MỪNG NGÀY THẾ GIỚI SÁCH VÀ BẢN QUYỀN TÁC GIẢ 2024
Ngày Thế giới Sách và Bản quyền tác giả là sự kiện thường niên do Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) tổ chức. Nó được tổ chức hàng năm vào ngày 23 tháng Tư để thúc đẩy việc đọc, xuất bản và bản quyền tác giải.
(nguồn ảnh: levoyageur.ca )
Theo Tổng Giám đốc UNESCO, Audrey Azoulay, Ngày Thế giới Sách và Bản quyền tác giả được tổ chức “với sự tham gia tích cực của tất cả các bên liên quan: các tác giả, nhà xuất bản, giáo viên, thủ thư, các tổ chức công và tư, các tổ chức nhân đạo phi chính phủ, truyền thông và tất cả những người cảm thấy có động lực để làm việc cùng nhau trong việc biểu dương sách và tác giả toàn cầu này”. Sự kiện này vinh danh các tác giả và tất cả các ngành nghề liên quan đến sách, cụ thể là biên tập, dịch thuật, xuất bản và bán sách.
Audrey Azoulay khuyến khích mỗi người đọc sách hằng ngày, ghi nhớ rằng “cuốn sách, dù ở dạng thức nào, vẫn là một phương tiện giáo dục thiết yếu và là nguồn kiến thức. Chúng ta học đọc bằng sách. Và chính nhờ chúng mà chúng ta học được thông tin, được giải trí và hiểu được thế giới.”
Mỗi năm, một “thủ đô sách thế giới” mới
Hằng năm, một quốc gia được chọn là thủ đô sách thế giới và sau đó phải thực hiện một loạt các hoạt động nhằm biểu dương và quảng bá sách và việc đọc. Sự kiện đầu tiên diễn ra vào năm 1995 tại Paris, Pháp. Năm 2023, Accra, ở Ghana là thủ đô sách thế giới, và năm nay, sự lựa chọn là Strasbourg, Pháp.
Ngày 23 tháng Tư được chọn làm ngày mừng hằng năm này vì đây là ngày mà các tác giả nổi tiếng như William Shakespeare, Miguel de Cervantes và Garcilaso de la Vega qua đời. Tại Vương quốc Anh và Ireland, lễ kỷ niệm diễn ra vào ngày thứ Năm đầu tiên của tháng 3, vì ngày 23 tháng Tư, lễ thánh Giorgiô là ngày lễ quốc gia.
Liệu văn hóa đọc ở Châu Phi vẫn luôn là một vấn đề?
Nhiều người thắc mắc về văn hóa đọc ở Châu Phi, một số còn đi xa hơn khi nói rằng nó “rất yếu”. Đối với những người khác, khủng hoảng kinh tế xã hội kéo dài nhiều năm, cơ sở hạ tầng giáo dục nghèo nàn và thiếu tài liệu đọc chất lượng ở nhiều nước châu Phi phần nào giải thích tại sao dân số châu lục này lại xếp hạng cuối cùng trong thang đo văn hóa đọc.
Các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng khoảng 95% sách được xuất bản ở Châu Phi là dành cho lĩnh vực giáo dục, trong khi ở Châu Âu tỷ lệ giữa các sách học và các sách khác rất khác nhau. Do đó, độc giả châu Phi chỉ được tiếp cận 5% số sách được xuất bản cho họ.
Tìm những phương tiện có tính sáng tạo để khuyến khích việc đọc
Các nhà phân tích khuyên rằng để cải thiện văn hóa đọc này, sự thay đổi tâm lý phải bắt đầu từ gia đình. Thời đại kỹ thuật số mang đến cho chúng ta nhiều khả năng thú vị và sáng tạo, và các bậc cha mẹ có thể khai thác chúng bằng cách cung cấp những cuốn sách hay và kết hợp nhiều thời gian đọc hơn cho con cái và chính họ. Điều quan trọng là bạn phải tập thói quen tốt là đọc ít nhất một hoặc hai trang sách mỗi ngày và không quên tặng thêm một cuốn sách trong gói quà sinh nhật, tốt nghiệp hoặc đám cưới.
Nhân dịp kỷ niệm Ngày Thế giới Sách và Bản quyền tác giả, UNESCO kêu gọi chung tay nỗ lực thúc đẩy xóa mù chữ và tiếp cận sách, đặc biệt đối với những người có hoàn cảnh khó khăn trong xã hội, bởi “sách là một trong những phát minh đẹp nhất để chia sẻ ý tưởng và là một công cụ hiệu quả để chống đói nghèo và xây dựng hòa bình bền vững.”
