NĂM 2023, KỶ LỤC MỚI VỀ CHI TIÊU QUÂN SỰ TOÀN CẦU
Theo nghiên cứu mới nhất của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI), chi tiêu vũ khí toàn cầu tăng 6,8% so với năm 2022, đạt 2,443 tỷ USD. Trong bối cảnh chiến tranh và căng thẳng leo thang, sự gia tăng này được quan sát thấy ở tất cả các châu lục lần đầu tiên kể từ năm 2009.
“Giải trừ vũ khí là một nghĩa vụ đạo đức”, Đức Thánh Cha Phanxicô tuyên bố như thế vào cuối buổi đọc Kinh Truyền Tin vào Chúa nhật ngày 3 tháng 3 năm 2024. Lời cầu nguyện này của Đức Thánh Cha thậm chí còn vang vọng mạnh mẽ hơn khi chi tiêu quân sự toàn cầu đã đạt kỷ lục mới vào năm 2023. Theo nghiên cứu mới nhất của SIPRI, được công bố vào thứ Hai ngày 22 tháng Tư, chi tiêu cho vũ khí năm ngoái trên toàn thế giới lên tới 2,443 tỷ USD.
Trên tất cả các châu lục, chi tiêu quân sự bao gồm tất cả chi tiêu công cho lực lượng vũ trang và các hoạt động quân sự đang gia tăng đáng kể. 5 quốc gia hàng đầu chiếm 61% chi tiêu quân sự với Hoa Kỳ ở vị trí đầu tiên (916 tỷ USD hoặc 37% chi tiêu toàn cầu). Trung Quốc đứng ở vị trí thứ 2, kém xa với 296 tỷ USD. Tiếp đến là Nga, rồi Ấn Độ và cuối cùng là Ả Rập Saudi.
Cuộc chiến ở Ucraina
Việc Nga xâm lược Ucraina đóng một vai trò đáng kể trong việc tăng chi tiêu quân sự toàn cầu kể từ năm 2022. Hai nhân vật chính đã tăng ngân sách đáng kể vào năm 2023. Mức tăng 24% của Nga kể từ năm 2022 với 109 tỷ USD, tương đương 16% chi tiêu của chính phủ Nga . Ở Ucraina, chi tiêu quân sự chiếm 58% ngân sách nhà nước do toàn bộ nền kinh tế nước này đã thích nghi với chiến tranh. Nhờ đó, nước này từ vị trí thứ 11 lên vị trí thứ 8 với 64,8 tỷ USD, được hỗ trợ thêm 35 tỷ USD từ viện trợ nước ngoài.
Cuộc chiến ở Đông Âu đang thúc đẩy các nước láng giềng phải tái vũ trang, như Ba Lan ở vị trí thứ 14 đã tăng ngân sách lên 75% trong một năm. Tương tự như vậy, các thành viên của NATO hầu hết đều tăng chi tiêu cho vũ khí.
Căng thẳng leo thang ở Trung Quốc
Từ 29 năm qua, ngân sách quân sự của Trung Quốc không ngừng tăng lên, đạt 296 tỷ USD vào năm 2023. Nó chiếm một nửa chi tiêu ở khu vực Châu Á và Châu Đại Dương. Việc quân sự hóa này thúc đẩy các nước láng giềng đi theo con đường này: Nhật Bản và Đài Loan mỗi nước đã tăng ngân sách thêm 11%, tương ứng 50,2 tỷ USD và 16,6 tỷ USD.
Ở Trung Đông, một cuộc xung đột mở khác khuyến khích chi tiêu quân sự: đó là giữa Israel và Hamas. Bất chấp sự xích lại gần về mặt hệ ngoại giao gần đây giữa nhà nước Do Thái và các nước Ả Rập, chẳng hạn như với Hiệp định Abraham, cuộc xung đột công khai được phát động sau cuộc tấn công của Hamas vào Israel vào ngày 7 tháng 10 năm 2023 đã khuyến khích các quốc gia tăng cường quân đội của họ. Viện Thụy Điển lưu ý rằng chi tiêu quân sự của Israel – lớn thứ hai trong khu vực sau Ả Rập Saudi – đã tăng 24%, đạt 27,5 tỷ USD vào năm 2023.
Diego Lopes da Silva, nhà nghiên cứu chính tại chương trình sản xuất vũ khí và chi tiêu quân sự của SIPRI, nhấn mạnh: “Sự gia tăng mạnh mẽ trong chi tiêu quân sự ở Trung Đông vào năm 2023 phản ánh sự tiến triển nhanh chóng của bối cảnh khu vực. Chúng ta đã đi từ mối quan hệ ngoại giao nồng ấm giữa Israel và một số nước Ả Rập trong những năm gần đây đến sự bùng nổ của một cuộc chiến tranh lớn ở Gaza và lo ngại về một cuộc xung đột ở quy mô khu vực”.
