NGÀY THẾ GIỚI TRUYỀN THÔNG XÃ HỘI : LẮNG NGHE NHÂN LOẠI BÊN KIA TIẾNG ỒN CỦA CHIẾN TRANH

Written by xbvn on Tháng Năm 26th, 2022. Posted in Học thuyết xã hội, Luân lý, Nhân bản, Thế Giới, Tý Linh

Ngày Thế giới truyền thông xã hội, Chúa Nhật 29/5, có chủ đề lắng nghe và nhấn mạnh tính cấp bách đặt con người ở trung tâm của thông tin. Như Đức Phanxicô đã nhấn mạnh, « không thể làm báo tốt nêu không có khả năng lắng nghe ». Một nhu cầu càng rõ ràng hơn nữa trong thời gian đại dịch và giờ đây trong cuộc chiến tranh ở Ucraina.

« Đức Phanxicô là một con người không chỉ nghe, nhưng còn lắng nghe ». Thật ý nghĩa khi định nghĩa này về Đức Thánh Cha đã được đề nghị bởi tổng thư ký của Caritas-Spes Ucraina, cha Vyacheslav Grynevych, sau cuộc gặp gỡ mới đây với Đức Thánh Cha tại Nhà thánh Mátta. Cha tâm sự rằng chính việc « lắng nghe » là nhiệm vụ quan trọng nhất mà ngài, cũng như các công nhân và tình nguyện viên khác của Caritas Ucraina, đã và đang thực hiện, bên cạnh công  việc nhân đạo, kể từ ngày 24/2/2022, ngày Nga bắt đầu xâm lược Ucraina.

Lắng nghe nỗi đau khổ của các bà mẹ mất con, của những người cha đang đấu tranh bảo vệ đất nước và không biết liệu họ sẽ được gặp lại gia đình không. Lắng nghe tiếng kêu khóc không thể nguôi ngoai của các trẻ em mà, từ đầu cuộc chiến đến nay, đang sống trong nỗi kinh hoàng, bởi cuộc chiến tranh tàn ác đã làm gián đoạn dòng chảy tự nhiên của cuộc sống của mình trong sự vui chơi, học hành, tình cảm gia đình. Lắng nghe, chứ không phải nghe. Vì để nghe, thì chỉ cần có tai, còn để lắng nghe thì cần phải có tâm hồn nữa.

Trở nên gần gũi với người khác bằng việc lắng nghe

Khi Đức Thánh Cha Phanxicô chọn « lắng nghe » làm chủ đề cho Ngày Thế giới truyền thông xã hội năm nay, thì suy tư của ngài chủ yếu dựa vào kinh nghiệm bi thảm của đại dịch covid-19. Ngài nghĩ đến sự cô đơn hiện sinh mà một bộ phận nhân loại buộc phải chịu những hạn chế y tế vốn làm tê liệt những gì phân biệt nhất giữa con người : tương quan với bạn bè.

Không phải ngẫu nhiên mà, như chúng ta đọc thấy trong Sứ điệp cho Ngày này, « khả năng lắng nghe xã hội trở nên quý giá hơn bao giờ hết vào thời gian bị tổn thương bởi đại dịch kéo dài này ». Đối với Đức Thánh Cha, « chúng ta phải lắng nghe và lắng nghe cách sâu xa, cách riêng tình trạng bất ổn xã hội gia tăng do sự chậm lại hay việc ngưng các hoạt động kinh tế ». Vì thế, để có thể nắm bắt ước muốn được lắng nghe, chúng ta cần tái khám phá sự cần thiết xích lại gần nhau (sự gần gũi, một chủ đề của Sứ điệp đầu tiên của Đức Thánh Cha cho Ngày Thế giới truyền  thông xã hội 2014). Như Đức Thánh Cha gợi ý, chỉ khi chúng ta đến gần người kia hơn, nếu chúng ta trở thành hàng xóm của họ, nếu chúng ta cùng nhịp đập trái tim với họ thì chúng ta mới có thể thực sự lắng nghe họ.

