NÊN THÁNH, ĐÓ LÀ “ĐỂ MÌNH ĐƯỢC BIẾN ĐỔI BỞI SỨC MẠNH CỦA TÌNH YÊU THIÊN CHÚA”

Written by xbvn on Tháng Mười Một 15th, 2024. Posted in Tâm linh, Thế Giới, Tý Linh

Thứ Năm, ngày 14 tháng 11, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp đón những người tham gia hội nghị do Bộ Phong Thánh tổ chức về chủ đề “Tử đạo và dâng hiến mạng sống”. Trong buổi tiếp kiến ​​này, ngài nhấn mạnh ý nghĩa của việc nên thánh. “Nỗ lực của con người hoặc sự cam kết hy sinh và từ bỏ của cá nhân mà thôi thì chưa đủ. Trên hết, phải để cho mình được biến đổi bởi sức mạnh tình yêu của Thiên Chúa”.

Cuộc gặp gỡ, do Bộ Phong Thánh tổ chức, được hướng dẫn bởi các bản văn của Tin Mừng Thánh Gioan: “Không có tình thương nào cao cả hơn tình thương của người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu của mình” (Ga 15, 13). Một lời mà theo Đức Thánh Cha “vốn luôn mang lại niềm an ủi và hy vọng”. Bởi vì, “vào buổi tối Bữa Tiệc Ly, Chúa nói về việc hiến thân mình sẽ được hoàn tất trên thập giá”. Đức Phanxicô cho rằng “chỉ có tình yêu mới có thể mang lại lý do cho thập giá: một tình yêu cao cả đến nỗi Người đảm nhận mọi tội lỗi và tha thứ chúng, đến nỗi Người bước vào nỗi đau khổ của chúng ta và ban cho chúng ta sức mạnh để chịu đựng nó, đến nỗi Người thậm chí đi vào cái chết để chiến thắng nó và cứu độ chúng ta. Nơi Thập Giá Chúa Kitô, có tất cả tình yêu của Thiên Chúa, có lòng thương xót vô biên của Ngài”.

Sự thánh thiện theo Đức Phanxicô

Để trở nên thánh thiện, Đức Phanxicô nói, “nỗ lực của con người hoặc sự cam kết hy sinh và từ bỏ của cá nhân mà thôi thì chưa đủ. Trên hết, phải để cho mình được biến đổi bởi sức mạnh tình yêu của Thiên Chúa, vốn vượt trên chúng ta và khiến chúng ta có khả năng yêu thương vượt xa những gì chúng ta nghĩ mình có thể làm”.

Hoan nghênh công việc được thực hiện đối với Bộ Phong Thánh, Đức Thánh Cha khẳng định rằng đó là “một sự phục vụ quý giá” được cống hiến “cho Giáo hội, để Giáo hội không bao giờ thiếu dấu chỉ sống thánh thiện và luôn hiện diện”.

Hội nghị này là một cơ hội để suy ngẫm “về hai hình thức thánh thiện được phong thánh: hình thức tử đạo và hình thức dâng hiến mạng sống”. Để tuân theo cùng một lôgic này, Đức Thánh Cha đã nhấn mạnh rằng: “Từ thời cổ đại, những người tin vào Chúa Giêsu đã đánh giá cao những người đã trả giá bằng con người của mình, bằng mạng sống, tình yêu của họ đối với Chúa Kitô và Giáo hội”. Bằng chứng là, “họ đã biến lăng mộ của các ngài thành nơi thờ phượng và cầu nguyện. Họ đã cùng nhau, vào ngày họ được sinh ra trên thiên đàng, để củng cố mối liên kết của tình huynh đệ, trong Chúa Kitô phục sinh, vượt qua giới hạn của cái chết, cho dù nó có thể đẫm máu và đau đớn đến đâu”.

Vị tử đạo: người môn đệ hoàn hảo của Chúa Kitô

Và chính “nơi vị tử đạo, chúng ta tìm thấy những nét của người môn đệ hoàn hảo, vốn đã noi gương Chúa Kitô bằng cách từ bỏ chính mình và vác thập giá của Người, và được biến đổi nhờ tình yêu của Người, đã cho mọi người thấy sức mạnh cứu độ của Thập giá của Người. Tôi nghĩ đến sự tử đạo của những người Chính thống giáo Libya tốt lành này. Họ chết và nói: “Lạy Chúa Giêsu”. “Nhưng thưa cha, họ là chính thống giáo!” Họ là những Kitô hữu. Họ là những vị tử đạo và Giáo hội tôn kính họ như những vị tử đạo của chính mình… Với sự tuẫn đạo, có sự bình đẳng. Điều tương tự cũng đang xảy ra ở Uganda với các vị tử đạo Anh giáo. Họ là những vị tuẫn đạo! Và Giáo hội coi họ như vậy”.

