NGOẠI GIAO, MỘT CÔNG CỤ CỦA TÒA THÁNH NHẰM PHỤC VỤ SỨ MẠNG PHỔ QUÁT
Vatican, tổ chức tôn giáo duy nhất có tư cách theo luật pháp quốc tế, là một bên tham gia không điển hình trên trường quốc tế. Đức Thánh Cha thực hiện chính sách ngoại giao trung gian và gây ảnh hưởng không chỉ để bảo vệ lợi ích của Công giáo mà còn để bảo vệ mỗi nhân vị, tôn trọng tự do tôn giáo và hòa hợp giữa các dân tộc. Vai trò độc đáo này là chủ đề của một hội thảo tại Hội Thừa sai Hải ngoại Paris, vào ngày 9/12/2023.
Theo yêu cầu của Đức Phanxicô, các kho lưu trữ của Vatican không còn là “bí mật” mà là “tông truyền”. Chúng có phần trải dài tài liệu tương đương với khoảng 83 km.
Đó là một hội truyền giáo hướng về châu Á, cách nhà nguyện Médaille-Miraculeuse vài bước chân, ở trung tâm Paris, nơi đã đắm mình trong những bí quyết lịch sử của nền ngoại giao Vatican. Hội Thừa sai Hải ngoại Paris (MEP) đã tổ chức một hội thảo quốc tế về mối liên hệ giữa sứ mạng phổ quát, loan báo Tin Mừng và ngoại giao giáo hoàng vào thứ Bảy ngày 9 tháng 12, dựa trên ý tưởng của cha Landry Védrenne.
Dựa trên chuyên môn của các nhà lưu trữ Vatican, của các chuyên gia về giáo hoàng và ngoại giao tông tòa, địa chính trị, sứ mạng học, lịch sử truyền giáo và lịch sử nghệ thuật, viện truyền giáo Pháp phục vụ các Giáo hội Châu Á và Ấn Độ Dương muốn khám phá tốt hơn các vấn đề ngoại giao và truyền giáo của sự quản trị của giáo hoàng, trong thời đại hiện đại và đương đại.
Hội Thừa sai Paris
Các kho lưu trữ, sự phản ánh của ngoại giao
Để đạt được mục đích này, các kho lưu trữ chứa đựng tất cả các hoạt động của Tòa Thánh: các kho lưu trữ của Phủ Quốc vụ khanh, các văn khố tông tòa và 83 km kệ lưu trữ của chúng – trước đây là các kho lưu trữ bí mật – hoặc các kho lưu trữ của các bộ khác nhau như Bộ loan báo Tin Mừng, Bộ các Giáo hội Đông phương, Bộ Giáo lý Đức tin. Những cánh cửa nhỏ mở ra khối lượng chất liệu khổng lồ mà Quốc gia nhỏ bé đã tích lũy qua nhiều thế kỷ và lục địa. Tòa Thánh đại diện cho một trong những cơ sở thông tin lớn nhất trên thế giới và Phủ Quốc vụ khanh nắm giữ những kho lưu trữ được số hóa nhiều nhất trên thế giới.
Johan Ickx, giám đốc Cơ quan Lưu trữ lịch sử của bộ phận Quan hệ với các Quốc gia của Phủ Quốc vụ khanh, đã nhắc lại nguồn gốc của cơ quan này, ra đời ở Châu Âu Phục hưng sau Đại hội Vienna năm 1815; “thời điểm Tòa Thánh lấy lại nền ngoại giao hiện đại”.
Các kho lưu trữ phản ánh những dao động trong chính sách ngoại giao quốc tế của Tòa thánh. “Bản thân những chiếc hộp và tiêu đề lưu trữ của chúng đã chứng tỏ những thay đổi trong chính sách ngoại giao của Vatican. Bên ngoài hộp được đọc thấy một ước muốn bên trong Tòa thánh”, nhà lưu trữ và sử học người Bỉ chỉ rõ. Các cuộc gặp gỡ của các hồng y, các tài liệu song phương, các nhân vật – chẳng hạn như Jacques Maritain – nhưng cũng có những sự kiện tình cờ được các nhân chứng tận mắt kể lại đều xuất hiện ở đó. Việc tổ chức có tính chất địa lý và thời gian. Vì vậy, hộp lưu trữ của Bỉ vẫn tiếp tục ở Vatican mặc dù đất nước này nằm dưới sự thống trị của Hà Lan, cũng thế đối với hộp lưu trữ của Ba Lan đối mặt với Nga.
