NGÀY TỬ TẾ

Written by xbvn on Tháng Mười Một 13th, 2013. Posted in Nhân bản, Thế Giới, Tý Linh

Có  khoảng 20 nước trên thế giới mừng « Ngày của lòng tử tế ». Vào năm 2009, tạp chí « Psychologies » đã phát động ngày này ở Pháp. Năm nay 13/11 là lần thứ năm nước Pháp mừng ngày này.

Lòng tử tế là một giá trị được đề cao ngày nay, đối lập với cám dỗ xung đột. Những nghiên cứu khoa học hay kinh tế cho thấy rằng sống tử tế mang lại một sự thỏa lòng tâm lý.

Ngày của lòng tử tế có nguồn gốc ở Nhật Bản. Phong trào « Small Kindness Movement » (« Mouvement de la petite gentillesse ») nảy sinh ở Nhật Bản vào năm 1963 sau những cuộc đối đầu giữa cảnh sát và sinh viên. Vào năm 1997, phong trào này được biến thành « World Kindness Movement”, một phong trào quốc tế về lòng tử tế.

Nó hệ tại điều gì ? Nó đề cao một thái độ mà đôi khi được cảm nhận và trình bày như là một hình thức yếu đuối, thậm chí là ngây thơ. Triết gia Laurence Devillairs bình luận : « Điều đó vẫn là một giá trị bị giảm giá trị và nhập nhằng. Sẽ là hơi phiền toái đối với ai nói rằng mình là « tử tế ». Sự tử tế cũng mơ hồ. Vả lại, tôi nghĩ rằng việc cổ võ nó che giấu sự thiếu hụt các nhân đức xã hội khác, như là ý thức công dân »

Khát khao lòng tử tế

Nhiều dấu chỉ cho thấy sự khát khao lòng tử tế. Ta có thể trích dẫn sự thành công của cuốn sách sau cùng của tu sĩ Phật giáo Matthieu Ricard, « Plaidoyer pour l’altruisme ». Hay công trình của François Miquet-Marty, chủ tịch của Viện thăm dò Viavoice, cho thấy rằng 93% người Pháp cho rằng nước Pháp và các công dân của nó, cách « ưu tiên », trong tương lai, cần « sự tôn trọng giữa con người với nhau » – sự tôn trọng có thể được hiểu như là « quan tâm đến người khác ».

Về phần mình, khoa học càng ngày càng quan tâm đến các đề tài « lòng vị tha », « tha giác » (empathie : khả năng cảm nhận những cảm xúc của người khác) hay « lòng nhân từ », theo từng trường hợp. Các nghiên cứu trong lãnh vực này đã được gia tăng trong những năm gần đây, nơi các nhà tâm lý học, các nhà sinh vật học cũng như nơi các nhà kinh tế. Và chúng có khuynh hướng cho thấy rằng khả năng hướng đến tha nhân mang lại một sự thỏa mãn cho cá nhân.

« Chúng tôi đã nhận thấy rằng chỉ việc nghiên cứu lợi nhuận cá nhân mà thôi đã không thể giải thích những lối hành xử kinh tế của các cá nhân », Marie-Claire Villeval, chuyên viên về kinh tế học ứng xử, đã giải thích như thế. Ngược với các lý thuyết kinh tế tự do nhất, những nghiên cứu gần đây xác lập rằng các cá nhân sẵn sàng hy sinh một phần thu nhập tiền tệ của mình nhằm đổi lại một lòng tự trọng tốt hơn.

Jacques Lecomte khẳng định : « Lòng tử tế mang lại lợi ích trên bình diện tâm lý : phục vụ người khác làm cho người ta cảm thấy tốt hơn nơi chính mình, và sự thoải mái này thúc đẩy đến tha giác…đó là một vòng xoắn ốc nhân đức ». Ông đối lập với ý tưởng cho rằng cần phải có bình an nơi chính mình để có thể tỏ ra quảng đại với người khác : « Người ta có thể sống vòng nhân đức này cho dầu người ta đang ở trong một giai đoạn khó khăn ».

Tý Linh

Theo La Croix

(xem bài viết đầy đủ trên La Croix ở đây)

 

Trackback from your site.

Bài viết cùng chủ đề

Dữ liệu Website cũ

Xem nhiều gần đây nhất

Đang online

Lịch đăng bài

Tháng Mười Hai 2024
H B T N S B C
« Th11    
  1
2 3 4 5 6 7 8
9 10 11 12 13 14 15
16 17 18 19 20 21 22
23 24 25 26 27 28 29
30 31