Ngài giải thích lý do tại sao, “trong lĩnh vực án phong thánh, nhận thức chung của Giáo hội đã xác định ba yếu tố cơ bản của việc tuẫn đạo, những yếu tố này vẫn luôn có giá trị. Vị tử đạo là một Kitô hữu – trước hết – vì không chối bỏ đức tin của mình, đã cố ý chịu một cái chết bạo lực và sớm. Ngay cả một Kitô hữu chưa được rửa tội, nhưng trong tâm hồn là một Kitô hữu, cũng tuyên xưng Chúa Giêsu Kitô qua Phép Rửa bằng máu. Thứ hai: vụ giết người được thực hiện bởi một kẻ bắt bớ, bị thúc đẩy bởi lòng căm thù đức tin hoặc một nhân đức khác liên quan đến đức tin; và thứ ba: nạn nhân có một thái độ bác ái, kiên nhẫn, dịu dàng bất ngờ, noi gương Chúa Giêsu chịu đóng đinh. Những gì thay đổi, tùy theo thời đại, đó không phải là khái niệm tử đạo, mà là những phương thức cụ thể mà nó diễn ra, trong một bối cảnh lịch sử cụ thể.”

Thậm chí ngày nay, ở nhiều nơi trên thế giới, có nhiều vị tử đạo đã hiến mạng sống mình vì Chúa Kitô. Trong nhiều trường hợp, Kitô giáo bị bách hại bởi vì, được thúc đẩy bởi niềm tin vào Thiên Chúa, Kitô giáo bảo vệ công lý, sự thật, hòa bình và phẩm giá con người. Điều này có nghĩa rằng, đối với những người nghiên cứu các sự kiện tử đạo khác nhau, – như Đấng đáng kính Piô XII đã dạy – “đôi khi sự chắc chắn về mặt đạo đức chỉ là kết quả của một số lượng dấu hiệu và bằng chứng mà, nếu xét riêng lẻ, không có khả năng thiết lập sự chắc chắn thực sự, nhưng, chỉ trong tổng thể, mới không còn cho phép một người có óc phán đoán tốt có bất kỳ nghi ngờ hợp lý nào nữa” (Diễn văn cho Tòa Thượng Thẩm Rôma, ngày 1 tháng 10 năm 1942). Đó là sự hài hòa của kiến ​​thức.”

Đối mặt với thực tế này, Đức Thánh Cha, trong Sắc lệnh triệu tập Năm Thánh sắp tới, đã xác định chứng ta của các vị tử đạo “là chứng tá thuyết phục nhất về niềm hy vọng”. Ngài tuyên bố : “Chính vì lý do này mà trong Bộ Phong Thánh, tôi muốn thành lập Ủy ban về các vị tử đạo mới – những chứng nhân của đức tin, một ủy ban, theo cách khác với việc trình bày các nguyên nhân tử đạo, sẽ thu thập các ký ức về những người, ngay cả trong các niềm tin Kitô khác, đã biết từ bỏ cuộc sống của mình để không phản bội Chúa”.

Chứng từ sống động của các vị tử đạo

 “Kinh nghiệm về các án phong thánh và sự đối chất liên tục với kinh nghiệm cụ thể của các tín hữu đã khiến tôi, vào ngày 11 tháng 7 năm 2017, ký tự sắc “Maiorem hac dilectionem”, qua đó tôi muốn diễn tả cảm thức chung của Dân trung thành của Thiên Chúa liên quan đến chứng tá về sự thánh thiện của những người, được tình yêu của Chúa Kitô thúc đẩy, đã tự nguyện hiến mạng sống mình, chấp nhận một cái chết chắc chắn và ngắn hạn,” Đức Phanxicô nói tiếp và đồng thời cũng cho biết rằng, đối với ngài, vấn đề là “xác định một con đường mới cho các án phong chân phước và phong thánh”. Do đó, ngài đã xác định rằng “phải có mối liên hệ giữa việc dâng hiến sự sống và cái chết sớm, rằng Người Tôi Tớ của Thiên Chúa đã thực thi các nhân đức Kitô giáo ít nhất ở mức độ bình thường và, đặc biệt là sau khi ngài chết, ngài được bao quanh bằng danh tiếng và những dấu hiệu thánh thiện”.

Điều phân biệt việc hiến dâng mạng sống, trong đó không có bóng dáng của kẻ bắt bớ, là sự tồn tại của một tình trạng bên ngoài, có thể đánh giá một cách khách quan, trong đó người môn đệ Chúa Kitô đã tự do đặt mình vào và dẫn đến cái chết. Ngay cả trong chứng tá phi thường của kiểu thánh thiện này, vẻ đẹp của đời sống Kitô hữu vẫn tỏa sáng, vốn biết trở nên quà tặng hết mực, giống như Chúa Giêsu trên thập giá”.

Trong khi khuyến khích các tham dự viên “tiếp tục với lòng đam mê và lòng quảng đại” công việc được thực hiện “đối với án phong của các thánh”, Đức Thánh Cha kết thúc bài phát biểu của mình bằng việc phó thác các tham dự viên “cho sự chuyển cầu của Đức Trinh Nữ Maria và của tất cả các chứng nhân của Chúa Kitô, mà tên của các ngài đã được ghi vào sách sự sống”.

Tý Linh

(theo Augustine Asta – Vatican News)

Tags: , ,

Trackback from your site.

Bài viết cùng chủ đề

Dữ liệu Website cũ

Xem nhiều gần đây nhất

Đang online

Lịch đăng bài

Tháng Mười Hai 2024
H B T N S B C
« Th11    
  1
2 3 4 5 6 7 8
9 10 11 12 13 14 15
16 17 18 19 20 21 22
23 24 25 26 27 28 29
30 31