Tuy nhiên, sự thận trọng ngoại giao của Tòa Thánh được thể hiện ở việc chậm thay đổi tước hiệu. Chẳng hạn, cần phải đợi 4 năm sau khi chế độ quân chủ kép của Áo-Hung bị tan rã để một hộp lưu trữ được dành riêng cho Hungary một cách độc lập. Johan Ickx giải thích: “Tòa Thánh dường như chậm trễ, nhưng thực ra đang chờ đợi thực tại thực sự diễn ra theo cách của nó”, ông Johan Ickx giải thích, đồng thời lưu ý đến sự bùng nổ của chất liệu đạt tới Rôma sau năm 1948, từ các lục địa Châu Phi, Châu Á và Châu Mỹ Latinh. Nhà sử học chỉ rõ: “Đối với Tòa thánh, những gì phương Tây vào thời điểm đó coi là Thế giới thứ ba lại không phải như vậy đối với Tòa Thánh”.
Cha Landry Védrenne, người Pháp, gốc Việt Nam
Rôma, các sứ thần và các nhà truyền giáo
Cái nhìn không còn tập trung vào châu Âu đã bắt đầu vào cuối thế kỷ 19. Giáo sư Claude Prudhomme trích dẫn lời tiếc nuối của Đức Lêô XIII: “Thất bại lớn nhất trong triều đại giáo hoàng của tôi là không thành công trong việc thiết lập quan hệ với Trung Quốc”.
Don Flavio Belluomini, nhà lưu trữ của Bộ loan báo Tin Mừng, đã kể về nguồn gốc của Thánh bộ Truyền bá Đức tin do Đức Grêgôriô XV thành lập vào ngày 6 tháng 1 năm 1622 với tư cách là một cơ quan của chính quyền trung ương để hỗ trợ hoạt động phổ quát của Đức Giáo hoàng. Sứ mạng gồm có hai phần: mở rộng đạo Công giáo và bảo vệ đức tin ở đâu chủ quyền phi Công giáo hoặc sự chung sống của đức tin thắng thế. Nhà lưu trữ người Ý lưu ý: “Càng có ít người Công giáo ở một nơi, thì Thánh Bộ Truyền bá Đức tin càng có sức nặng hơn”. Trong bối cảnh này, các Sứ thần Tòa Thánh đóng vai trò là cầu nối giữa Thánh bộ Truyền bá Đức tin và các nhà truyền giáo. Từ vị trí là nhà ngoại giao, họ thực hiện chức năng truyền giáo như cầu nối giữa Rôma và thế giới. “Rôma độc lập trong các lựa chọn của mình nhưng phải tính đến thực địa và điều đình với các quốc gia”, cha Belluomini thuật lại, chẳng hạn, như trường hợp trong cuộc khủng hoảng ngoại giao với Pháp vào đầu thế kỷ XX, do hậu quả của vụ Dreyfuss và luật tách biệt giữa Giáo hội và Nhà nước.
Các trường hợp của Pháp và Mỹ
Vào thời điểm đó, Pháp, một cường quốc Công giáo có ảnh hưởng với hàng nghìn nhà truyền giáo trên khắp thế giới, không còn đại sứ tại Tòa thánh nữa. Ý cũng vậy ở giữa vấn đề Rôma. Gianfranco Armando của Cơ quan Lưu trữ Tòa Thánh nhấn mạnh: vào trước Chiến tranh thế giới thứ nhất, chỉ có đại sứ của các Liên minh trung tâm mới có mặt ở Rôma. Cần phải chờ lễ phong thánh cho thánh nữ Jeanne d’Arc vào năm 1920 để bắt đầu tái lập năm 1921 với Pháp.
Một sự can thiệp khác vào Tòa Thánh và phương Tây, Don Roberto Regoli, giám đốc giảng dạy lịch sử tại Đại học Giáo hoàng Grêgôriô, đã nói về những nét đặc trưng của Hoa Kỳ. Tòa Thánh đã có một bước tiến nhảy vọt trong quan hệ với Hoa Kỳ sau Thế chiến thứ hai do chủ nghĩa cộng sản bài Kitô giáo của Liên Xô. Ông lưu ý: “Địa Trung Hải ngày càng trở thành một cái hồ của Mỹ, không còn là của Anh, điều mà Tòa thánh đã chú ý đến”. Dưới thời Đức Gioan-Phaolô II và Ronald Reagan, hai nước đã tái lập quan hệ song phương vào năm 1983. Mối quan hệ này đã bị gián đoạn kể từ năm 1867.
Tòa Thánh và xứ truyền giáo
Với Isabel Harvey từ Đại học Québec, các xứ truyền giáo ở Nouvelle-France (Tân Pháp) là cơ hội để xem môi trường trở thành nhân vật chính của các cuộc truyền giáo như thế nào và những nhà truyền giáo có tác động gì đến môi trường.
