm. Cho đến gần đây, ngài cũng đã từng là cố vấn của Ủy ban giáo lý của Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ, sau khi đã là chủ tịch của ủy ban này trong nhiều năm.
Với việc phổ biến bức thư này, cha đã lập tức bị Văn phòng Tổng thư ký của HĐGM Hoa Kỳ triệu tập. Tiếp sau đó, cha bị HĐGM Hoa Kỳ bãi nhiệm.
Cha đã viết trong bức thư của mình, sau khi đã « cầu nguyện lâu giờ trước ngôi mộ của thánh Phêrô » : « Một sự lẫn lộn kinh niên dường như ghi dấu triều đại giáo hoàng của ngài ». « Ánh sáng đức tin, đức cậy và đức mến không vắng mặt nhưng nó quá thương bị lù mờ đi do sự hàm hồ của những lời nói và việc làm của ngài. Điều mà nuôi dưỡng một sự khó chịu càng gia tăng nơi các tín hữu ». (Xin Cha đừng đưa Tý Linh vào trong số những người khó chịu này là được, trái lại, Tý Linh rất rất ủng hộ sự canh tân và đường lối dẫn dắt Giáo hội hiện nay của Đức Thánh Cha Phanxicô).
Cha Weinandy trích dẫn ví dụ về « chương 8 gây tranh luận của Tông huấn Amoris laetitia », chương bàn về vấn đề người ly dị tái hôn. « Nguồn bận tâm chính yếu liên quan đến cách giàng dạy của ngài. Trong Amoris laetitia, những định hướng của ngài xem ra đôi khi hàm hồ có chủ ý », thần học gia người Mỹ nhận định như thế.
Làm giảm giá trị giáo lý
Cha nói tiếp : « Thánh Thần được ban cho Giáo Hội, và cách riêng cho ngài, để đánh tan sai lầm chứ không phải bênh vực nó ». « Ngài dường như kiểm duyệt và thậm chí coi thường những người giải thích chương 8 của Amoris laetitia trong sự phù hợp với truyền thống của Giáo Hội, bằng cách đối xử với họ là những pharisêu ném đá mà thể hiện một sự nhiệm nhặt không thương xót. Thể loại vu khống này là xa lạ với bản chất của thừa tác vụ Phêrô ».
« Thứ hai, cách làm của ngài dường như quá thường làm giảm giá trị tầm quan trọng của giáo lý của Giáo Hội », cha Weinandy lấy làm tiếc.
Ngài nói thêm : « Thứ ba, các tín hữu công giáo chỉ có thể bối rối bởi cách chọn một số giám mục của ngài, những người mà xem ra không chỉ mở ra cho những ai bảo vệ những luận đề trái với đức tin Kitô giáo nhưng còn ủng hộ chúng, và thậm chí là bênh vực chúng ».
« Thứ tư, Giáo Hội làm thành một thân thể duy nhất, Thân Thể mầu nhiệm của Chúa Kitô và ngài đã lãnh nhận từ Chúa sứ mạng thăng tiến và củng cố sự hiệp nhất này. Nhưng những việc làm và những tuyên bố của ngài dường như quá thường có hậu quả ngược lại. Khuyến khích một hình thức « hội đồng tính » mà cho phép và khuyến khích những quan điểm luân lý và giáo thuyết khác nhau giữa lòng Giáo Hội, chỉ có thể dẫn đến sự lẫn lộn thần học và mục vụ hơn nữa mà thôi ».
« Điều này dẫn tôi đến mối bận tâm cuối cùng của tôi. Ngài đã thường nói về một nhu cầu minh bạch trong Giáo Hội. (…) Nhưng ngài có nhận thấy rằng đa số các giám mục trên thế giới đều thinh lặng một cách đáng kinh ngạc không ? (…) Các giám mục học biết nhanh và những gì mà nhiều người đã biết đến từ triều đại giáo hoàng của ngài, đó không phải rằng ngài cởi mở trước những phê phán, nhưng ngài không chấp nhận điều đó ».
Một nhà giáo danh tiếng
Ở tuổi 71, cha Weinandy đã giảng dạy trong nhiều đại học ở Hoa Kỳ, trong 12 năm ở Oxford cũng như ở Rôma, và ở Đại học giáo hoàng Grêgôriô. Mặt khác, trong vòng 9 năm cha đã là chủ tịch điều hành Văn phòng giáo lý của HĐGM Hoa Kỳ và tiếp đến trở thành một cố vấn cho văn phòng này.
Nhiều nhà quan sát đã cho thấy sự dữ dội trong những phê phán nhắm vào Đức Thánh Cha Phanxicô, nhất là cáo buộc ngài « tội chống lại Thánh Thần ».
