NĂM CHÌA KHÓA ĐỂ HIỂU NĂM THÁNH LÒNG THƯƠNG XÓT
Đối với Đức Thánh Cha Phanxicô, Năm Thánh Lòng Thương Xót phải giúp vào con đường « hoán cải thiêng liêng » cho Giáo Hội mà ngài đang cải cách.
- Tại sao một Năm Lòng Thương Xót ?
Đức Thánh Cha Phanxicô đã làm ngạc nhiên vào ngày 13/5/2015 khi loan báo một Năm Thánh Lòng Thương Xót. Ngài muốn một Giáo Hội thương xót, nghĩa là chứng tá cho lòng thương xót của Thiên Chúa đối với thế giới và, vì thế, ngài khuyến khích mỗi Kitô hữu vun trồng thái độ tâm hồn này nơi chính mình. Ngài giải thích : « Đó là một con đường vốn bắt đầu bằng một cuộc hoán cải thiêng liêng ; và chúng ta phải thực hiện con đường này ».
Đức Thánh Cha sẽ khai mạc Năm Thánh này vào ngày 8/12/2015, bằng cách băng qua thánh môn của Vương cung thánh đường thánh Phêrô ở Rôma. Tiếp đến các Giám mục trên khắp thế giới sẽ mở các cánh cửa tại các giáo phận của mình vào Chúa Nhật 13/12. Và trong suốt Năm Thánh này mà sẽ kết thúc vào ngày 20/11/2016, các tín hữu Công giáo được mời gọi băng qua các cánh cửa đó với một thái độ sám hối và xích lại gần Chúa Kitô. Đối với Đức Thánh Cha, Năm Thánh Lòng Thương Xót phải giúp vào con đường « hoán cải thiêng liêng » cho Giáo Hội mà ngài đang cải cách. Không chỉ trong Giáo Hội, lòng thương xót cũng cần thiết cho một thế giới mà Đức Thánh Cha đang thấy chiến tranh diễn ra khắp nơi.
Mới đây, trong cuộc phỏng vấn dành cho Tạp chí Công giáo Credere (Ý), Đức Thánh Cha đã giải thích lý do Năm Thánh : « Rõ ràng thế giới đang cần đến lòng thương xót, cần đến lòng trắc ẩn, tức là đau khổ với. Chúng ta đã quen với những tin xấu, với sự tàn bạo và những hung hăng tồi tệ nhất xúc phạm tới danh thánh và sự sống của Thiên Chúa. Thế giới cần khám phá rằng Thiên Chúa là Cha, rằng có lòng thương xót, rằng sự tàn bạo và kết án không phải là giải pháp. Nếu đôi khi Giáo Hội theo đuổi một đường lối cứng rắn hay bị cám dỗ theo đuổi con đường đó bằng cách nhấn mạnh đến những chuẩn mực luân lý, thì nhiều người bị gạt ra ngoài…. Tôi coi Giáo Hội như là một bệnh viện dã chiến sau trận chiến : có biết bao người đau khổ, bị thương tích hay bị giết chết !…Chúng ta phải săn sóc, chữa lành, nâng đỡ… Chúng ta hết thảy đều là tội nhân, và chúng ta đang mang thập giá của chúng ta. Tôi đã cảm thấy rằng Chúa Giêsu muốn mở cánh cửa tâm hồn của Ngài, rằng Chúa Cha muốn cho thấy lòng thương xót nhân từ của Ngài…Đây là năm tha thứ, hòa giải. »
- Điều gì không phải là lòng thương xót ?
Cái riêng của Kitô giáo. Lòng thương xót không phải là cái riêng của Kitô giáo. Do Thái giáo và Hồi giáo cũng đề cập đến lòng thương xót. Phật giáo nhấn mạnh lòng từ bi.
