MỤC TIÊU CỦA THƯỢNG HỘI ĐỒNG VÀ NHỮNG CẢI CÁCH “THEO MỐT”
Những lời của Đức Thánh Cha nói với Giáo hội Bỉ và hướng tới Đại hội Thượng hội đồng sắp đến.
Đâu là ưu tiên của Thượng Hội đồng sắp được khai mạc? Đâu là mục tiêu chính và quan trọng nhất của cuộc cải cách theo nghĩa hiệp hành của Giáo hội? Từ Brussels, từ Vương cung thánh đường Thánh Tâm Koekelberg, nơi ngài gặp gỡ các giám mục, các thành viên hàng giáo sĩ, các tu sĩ và các nhân viên mục vụ, Đức Thánh Cha Phanxicô đã đưa ra câu trả lời bằng cách nêu lên một câu hỏi. Ngài nói : “Phương pháp hiệp hành được thúc đẩy bởi việc lắng nghe một chứng từ, phải là việc quay trở lại với Tin Mừng; trong số các ưu tiên của mình, nó không được có một cải cách “theo mốt” nào đó, nhưng tự hỏi: làm thế nào chúng ta có thể mang Tin Mừng đến một xã hội không còn lắng nghe nó hoặc đã quay lưng lại với đức tin? Tất cả chúng ta hãy đặt ra cho mình câu hỏi này.”
Do đó, không phải là những cải cách “theo mốt”. Không phải những chương trình nghị sự – một mặt – ca ngợi những thay đổi chức năng mà cuối cùng dẫn đến việc giáo sĩ hóa giáo dân, cũng không phải những chương trình – mặt khác – mong muốn khôi phục lại thời gian vốn từng là mảnh đất của chủ nghĩa tân giáo sĩ trị: cả hai đều là những viễn cảnh kết thúc bằng việc làm lu mờ vấn đề cấp bách và cơ bản mà Đức Phanxicô đã tái đề xuất, đó là vấn đề loan báo Tin Mừng trong các xã hội bị tục hóa. Đây là hai viễn cảnh cuối cùng đã quên mất mục tiêu thực sự duy nhất của mọi cuộc cải cách trong Giáo hội: thiện ích của các linh hồn, việc chăm sóc dân thánh và trung thành của Thiên Chúa.
Bằng cách đặt lại câu hỏi của Đức Giáo hoàng ở trung tâm, vốn là lý do tồn tại của Công đồng đại kết Vatican II, và bằng cách đặt lại thiện ích và việc chăm sóc dân Thiên Chúa ở trung tâm, chúng ta hiểu tính hiệp hành là phương tiện sống như thế nào trong Giáo Hội. Đó không phải là một gánh nặng quan liêu bổ sung đối với các giáo sĩ và giáo dân, những người chấp nhận nó một cách miễn cưỡng và bằng lời nói, mà trên thực tế vẫn gắn liền với các mô hình của một thế kỷ trước. Nó không phải là chiếc chìa khóa vạn năng cho phép biện minh cho bất kỳ sáng kiến trần tục nào. Ngược lại, nó là biểu hiện trọn vẹn của sự hiệp thông sống động. Chỉ từ ý thức rằng tất cả chúng ta đều được Thiên Chúa yêu thương, chỉ bằng cách sống Tin Mừng với niềm vui, mà chúng ta mới làm chứng cho anh chị em mình, nhận thức được sự kiện rằng – bất kể vai trò của chúng ta trong Giáo hội là gì – chúng ta đều được kêu gọi bởi một Đấng Khác, và chính Ngài là Đấng dẫn dắt Giáo hội của Ngài.
Andrea Tornielli – Bruxelles
—————————————————–
Tý Linh chuyển ngữ
(nguồn : vatican news)
Tags: Phanxicô-I, synode
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- “VIỆC BẦU ĐỨC LÊÔ XIV ĐÁNH DẤU BƯỚC NGOẶT TRONG TƯ TƯỞNG XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI”
- PHẬT TỬ VÀ KITÔ HỮU TRONG CUỘC ĐỐI THOẠI GIẢI THOÁT CHO THỜI ĐẠI CHÚNG TA
- DIỄN VĂN CỦA ĐỨC GIÁO HOÀNG LÊÔ XIV GỬI CÁC CHUYÊN VIÊN TRUYỀN THÔNG : HÃY CHỌN LỰA CON ĐƯỜNG TRUYỀN THÔNG HÒA BÌNH
- MẬT NGHỊ HỒNG Y: ĐHY PAROLIN VÀ ĐHY PREVOST ĐƯỢC PHIẾU “RẤT CAO” TRONG CUỘC BỎ PHIẾU ĐẦU TIÊN ?
- CHÚA NHẬT ĐẦU TIÊN CỦA ĐỨC LÊÔ XIV VỚI CÁC TÍN HỮU VÀ TẠI MỘ THÁNH PHÊRÔ
- TỪ LÊÔ XIII ĐẾN LÊÔ XIV, VẤN ĐỀ XÃ HỘI MỚI
- MẬT NGHỊ: VÀ CÁC HỒNG Y BẮT ĐẦU PHÁT BIỂU NGAY SAU ĐÓ
- ĐỨC LÊÔ XIV TẠI MỘT ĐỀN THÁNH CỦA DÒNG THÁNH AUGUSTINÔ VÀ TẠI MỘ ĐỨC PHANXICÔ
- DIỄN VĂN CỦA ĐỨC GIÁO HOÀNG LÊÔ XIV CHO HỒNG Y ĐOÀN : « NGÀY NAY GIÁO HỘI TRAO CHO MỌI NGƯỜI DI SẢN HỌC THUYẾT XÃ HỘI CỦA MÌNH »
- CHÂN DUNG, KHẨU HIỆU VÀ HUY HIỆU CỦA ĐỨC GIÁO HOÀNG LÊÔ XIV
- BỀ TRÊN TỔNG QUYỀN DÒNG AUGUSTINÔ: ĐỨC GIÁO HOÀNG LÊÔ XIV ‘THỰC SỰ GẦN GŨI VỚI MỌI NGƯỜI’
- TÌM HIỂU DÒNG THÁNH AUGUSTINÔ CỦA ĐỨC LÊÔ XIV
- “NGÀI ĐÃ CÓ MỘT TỶ SỐ TUYỆT VỜI” TẠI MẬT NGHỊ
- XÓA MÌNH ĐI ĐỂ CHÚA KITÔ Ở LẠI
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC GIÁO HOÀNG LÊÔ XIV NGÀY 9/5/2025
- TIỂU SỬ ĐỨC TÂN GIÁO HOÀNG LÊÔ XIV
- THÁNH LỄ KHAI MẠC TRIỀU ĐẠI GIÁO HOÀNG CỦA ĐỨC LÊÔ XIV VÀO NGÀY 18 THÁNG 5
- “GIÁM MỤC LÀ MỘT MỤC TỬ GẦN GŨI VỚI DÂN CHÚNG, KHÔNG PHẢI LÀ NGƯỜI QUẢN LÝ”
- ĐỨC TÂN GIÁO HOÀNG LÊÔ XIV KÊU GỌI HÒA BÌNH VÀ GIẢI TRỪ VŨ TRANG TRÊN THẾ GIỚI
- HABEMUS PAPAM