NGHĨ VỀ ‘TÂN TÒNG’
Đêm Vọng Phục sinh vừa qua có bao nhiêu người lớn lãnh Phép Rửa tại các nhà thờ Việt Nam chúng ta? Tôi chưa tìm biết con số đích xác, nhưng trên mạng thì tôi chỉ mới nghe về vài địa điểm của Dòng Chúa Cứu Thế có cử hành Phép Rửa dịp này. Các anh chị em này được gọi là “tân tòng”, và tuần lễ Phục sinh này là giai đoạn ‘thần bí pháp’ (mystagogy) cho họ – trong đó họ được giúp để cảm nhận ý nghĩa của các bí tích khai tâm mà mình được trao ban… Nói nôm na, đức tin của họ còn non trẻ, mong manh, và cần được củng cố. Nhận thức và thực hành ‘thần bí pháp’ này của Giáo hội – từ thuở ban đầu và đã thành truyền thống – dường như hàm ý rằng: ước mong đức tin của người tân tòng (đạo mới) trở nên vững vàng như đức tin của các tín hữu cựu tòng (đạo gốc hay đạo dòng)!
Có lý! Nhưng chỉ có lý tương đối thôi! Gia đình tôi theo đạo từ đời các cụ cố nội ngoại, nay đã 125 năm, nhưng tôi không ước mong các anh chị em tân tòng hôm nay có đức tin giống như đức tin của người nhà mình hay của chính bản thân mình! Tôi biết nhiều người là tân tòng có đời sống đạo tuyệt vời… Mà nói cho cùng, tất cả các môn đệ nam nữ của Đức Giêsu thuở ban đầu ấy cũng đều là ‘tân tòng’ thôi. Cho đến khi Đức Giêsu chết và sống lại thì họ theo Người chưa được ba năm…
Quả thật, ‘cựu tòng’ nhiều khi cũng có điều bất lợi. Đó là khi người ta đóng kín và ‘chết nếp’ trong những cách hiểu đạo và sống đạo bất cập nào đó, trong những ‘truyền thống’ quen thuộc nào đó. Gần chùa gọi bụt bằng anh! Đó là khi người ta mất khả năng mở ra để biết ngạc nhiên và biết đón nhận điều mới mẻ. Tôi thường ước mong mình bớt ‘bị điều kiện hoá’, để có thể đọc câu chuyện của Đức Giêsu, gặp gỡ Người và rung cảm trước Người như thể lần đầu. Chắc chắn đó sẽ là một kinh nghiệm có sức khai trí và khai tâm nhiều lắm. Lần đầu, hay thuở ban đầu, là một kinh nghiệm khôn tả. Chúa đã không buồn trách Hội thánh Ê phê sô vì họ đã đánh mất “tình yêu thuở ban đầu” đó sao? Cần nhớ, Hội thánh này được nhìn nhận là rất kiên nhẫn, từng trải và dày dạn.
Hoá ra ‘tân tòng’ không hẳn là kém lợi thế hơn ‘cựu tòng’, thực tế có thể ngược lại. Anh chị em tân tòng hãy cảm ơn Chúa vì mình được cơ hội viết câu chuyện đức tin và tình yêu của mình trên trang giấy trắng. Một câu chuyện thật tuyệt vời đang mời gọi ngòi bút của anh chị em! Còn chúng ta, những tín hữu cựu tòng, vẫn còn cơ hội nếu biết khao khát làm mới lại đức tin và tình yêu ấy. Xin Chúa ban cho chúng ta “quả tim mới” và “thần khí mới”. Đây là thao thức mục vụ rất sâu xa của Đức Thánh cha Phan xi cô:
“Đức Ki tô đang sống! … Người mang sự tươi trẻ đến cho thế giới chúng ta, và mọi sự được Người chạm đến đều trở nên trẻ trung, mới mẻ, đầy tràn sức sống… Dù các con đi lạc xa đến đâu, Người là Đấng Phục Sinh vẫn luôn ở đó … chờ mong các con trở về với Người và bắt đầu lại mọi sự” (Christus Vivit, 1-2).
Đây cũng là cảm hứng và tầm nhìn của Phong trào linh đạo “Con Đường Tân Dự Tòng”, nhằm giúp cho mọi người sống kinh nghiệm TÂN TÒNG của mình! Bởi tình yêu đích thực thì luôn mới mẻ.