Một từ ngữ lỗi thời. Người ta coi nó là lỗi thời và thích dùng những từ ngữ khác hơn, như lòng trắc ẩn, thương cảm, khoan dung. Tuy nhiên, với lễ kính lòng Chúa thương xót, Đức Thánh Cha Gioan-Phaolô II đã đem lại giá trị cho nó và Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhấn mạnh nó, cả trong khẩu hiệu giám mục của ngài.
Chỉ là một chuyện tội lỗi. Nếu trong sách Giáo lý Giáo Hội Công Giáo, từ ngữ « Lòng thương xót » chỉ có mặt trong phần dành cho tội lỗi, thì trái lại trong Cuốn Toát yếu năm 2005, từ ngữ này cũng xuất hiện trong các chương về bí tích chữa lành, về Kinh Lạy Cha, hay trong các phần dành riêng cho Đức Maria, « Mẹ của Lòng thương xót », và những công việc thương xót.
Một quan niệm màu mè. Lòng thương xót không phải là một dấu yếu nhược, Đức Thánh Cha đã khẳng định như thế trong Tông chiếu Misericordiae vultus. Ngài dựa vào Tổng luận Thần học của thánh Tôma Aquinô để khẳng định rằng « lòng thương xót là đặc điểm của Thiên Chúa mà sự toàn năng của Ngài hệ tại thực thi lòng thương xót ».
- Lòng thương xót là gì ?
Từ « miséricorde » có nguồn gốc từ tiếng Latinh « misereor » (« tôi thương xót ») và « cor » (« trái tim »). Người ta thường so sánh nó với lòng trắc ẩn (compassion), mà tiếng giống với tiếng Latinh « cum – patior » (« tôi đau khổ với »). Cho dù trước hết người ta gán lòng thương xót cho Thiên Chúa, nhưng Đức Thánh Cha đã đưa ra một định nghĩa rất cụ thể : « một thực tại cụ thể xuyên qua đó Ngài biểu lộ tình yêu của mình như tình yêu của một người cha và một người mẹ để cho mình xúc động sâu xa bởi con cái mình ». Đức Thánh Cha đi đến chỗ nói về một tình yêu « nội tạng », đến từ sâu thẳm tâm hồn như « một tình cảm sâu xa, tự nhiên, bởi sự dịu dàng và trắc ẩn, bao dung và tha thứ ».
Lòng thương xót cũng là trụ cột nâng đỡ đời sống Giáo Hội, nhất là qua chứng ta tha thứ. Đức Thánh Cha mong muốn rằng trong hoạt động mục vụ của Giáo Hội, « mọi sự phải được bao bọc bởi sự dịu dàng qua đó chúng ta nói với các tín hữu ». Tính khả tín của Giáo Hội phụ thuộc vào điều đó. Đức Thánh Cha lấy làm tiếc vì các Kitô hữu « đôi khi đã quên cho thấy và sống con đường thương xót ».
Nó được biểu lộ qua những việc được mô tả trong Tân Ước. Những công việc « thể lý » – cho kẻ đói ăn, cho kẻ khát uống, cho kẻ rách rưới ăn mặc, viếng kẻ liệt cùng kẻ tù rạc, cho khác đậu nhà, chôn xác kẻ chết ; những công việc « tinh thần » : lấy lời lành mà khuyên người, mở dạy kẻ mê muội, an ủi kẻ âu lo, răn bảo kẻ có tội, tha kẻ dể ta, nhịn kẻ mất lòng ta, cầu nguyện và nâng đỡ cho tha nhân.
Những lời Kinh Hòa Bình cũng là những biểu lộ cụ thể những công việc thương xót :
Lạy Chúa từ nhân,
Xin cho con biết mến yêu và phụng sự Chúa trong mọi người.
Lạy Chúa, xin hãy dùng con như khí cụ bình an của Chúa
Ðể con đem yêu thương vào nơi oán thù,
Ðem thứ tha vào nơi lăng nhục
Ðem an hoà vào nơi tranh chấp,
Ðem chân lý vào chốn lỗi lầm.
