NGÀY THẾ GIỚI CHỐNG NẠN BUÔN NGƯỜI : ĐẤU TRANH VÌ PHẨM GIÁ CON NGƯỜI
Ngày 30/7 đánh dấu Ngày Thế giới chống nạn buôn người của Liên Hiệp Quốc. Mạng lưới thế giới đấu tranh chống lại việc buôn bán người « Talitha Kum », gồm 3000 nữ tu và giáo dân Công giáo, đã đưa ra những sáng kiến khác nhau trên khắp thế giới.
Một sự sáng tạo để phục vụ sự thiện, như Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhiều lần yêu cầu để cổ võ bác ái, đấu tranh chống lại nền văn hóa lãng phí và tạo điều kiện cho việc bảo vệ nhân quyền. Nói không với việc khai thác con người, hướng máy chiếu đến một thảm kịch chạm đến những người nam và người nữ trong tất cả các nước, đó là mục tiêu của Ngày Thế giới phòng chống nạn buôn người hôm nay, được thiết lập vào năm 2013 bởi Đại Hội đồng LHQ và mỗi năm được cử hành vào ngày 30/7.
Quan tâm chăm sóc và tôn trọng
Chăm sóc tha nhân. Quan tâm đến người bị tổn thương, như những nạn nhân của việc buôn bán người. Hôm nay, Talitha Kum, mạng lưới quốc tế của đời sống thánh hiến phòng chống nạn buôn người, quan tâm đến nhiệm vụ này. Talitha Kum làm điều đó bằng cách cổ võ chiến dịch « Care against Trafficking », được khởi động cách đây một tuần, nhằm cho thấy rằng việc quan tâm chăm sóc có thể làm nên sự khác biệt ở mỗi giai đoạn của hành trình đấu tranh chống lại việc buôn bán người : quan tâm chăm sóc những người gặp rủi ro, các nạn nhân và những người sống sót. Như một giọt nước trong đại dương, chiến dịch này đã chứng kiến các sáng kiến nở rộ trên khắp thế giới, từ Châu Á đến Côlômbia.
Các đại sứ trẻ
Sơ Gabriella Bottani, CMS, điều phối quốc tế Talitha Kum, đã trình bày ở Radio Vatican-Vatican News sáng kiến được nảy sinh ở Châu Á và muốn gieo hạt giống hy vọng, dựa trên kinh nghiệm của những người đã vượt qua được bi kịch của việc buôn người, mà không xóa được những vết thương sâu xa của nó, nhưng bằng cách chứng minh rằng có thể bắt đầu lại. Bằng cách kháng cự, đấu tranh và luôn tìm kiếm ánh sáng ở cuối đường hầm. Trao đổi với sơ Bottani.
Radio Vatican : Hôm nay là một ngày quan trọng để làm nổi bật một vấn đề vốn phải được đề cập hàng này. Sáng kiến của các Sơ đã có kết quả, đặc biệt ở Châu Á nơi mà người trả, các đại sứ phòng chống nạn buôn người, sẽ là những diễn viên chính.
Sơ Bottani : Vâng, hôm nay là một ngày quan trọng vì các mạng lưới Châu Á, nhất là ở phía Nam và Đông Nam, đã xác định những người trẻ tuổi mà, khi tiếp xúc với các mạng lưới của chúng tôi, đã chấp nhận thách đố bắt đầu một tiến trình để trở thành đại sứ. Những sự hiện diện vốn cổ võ một nền văn hóa quan tâm để đấu tranh phòng chống việc buôn bán người. Để hoàn thành sáng kiến này với chúng tôi, sẽ có Joy Ezekiel là một trong những cộng tác viên thân cận với Talitha Kum và sẽ đồng hành với kế hoạch này. Cô ấy sẽ mang lại một sự phong phú to lớn, đó là kinh nghiệm của bản thân cô ấy với tư cách là người sống sót của nạn buôn người.