Về phần mình, các Giám mục Hoa Kỳ đã phổ biến một thông cáo trong đó các ngài nhắc lại rằng có thể có « những tranh luận » về những chủ đề thần học hay mục vụ, nhưng lòng trung thành của các ngài đối với Đức Thánh Cha vẫn không lay chuyển.
Tý Linh
(theo Marie Malzac, nhật báo La Croix)
Tags: Phanxicô-I
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- THÔNG ĐIỆP GIÁNG SINH VÀ PHÉP LÀNH URBI ET ORBI 2024 : CẦU MONG TIẾNG SÚNG HÃY IM BẶT !
- THÁNH LỄ ĐÊM GIÁNG SINH VÀ KHỞI ĐẦU MỘT NĂM ÂN SỦNG, ĐỔI MỚI VÀ HY VỌNG
- HÀNH TRÌNH QUA CÁC NĂM THÁNH NHỜ CÁC SẮC CHỈ TRIỆU TẬP
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT IV MÙA VỌNG NĂM C: TẠ ƠN CHÚA VỀ HỒNG ÂN SỰ SỐNG
- NĂM THÁNH 2025: CẦN PHẢI CÓ THẺ HÀNH HƯƠNG ĐỂ BƯỚC QUA CÁC CỬA THÁNH Ở RÔMA
- DIỄN VĂN CỦA ĐỨC PHANXICÔ CHO GIÁO TRIỀU RÔMA NHÂN DỊP CHÚC MỪNG GIÁNG SINH 2024: HÃY NÓI TỐT CHỨ ĐỪNG NÓI XẤU
- GIÁO TRIỀU RÔMA, BÀI GIẢNG MÙA VỌNG THỨ 3: SỰ CAO CẢ CỦA THIÊN CHÚA LÀ SỰ NHỎ BÉ
- MỤC TỬ TRONG THÁNH KINH, MỘT HÌNH ẢNH VỀ UY QUYỀN VÀ LÒNG NHÂN TỪ
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI NHÓM ÂN NHÂN VIỆT NAM: HỖ TRỢ CÁC CÔNG VIỆC BÁC ÁI ĐÓNG GÓP VÀO VIỆC MANG LẠI NIỀM HY VỌNG
- THÁNH TÍCH CỦA THÁNH TÊRÊSA HÀI ĐỒNG GIÊSU ĐẾN RÔMA NHÂN NĂM THÁNH
- BÀI GIÁO LÝ VỀ NĂM THÁNH 2025. CHÚA GIÊSU KITÔ, NIỀM HY VỌNG CỦA CHÚNG TA. I. THỜI THƠ ẤU CỦA CHÚA GIÊSU. BÀI 1. GIA PHẢ CỦA CHÚA GIÊSU (Mt 1, 1-17). CON THIÊN CHÚA ĐI VÀO LỊCH SỬ
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC THÁNH CHA TRONG THÁNH LỄ CHÚA NHẬT III MÙA VỌNG NĂM C: CHÚNG TÔI PHẢI LÀM GÌ?
- NHỮNG ĐOẠN TRÍCH TỪ CUỐN TỰ TRUYỆN « HY VỌNG » CỦA ĐỨC PHANXICÔ
- ĐỨC PHANXICÔ TIẾT LỘ NGÀI ĐÃ THOÁT KHỎI HAI VỤ MƯU SÁT TRONG CHUYẾN TÔNG DU TỚI IRAK
- ĐỨC PHANXICÔ CA NGỢI CORSE NHƯ MÔ HÌNH CỦA “TÍNH THẾ TỤC LÀNH MẠNH”
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI HÀNG GIÁO SĨ CORSE: “HÃY CHĂM SÓC CÁC BẠN VÀ NGƯỜI KHÁC”
- VIDEO TRỰC TUYẾN CHUYẾN TÔNG DU CORSE
- ĐỨC THÁNH CHA SẼ ĐẾN CORSE ĐỂ KÊU GỌI CẦU NGUYỆN, CÔNG LÝ VÀ TRÁCH NHIỆM
- THƯỢNG HỘI ĐỒNG: ĐỨC THÁNH CHA BỔ NHIỆM CÁC THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG THƯỜNG LỆ, TRONG ĐÓ CÓ HAI PHỤ NỮ
- CHUYẾN TÔNG DU CỦA ĐỨC PHANXICÔ: ĐỐI VỚI ĐA SỐ NGƯỜI PHÁP, ĐỨC PHANXICÔ “ĐÚNG” KHI THÍCH CORSE HƠN NHÀ THỜ ĐỨC BÀ PARIS