Ðể con đem tin kính vào nơi nghi nan, chiếu trông cậy vào nơi thất vọng,
Ðể con rọi ánh sáng vào nơi tối tăm, đem niềm vui đến chốn u sầu.
Lạy Chúa xin hãy dạy con:
Tìm an ủi người hơn được người ủi an,
Tìm hiểu biết người hơn được người hiểu biết
Tìm yêu mến người hơn được người mến yêu.
Vì chính khi hiến thân là khi được nhận lãnh,
Chính lúc quên mình là lúc gặp lại bản thân,
Vì chính khi thứ tha là khi được tha thứ,
Chính lúc chết đi là khi vui sống muôn đời.
- Năm Thánh được triển khai thế nào ?
Gọi là Năm Thánh vì đó là thời điểm khuyến khích tiến bước trên con đường thánh thiện, việc bước qua cửa thánh gợi lên « sự bước qua mà mọi Kitô hữu được mời gọi thực hiện từ tội lỗi đến với ân sủng ».
Trong mục đích này, một ân xá – tức là theo Giáo luật, « sự tháo giải trước mặt Chúa các hình phạt thế tạm vì các tội lỗi đã được xóa bỏ » (c. 992) – được ban cho các tín hữu. Các điều kiện lãnh nhận ân xá sẽ được nói rõ vào ngày 8/12 này, nhưng cách chung ân xá được lãnh nhận qua việc thăm viếng các nơi thánh, cầu nguyện theo một số ý hướng, tham dự thánh lễ và bí tích hòa giải.
Đức Thánh Cha đã muốn nhấn mạnh đến chiều kích tha thứ này. Vì thế, ngài đã quyết định sai đi « các thừa sai của lòng thương xót » đến các giáo phận, từ đầu Mùa Chay. Cách riêng ngài cho phép các linh mục tha các tội dành riêng cho Tòa Thánh vì tính nghiêm trọng của chúng, cách riêng tội phá thai.
- Năm Thánh nói với ai ?
Với mọi người Côn giáo chứ không chỉ cho khách hành hương đến Rôma mà thôi : lần đầu tiên trong lịch sử của các năm thánh, Năm Thánh lần này hoàn toàn không còn trung ương tập quyền. Dấu chỉ rõ ràng nhất sẽ là việc mở cửa Năm Thánh tại các nhà thờ chánh tòa của các giáo phận trên thế giới.
Năm Thánh này muốn cho thấy sự quảng đại của một Giáo Hội không loại trừ ai : những người phá thai, những kẻ tù tội mà Đức Thánh Cha mời họ chỉ cần vượt qua cánh cửa xà lim của họ như thể họ đang bước qua một cánh cửa thánh…Ngài cũng nói với « những người nam người nữ thuộc về một tổ chức tội phạm », như tổ chức mafia, và với những người « tham nhũng hay đồng lõa tham nhũng » để họ thay đổi lối sống của mình.
Năm Thánh cùng bao hàm một cử chỉ đặc biệt hướng đến Huynh đoàn thánh Piô X : đi xưng tội nơi một linh mục thuộc Huynh đoàn này sẽ có giá trị trong suốt Năm Thánh. Năm Thánh cũng phải giúp vào việc xích lại gần người Do thái giáo và Hồi giáo, mà đối với họ lòng thương xót cũng nằm ở trung tâm đức tin.
Hôm Chúa Nhật II Mùa Vọng (6/12/2015), Đức Thánh Cha cũng nhắc lại biến cố lịch sử là sự hòa giải giữa Giáo Hội Chính Thống và Giáo Hội Công Giáo, dứt bỏ vạ tuyệt thông cho nhau, mà ngày 7/12/2015 là ngày kỷ niệm 50 năm biến cố đó. Dịp này, Đức Thánh Cha bảy tỏ mong muốn vượt lên sự chia rẽ để xây dựng sự hiệp nhất, một sự hiệp nhất vốn đòi hỏi sự tha thứ và lòng thương xót.