LCĐ – Bát nhật PS 2021
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- LỄ PHỤC SINH 2025: SỨ ĐIỆP URBI ET ORBI CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ
- BÀI GIẢNG THÁNH LỄ PHỤC SINH 2025: LUÔN TÌM KIẾM CHÚA KITÔ PHỤC SINH TRONG CUỘC SỐNG CỦA CHÚNG TA
- BÀI GIẢNG THÁNH LỄ VỌNG PHỤC SINH 2025 : « CHÚA KITÔ PHỤC SINH LÀ BƯỚC NGOẶT QUYẾT ĐỊNH TRONG LỊCH SỬ NHÂN LOẠI »
- TƯỞNG NIỆM CUỘC THƯƠNG KHÓ CỦA CHÚA GIÊSU: THÁNH GIÁ TRẢ LẠI CHO CHÚNG TA SỰ TỰ DO LỰA CHỌN ĐÍCH THỰC
- ĐÀNG THÁNH GIÁ TẠI COLISÉE: CHÚA GIÊSU MANG NHỮNG VẾT THƯƠNG CỦA LỊCH SỬ CHÚNG TA
- THÁNH LỄ THỨ NĂM TUẦN THÁNH: “TÌNH YÊU LÀ CHỨC TƯ TẾ DUY NHẤT”
- BÀI GIẢNG LỄ DẦU 2025 CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ: SỨ VỤ LINH MỤC LÀ CÔNG TRÌNH CỦA THIÊN CHÚA
- BÀI GIÁO LÝ NĂM THÁNH 2025. CHÚA GIÊSU KITÔ, NIỀM HY VỌNG CỦA CHÚNG TA. II. CUỘC ĐỜI CHÚA GIÊSU. NHỮNG CUỘC ĐỐI THOẠI. BÀI 5. NGƯỜI CHA GIÀU LÒNG THƯƠNG XÓT. EM CON ĐÃ MẤT MÀ NAY LẠI TÌM THẤY (Lc 15, 32)
- MỘT BỨC TƯỢNG “ĐỨC MẸ HOA HƯỜNG MẦU NHIỆM” ĐƯỢC LÀM PHÉP TRONG KHU VƯỜN VATICAN
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT LỄ LÁ 2025: ĐỐI DIỆN VỚI NHỮNG ĐAU KHỔ, HÃY LUÔN CẢM NHẬN VÒNG TAY YÊU THƯƠNG QUAN PHÒNG CỦA THIÊN CHÚA
- BÀI GIẢNG LỄ LÁ 2025: “VÁC THÁNH GIÁ CỦA CHÚA KITÔ LÀ CÁCH CỤ THỂ NHẤT ĐỂ CHIA SẺ TÌNH YÊU CỨU ĐỘ CỦA NGƯỜI”
- GIỮA TIẾP BIẾN VĂN HÓA VÀ HỘI NHẬP VĂN HÓA, BÀI HỌC CỦA BA NGHỆ SĨ CÔNG GIÁO VIỆT NAM
- CHA ROBERTO PASOLINI: QUA VIỆC LÊN TRỜI, CHÚA GIÊSU MỜI GỌI CHÚNG TA TRỞ THÀNH CHỨNG NHÂN CỦA NGƯỜI
- PHÁP : KỶ LỤC MỚI VỀ SỐ LƯỢNG NGƯỜI DỰ TÒNG VÀO NĂM 2025!
- LÀN SÓNG DỰ TÒNG: GIÁO HỘI PHÁP TÁI KHÁM PHÁ SỨC MẠNH CỦA SỰ HOÁN CẢI
- BÀI GIÁO LÝ NĂM THÁNH 2025. CHÚA GIÊSU KITÔ NIỀM HY VỌNG CỦA CHÚNG TA. II. CUỘC ĐỜI CHÚA GIÊSU. NHỮNG CUỘC ĐỐI THOẠI. BÀI 4. CHÀNG THANH NIÊN GIÀU CÓ. CHÚA GIÊSU NHÌN ANH (Mc 10, 21)
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC THÁNH CHA TRONG THÁNH LỄ NĂM THÁNH CỦA BỆNH NHÂN VÀ NHỮNG NHÂN VIÊN CHĂM SÓC SỨC KHỎE: CHIA SẺ NỖI ĐAU KHỔ CỦA NGƯỜI KHÁC LÀ MỘT BƯỚC HƯỚNG ĐẾN SỰ THÁNH THIỆN
- TÌM HIỂU CHỦ ĐỀ ‘HIỆP HÀNH’ CỦA THĐGM 16
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT V MÙA CHAY NĂM C: “TÔI CẢM NHẬN ĐƯỢC ‘NGÓN TAY CỦA THIÊN CHÚA’”
- CẦU NGUYỆN BẰNG KINH MÂN CÔI VỚI THÁNH GIÁO HOÀNG GIOAN PHAOLÔ II