Radio Vatican : Các đại sứ, những người lính canh, những nhân vật trẻ ở tiền tuyến của cuộc chiến này. Đâu là tầm quan trọng chứng tá của những người đã thành công thoát khỏi đó, để biết những câu chuyện tích cực vốn có thể trở thành một mô hình cho những người có lẽ nghĩ rằng họ không thể thành công ?
Sơ Bottani : Điều đó rất quan trọng ! Trong khung cảnh ảo mà chúng ta đã quen, hãy nghĩ đến việc sử dụng các mạng xã hội, điều đó nhắc cho chúng ta về tầm quan trọng của thực tại. Một thực tại khó khăn, bạo lực và đau đớn, nhưng cũng đầy hy vọng. Tôi nghĩ rằng các bạn trẻ phải lắng nghe các chứng tá này, phải kinh nghiệm về niềm hy vọng như là động cơ của các ước mơ. Các ước mơ được những kẻ buôn người sử dụng để tuyển người. Nhưng ước mơ là ước mơ của Thiên Chúa cho mỗi một người trong chúng ta, đó là vẻ đẹp. Như thế, có một người sống sót với chúng tôi nhắc nhở chúng tôi về tầm quan trọng của việc vẫn bám chân vào thực tại, với một cái đầu ước mơ và một trái tim có khả năng thực hiện các ước muốn của chúng ta vì sự thiện, đó thực sự là nền tảng, đó là thật đẹp.
Radio Vatican : Chúng ta hãy chuyển sang Côlômbia, nơi mà một trang viết về chính vẻ đẹp này được viết hoàn toàn qua ngòi bút…
Sơ Bottani : Tôi đã cảm động khi biết được sáng kiến này mà, với tư cách là Talitha Kum, chúng tôi đã được thông tin bởi các sơ ở Côlômbia đang làm việc chống lại việc buôn người. Một sáng kiến vốn làm ngạc nhiên và bao hàm cả những người quan tâm đến nó và những người là nạn nhân của nó. Những người được mời kể lại cuộc đời của họ bằng những câu nhỏ, bằng những bài thơ. Thơ có một trách vụ rất lớn, mạnh mẽ và tôi thực sự sốt ruột, tò mò muốn có thể nghe những bài viết mà họ sẽ mang lại cho chúng ta.
Sứ điệp của Đức Thánh Cha Phanxicô
Một nền kinh tế không buôn người thì quan tâm chăm sóc con người và thiên nhiên, Đức Thánh Cha Phanxicô tuyên bố trong sứ điệp video nhân Ngày Thế giới cầu nguyện và suy tư lần thứ 7 phòng chống nạn buôn người. Đó là một « nền kinh tế liên đới ». Một nền kinh tế không buôn người sẽ được chi phối bởi « những quy luật thị trường tạo điều kiện cho công lý chứ không cho những lợi ích riêng tư đặc quyền ».
Việc buôn bán người tìm thấy một mảnh đất màu mỡ trong lối tiếp cận của chủ nghĩa tư bản tân tự do, trong việc bãi bỏ quy định thị trường vốn tối đa hóa lợi nhuận mà không có giới hạn đạo đức, không có giới hạn xã hội cũng như môi trường. Nếu người ta theo lôgíc này, thì chỉ còn tính toán thuận lợi và bất lợi. Những chọn lựa không được thực hiện trên cơ sở các tiêu chí đạo đức, nhưng theo những lợi ích thống trị, thường được che giấu cách khéo léo dưới lớp ngoài hào nhoáng nhân đạo hay sinh thái. Những chọn lựa không được thực hiện bằng cách nhìn vào con người : những con người là những con số, thậm chí để được khai thác.
Đức Thánh Cha kết luận : một nền kinh tế không buôn người là một nền kinh tế can đảm đáp lại cuộc khủng hoảng theo cách thức không thiển cận và không chỉ nhìn vào ngắn hạn, nhưng còn dài hạn. Luôn luôn đặt con người ở trung tâm.