Tý Linh
(theo La Croix, VIS…)
Tags: Năm-thương-xót, Phanxicô-I
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- THÁNH GIOAN: “THÁNH TÔNG ĐỒ VÀ THÁNH SỬ KHÔNG PHẢI LÀ CÙNG MỘT NGƯỜI”
- CÁC NĂM THÁNH QUA DÒNG LỊCH SỬ
- NĂM THÁNH 2025: CHỈ BỐN CỬA THÁNH ĐƯỢC MỞ TẠI RÔMA
- THÔNG ĐIỆP GIÁNG SINH VÀ PHÉP LÀNH URBI ET ORBI 2024 : CẦU MONG TIẾNG SÚNG HÃY IM BẶT !
- THÁNH LỄ ĐÊM GIÁNG SINH VÀ KHỞI ĐẦU MỘT NĂM ÂN SỦNG, ĐỔI MỚI VÀ HY VỌNG
- HÀNH TRÌNH QUA CÁC NĂM THÁNH NHỜ CÁC SẮC CHỈ TRIỆU TẬP
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT IV MÙA VỌNG NĂM C: TẠ ƠN CHÚA VỀ HỒNG ÂN SỰ SỐNG
- NĂM THÁNH 2025: CẦN PHẢI CÓ THẺ HÀNH HƯƠNG ĐỂ BƯỚC QUA CÁC CỬA THÁNH Ở RÔMA
- DIỄN VĂN CỦA ĐỨC PHANXICÔ CHO GIÁO TRIỀU RÔMA NHÂN DỊP CHÚC MỪNG GIÁNG SINH 2024: HÃY NÓI TỐT CHỨ ĐỪNG NÓI XẤU
- GIÁO TRIỀU RÔMA, BÀI GIẢNG MÙA VỌNG THỨ 3: SỰ CAO CẢ CỦA THIÊN CHÚA LÀ SỰ NHỎ BÉ
- MỤC TỬ TRONG THÁNH KINH, MỘT HÌNH ẢNH VỀ UY QUYỀN VÀ LÒNG NHÂN TỪ
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI NHÓM ÂN NHÂN VIỆT NAM: HỖ TRỢ CÁC CÔNG VIỆC BÁC ÁI ĐÓNG GÓP VÀO VIỆC MANG LẠI NIỀM HY VỌNG
- THÁNH TÍCH CỦA THÁNH TÊRÊSA HÀI ĐỒNG GIÊSU ĐẾN RÔMA NHÂN NĂM THÁNH
- BÀI GIÁO LÝ VỀ NĂM THÁNH 2025. CHÚA GIÊSU KITÔ, NIỀM HY VỌNG CỦA CHÚNG TA. I. THỜI THƠ ẤU CỦA CHÚA GIÊSU. BÀI 1. GIA PHẢ CỦA CHÚA GIÊSU (Mt 1, 1-17). CON THIÊN CHÚA ĐI VÀO LỊCH SỬ
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC THÁNH CHA TRONG THÁNH LỄ CHÚA NHẬT III MÙA VỌNG NĂM C: CHÚNG TÔI PHẢI LÀM GÌ?
- NHỮNG ĐOẠN TRÍCH TỪ CUỐN TỰ TRUYỆN « HY VỌNG » CỦA ĐỨC PHANXICÔ
- ĐỨC PHANXICÔ TIẾT LỘ NGÀI ĐÃ THOÁT KHỎI HAI VỤ MƯU SÁT TRONG CHUYẾN TÔNG DU TỚI IRAK
- ĐỨC PHANXICÔ CA NGỢI CORSE NHƯ MÔ HÌNH CỦA “TÍNH THẾ TỤC LÀNH MẠNH”
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI HÀNG GIÁO SĨ CORSE: “HÃY CHĂM SÓC CÁC BẠN VÀ NGƯỜI KHÁC”
- VIDEO TRỰC TUYẾN CHUYẾN TÔNG DU CORSE