Tiếng ồn của chiến tranh

Do đó, nếu chủ đề « lắng nghe » được nảy sinh, trước tiên, từ kinh nghiệm về đại dịch, thì nó không kém phần giá trị trong bối cảnh bi thảm của cuộc chiến tranh ở Ucraina, cũng như của mọi cuộc xung đột. Quả thế, nếu, trong đại dịch, khả năng lắng nghe phải tìm ra những tần số thích hợp trong sự thinh lặng, thì giờ đây, chính trong tiếng ồn của súng đạn, trong  tiếng ồn của chiến tranh mà thái độ tâm hồn này phải có thể bắt được tiếng nói của những người đau khổ. Theo quan điểm thuyết chức năng về truyền thông, nó « xảy ra » nếu có một người gởi, một người nhận và một mã được chia sẻ. Vì thế, truyền thông tập trung vào sự kiện « nói điều gì đó » hơn là « lắng nghe một ai đó ». Trái lại, chiến tranh, cũng như đại dịch, đã chứng minh điều mà triết gia Braham Kaplan (sinh ở Odessa), được trích dẫn bởi Đức Thánh Cha trong Sứ điệp, đã từng chỉ ra, nghĩa là truyền thông đích thực không bị giảm thiểu thành việc đặt cạnh nhau hai người độc thoại (một cuộc độc thoại với hai tiếng nói), nhưng đòi hỏi « tôi » và « bạn » cả hai cùng « đi ra », hướng đến nhau. Đức Thánh Cha viết : « Lắng nghe là thành phần thiết yếu đầu tiên của đối thoại và của việc truyền thông tốt. Chúng ta không thể truyền thông tốt nếu trước hết chúng ta không được lắng nghe, và chúng ta không thể làm báo tốt nếu không có khả năng lắng nghe. »

Lắng nghe những người có tiếng nói yếu đuối nhất

Trong tuyên bố này, chúng ta nhận thấy một lời khích lệ và một sứ mạng cho những người làm công tác thông tin, nhất là trong bối cảnh lịch sử tế nhị và không thể đoán trước được như lịch sử mà chúng ta đang sống. Để truyền thông tốt, để làm báo tốt, phải lắng nghe. Trước tiên, lắng nghe những người có tiếng nói yếu đuối nhất. Một nhiệm vụ được thực hiện, thậm chí có nguy cơ đến tính mạng của họ, nhiều phóng viên đang có mặt tại thực địa ở Ucraina, cũng như những người làm việc ở bất kỳ nơi nào khác, nơi đang diễn ra những cuộc chiến tranh ít nhiều bị quên lãng. Lắng nghe đòi hỏi kiên nhẫn, khiêm tốn. Một nhân đức làm cho tự do và không xoàng xĩnh, như Đức Thánh Cha đã tuyên bố trong cuộc gặp gỡ với các nhà báo của Hiệp hội báo chí nước ngoài ở Ý vào ngày 18/5/2019 : « Nhà báo khiêm tốn là một nhà báo tự do. Tự do khỏi bất kỳ điều kiện nào. Không thành kiến, và vì lý do này, « can đảm » ». Một sự tự do phải được bảo vệ ngày nay hơn bao giờ hết, biết rằng sự tự do của những người làm công tác thông tin không chỉ là một nghề, nhưng còn là một sứ mạng phục vụ cho công ích.

Tý Linh

(theo Vatican News)

Tags: ,

Trackback from your site.

Bài viết cùng chủ đề

Dữ liệu Website cũ

Xem nhiều gần đây nhất

Đang online

Lịch đăng bài

Tháng Một 2025
H B T N S B C
« Th12    
  1 2 3 4 5
6 7 8 9 10 11 12
13 14 15 16 17 18 19
20 21 22 23 24 25 26
27 28 29 30 31