Tý Linh
(theo Vatican News)
Tags: Nhân quyền, Nhân-phẩm, Phanxicô-I
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- BÀI GIÁO LÝ VỀ NĂM THÁNH 2025. CHÚA GIÊSU KITÔ, NIỀM HY VỌNG CỦA CHÚNG TA. I. THỜI THƠ ẤU CỦA CHÚA GIÊSU. BÀI 2. TRUYỀN TIN CHO ĐỨC MẸ. ĐỨC MARIA LẮNG NGHE VÀ SẴN LÒNG
- HOA KỲ: TẠI SAO ĐỨC CHA ROBERT BARRON, NGÔI SAO LOAN BÁO TIN MỪNG TRÊN INTERNET, LẠI MUỐN THÀNH LẬP MỘT DÒNG TU?
- NHỮNG NHÂN VẬT TÔN GIÁO NÀO CẦU NGUYỆN CHO DONALD TRUMP TRONG LỄ NHẬM CHỨC CỦA ÔNG?
- ĐỨC THÁNH CHA VIẾT THƯ CHO TỔNG THỐNG DONALD TRUMP
- MỘT NỮ TU SẼ ĐƯỢC BỔ NHIỆM LÀM CHỦ TỊCH PHỦ THỐNG ĐỐC THÀNH VATICAN
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT II THƯỜNG NIÊN NĂM C: CHÚA ĐÁP LẠI SỰ THIẾU THỐN CỦA CHÚNG TA BẰNG TÌNH YÊU DƯ TRÀN CỦA NGƯỜI
- CÁI CHẾT CỦA CHA PONCHAUD, CHỨNG NHÂN VĨ ĐẠI CỦA LỊCH SỬ CAMPUCHIA
- BỘ GIÁO LÝ ĐỨC TIN: HUẤN THỊ VỀ MỘT VÀI KHÍA CẠNH CỦA “THẦN HỌC GIẢI PHÓNG”
- Ở BA LAN, MỘT KIẾN NGHỊ NHẰM XÓA BỎ VIỆC GIẢI TỘI CHO TRẺ VỊ THÀNH NIÊN
- VỤ CHA PIERRE: HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC XIN TÒA ÁN MỞ CUỘC ĐIỀU TRA
- ĐỨC THÁNH CHA MỜI GỌI CÁC LINH MỤC ARGENTINA HÃY TIÊU HAO VÌ TIN MỪNG
- CUBA THẢ TÙ NHÂN, HOAN NGHÊNH SỰ TRUNG GIAN HÒA GIẢI CỦA TÒA THÁNH
- BÀI GIÁO LÝ VỀ TRẺ EM. NHỮNG NGƯỜI ĐƯỢC CHÚA CHA YÊU QUÝ NHẤT. BÀI 2
- HĐGM Ý GIẢI THÍCH CÁC CHUẨN MỰC CỦA RÔMA LIÊN QUAN ĐẾN ĐÀO TẠO LINH MỤC
- TIẾP KIẾN CHUNG NĂM THÁNH (11/1/2025): HY VỌNG LÀ BẮT ĐẦU LẠI – GIOAN TẨY GIẢ
- KINH TRUYỀN TIN LỄ CHÚA GIÊSU CHỊU PHÉP RỬA NĂM C: TÔI ĐƯỢC RỬA TỘI NGÀY NÀO?
- JOE BIDEN TRAO HUÂN CHƯƠNG TỰ DO CỦA TỔNG THỐNG CHO ĐỨC PHANXICÔ
- HÀNH KHÚC GIÁO HOÀNG, BÀI QUỐC CA CHÍNH THỨC CỦA VATICAN DO MỘT NGƯỜI PHÁP SÁNG TÁC
- CÁC ĐẠI SỨ TẠI TÒA THÁNH ĐƯỢC ĐỨC PHANXICÔ CHẤT VẤN
- DIỄN VĂN CỦA ĐỨC PHANXICÔ CHO CÁC THÀNH VIÊN CỦA ĐOÀN NGOẠI GIAO TẠI TÒA THÁNH NHÂN DỊP CHÚC MỪNG NĂM MỚI 2025 : NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA MỘT NỀN NGOẠI GIAO HY VỌNG