Tý Linh
(theo Oluwakemi Akinleye, fsp – Vatican News)
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- LOẠT BÀI GIÁO LÝ NĂM THÁNH 2025. CHÚA GIÊSU KITÔ NIỀM HY VỌNG CỦA CHÚNG TA. II. CUỘC ĐỜI CHÚA GIÊSU. NHỮNG CUỘC ĐỐI THOẠI. BÀI 3. GIAKÊU. “HÔM NAY TÔI PHẢI Ở LẠI NHÀ ÔNG” (Lc 19, 5)
- ĐỐI VỚI CEF, ƯU TIÊN HÀNG ĐẦU LÀ CUỘC CHIẾN CHỐNG LẠM DỤNG VÀ NGHÈO ĐÓI
- KINH TIN KÍNH CỦA CÔNG ĐỒNG NIXÊ, THẺ CĂN CƯỚC CỦA NGƯỜI KITÔ HỮU
- ĐHY JEAN-MARC AVELINE, TÂN CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC PHÁP
- LỜI TIÊN TRI VỀ HÒA BÌNH CỦA THÁNH GIOAN PHAOLÔ II
- ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ VẪN TRONG TÌNH TRẠNG ỔN ĐỊNH
- LỘ ĐỨC: NHỮNG BỨC TRANH KHẢM TRÊN HAI CÁNH CỬA CỦA ĐỀN THÁNH ĐỨC MẸ ĐƯỢC CHE PHỦ
- SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ GỬI CÁC LINH MỤC THỪA SAI CỦA LÒNG THƯƠNG XÓT NHÂN DỊP HÀNH HƯƠNG NĂM THÁNH
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT IV MÙA CHAY NĂM C: SỐNG MÙA CHAY VÀ NĂM THÁNH NHƯ THỜI GIAN CHỮA LÀNH
- ĐHY PAROLIN: “ĐỨC THÁNH CHA CHƯA BAO GIỜ NGỪNG CAI QUẢN GIÁO HỘI”
- “TRƯỚC MẮT THIÊN CHÚA, MỌI CỬ CHỈ YÊU THƯƠNG ĐỀU CÓ GIÁ TRỊ VÔ HẠN”
- ĐỨC PHANXICÔ CHIA SẺ NỖI ĐAU CỦA NGÀI ĐỐI VỚI CÁC NẠN NHÂN TRẬN ĐỘNG ĐẤT Ở MIẾN ĐIỆN VÀ THÁI LAN
- ĐỨC GIOAN XXIII VÀ ĐỨC PHAOLÔ VI CÓ PHẢI LÀ ĐẶC VỤ CỦA CIA KHÔNG?
- CÁC NHÀ KHOA HỌC TÁI TẠO LẠI KHUÔN MẶT CỦA THÁNH TÊRÊSA AVILA
- SỨC KHỎE CỦA ĐỨC PHANXICÔ ĐƯỢC CẢI THIỆN DẦN DẦN KHI NGÀI ĐANG HỒI PHỤC TẠI NHÀ THÁNH-MARTA
- BẢO VỆ TRẺ VỊ THÀNH NIÊN: ĐỨC PHANXICÔ KÊU GỌI MỘT “SỰ HOÁN CẢI TOÀN DIỆN”
- BÀI GIÁO LÝ VỀ NĂM THÁNH 2025. CHÚA GIÊSU KITÔ, NIỀM HY VỌNG CỦA CHÚNG TA. II. CUỘC ĐỜI CHÚA GIÊSU. NHỮNG CUỘC ĐỐI THOẠI. BÀI 2. NGƯỜI PHỤ NỮ SAMARI. “CHO TÔI XIN CHÚT NƯỚC UỐNG!” (Ga 4, 7)
- 24 GIỜ CHO CHÚA 2025
- BA MƯƠI NĂM THÔNG ĐIỆP EVANGELIUM VITAE: TRỰC GIÁC NHÌN XA TRÔNG RỘNG CỦA ĐỨC GIOAN PHAOLÔ II
- ĐỨC THÁNH CHA ĐỒNG TẾ THÁNH LỄ, TIẾP TỤC TRỊ LIỆU TẠI NHÀ THÁNH MARTA