Những xung đột bị lãng quên
Tỷ lệ tăng chi tiêu quân sự lớn nhất so với tất cả các quốc gia trong năm ngoái liên quan đến Cộng hòa Dân chủ Congo (+105%): chính phủ đang chiến đấu với một số nhóm vũ trang, đặc biệt là ở phía đông đất nước. Mức tăng cao thứ hai (+78%) được ghi nhận ở Nam Sudan, khi hậu quả của cuộc nội chiến ở nước láng giềng Sudan đe dọa an ninh đất nước.
Ở Trung Mỹ, cuối cùng chính các băng nhóm vũ trang đã thúc đẩy các quốc gia đầu tư vào lĩnh vực quân sự. Ví dụ, chi tiêu quân sự của Cộng hòa Dominica đã tăng 14% vào năm 2023, do tình hình an ninh thảm khốc ở Haiti, quốc gia biên giới. Điều tương tự cũng xảy ra với Mêxicô, quốc gia đã chứng kiến ngân sách quân sự tăng 55% trong 10 năm để chống lại các hoạt động tội phạm, đặc biệt là buôn bán ma túy.
Tý Linh
(theo Jean-Benoît Harel – Vatican News)
Tags: Âu Châu
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- ĐỨC TÂN GIÁO HOÀNG LÊÔ XIV KÊU GỌI HÒA BÌNH VÀ GIẢI TRỪ VŨ TRANG TRÊN THẾ GIỚI
- HABEMUS PAPAM
- GIỮA SỰ TRANG NGHIÊM VÀ LONG TRỌNG, MẬT NGHỊ BẮT ĐẦU
- KHÓI ĐEN ĐẦU TIÊN XUẤT HIỆN TỪ ỐNG KHÓI NHÀ NGUYỆN SISTINE
- THÁNH LỄ CẦU NGUYỆN CHO VIỆC BẦU CHỌN GIÁO HOÀNG : « CẦU NGUYỆN LÀ THÁI ĐỘ DUY NHẤT THÍCH HỢP »
- MẬT NGHỊ: ĐỨC GIÁO HOÀNG ĐƯỢC BẦU NHƯ THẾ NÀO?
- “EXTRA OMNES!”, “XIN MỌI NGƯỜI RA NGOÀI!”
- PHIÊN HỌP CHUNG LẦN THỨ 12 TẬP TRUNG VÀO NHỮNG PHẨM CHẤT CẦN THIẾT CHO MỘT GIÁO HOÀNG TƯƠNG LAI
- CÁC HỒNG Y TIẾP TỤC SUY NGHĨ VÀ PHÁC HỌA HÌNH ẢNH VỀ MỘT « GIÁO HOÀNG MỤC TỬ »
- ĐỨC GIÁO HOÀNG QUYẾT ĐỊNH TÔNG HIỆU CỦA MÌNH NHƯ THẾ NÀO?
- TẤT CẢ 133 HỒNG Y ĐÃ ĐẾN RÔMA KHI CÁC HỒNG Y TỔ CHỨC PHIÊN HỌP CHUNG LẦN THỨ MƯỜI
- ĐHY MAMBERTI: ĐỨC PHANXICÔ TRUNG THÀNH VỚI SỨ MẠNG CỦA MÌNH BẰNG TẤT CẢ SỨC MẠNH
- CHIẾC XE CỦA ĐỨC GIÁO HOÀNG: MÓN QUÀ CUỐI CÙNG CỦA ĐỨC PHANXICÔ DÀNH CHO GAZA
- “TẠI MẬT NGHỊ, CHÚA QUAN PHÒNG CŨNG CAN THIỆP QUA CHÍNH TRỊ”
- ĐỨC PHANXICÔ MỜI GỌI ĐÁNH THỨC THẾ GIỚI
- ĐỨC HỒNG Y PAROLIN, KIẾN TRÚC SƯ CỦA SỰ CÂN BẰNG ĐỊA CHÍNH TRỊ CỦA VATICAN
- PHIÊN HỌP CHUNG LẦN 9 : CÁC HỒNG Y THẢO LUẬN VỀ NHU CẦU HY VỌNG TRONG NĂM THÁNH NÀY
- ĐHY GUGEROTTI NHẮC NHỚ KHO TÀNG THIÊNG LIÊNG CỦA CÁC GIÁO HỘI ĐÔNG PHƯƠNG
- PHIÊN HỌP CHUNG LẦN 8 : CÁC HỒNG Y THẢO LUẬN VỀ LOAN BÁO TIN MỪNG VÀ SỨ MẠNG
- KỶ NIỆM 400 NĂM THÀNH LẬP TU HỘI TRUYỀN GIÁO, “MỘT ĐỘNG LỰC MỚI”