Chính sách châu Phi của Tòa thánh đã được Elisabeth Labruyère (Academia Belgica) gợi lên từ lăng kính vai trò của đại diện tông tòa, kém hơn sứ thần. Với đặc điểm này, các nhà truyền giáo hướng tới các đại sứ quán quốc gia của họ hơn là hướng tới các đại sứ của Giáo hoàng.
Cuối cùng, một phần lớn được dành cho châu Á. Cha Landry Védrenne nhắc lại những đặc điểm của Sinopolitik (chính sách Trung Hoa) của Tòa thánh từ năm 1919 đến năm 1946. Tòa thánh đối đầu với Pháp lúc đó là sức mạnh bảo vệ của các xứ truyền giáo ở Trung Quốc, khiến đạo Công giáo bị coi ở đó như một tôn giáo của người nước ngoài. Cha giải thích: “Tuy nhiên, Tòa Thánh muốn biến nó thành một tôn giáo địa phương”. Vào ngày 28 tháng 10 năm 1926, sáu Giám mục đầu tiên của Trung Quốc đã được Đức Piô XI tấn phong tại Rôma. Cuối cùng, họ phải đi đường vòng ngang qua Việt Nam, nơi nhà nghiên cứu Claire Tran nhắc lại rằng ngày nay đây là quốc gia cộng sản duy nhất có đại diện giáo hoàng tại thủ đô Hà Nội.
Tý Linh
(theo Delphine Allaire – Vatican News)
Tags: Giáo-Hội-&-Nhà-Nước
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- BÀI GIÁO LÝ VỀ CHÚA THÁNH THẦN VÀ HIỀN THÊ – BÀI 14. CÁC ƠN CỦA HIỀN THÊ. CÁC ĐẶC SỦNG, NHỮNG ƠN CỦA CHÚA THÁNH THẦN VÌ ÍCH CHUNG
- ẤN BẢN MỚI CỦA SÁCH BÀI ĐỌC DÀNH CHO TANG LỄ CỦA ĐỨC THÁNH CHA
- VIDEO BÀI CA QUAM PULCHRE GRADITUR (Tiếng Việt)
- CARLO ACUTIS VÀ PIER GIORGIO FRASSATI SẼ ĐƯỢC PHONG THÁNH TRONG NĂM THÁNH
- ĐỨC PHANXICÔ: THIÊN CHÚA SẼ CÓ LỜI CUỐI CÙNG VỀ CUỘC CHIẾN Ở UCRAINA
- SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC PHANXICÔ CHO NGÀY QUỐC TẾ GIỚI TRẺ LẦN THỨ 39 : TÔI XÂY DỰNG CUỘC SỐNG CỦA TÔI TRÊN NHỮNG NIỀM HY VỌNG NÀO ?
- SỰ KHÔNG CHẮC CHẮN TO LỚN VỀ CÁC SỐ LIỆU CỦA CUỘC XUNG ĐỘT
- THƯ CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHAN-XI-CÔ VỀ VIỆC KÍNH NHỚ CÁC THÁNH, CHÂN PHƯỚC, ĐẤNG ĐÁNG KÍNH VÀ TÔI TỚ CHÚA CỦA CÁC GIÁO HỘI ĐỊA PHƯƠNG
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT XXXIII THƯỜNG NIÊN NĂM B: MỌI SỰ ĐỀU QUA ĐI, CHÚA KITÔ VẪN CÒN MÃI
- HÌNH ẢNH ĐỨC PHANXICÔ ĂN TRƯA VỚI 1300 NGƯỜI NGHÈO
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC PHANXICÔ TRONG THÁNH LỄ CHÚA NHẬT XXXIII THƯỜNG NIÊN NĂM B, NHÂN NGÀY THẾ GIỚI NGƯỜI NGHÈO : XIN ĐỪNG QUÊN NGƯỜI NGHÈO
- “HÃY ĐẾN TẤT CẢ CÁC NHÀ TÙ”
- LAO ĐỘNG: PHÚC LÀNH HAY HÌNH PHẠT THEO THÁNH KINH?
- BAN BÁC ÁI HỘI DÒNG KHIẾT TÂM ĐỨC MẸ TRAO HỌC BỔNG CHO 57 HỌC SINH – SINH VIÊN CÓ HOÀN CẢNH KHÓ KHĂN
- CÔNG ÍCH THƯỜNG BỊ PHỚT LỜ TRONG HÀNH ĐỘNG
- NICARAGUA: CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC BỊ TRỤC XUẤT ĐẾN GUATEMALA
- NÊN THÁNH, ĐÓ LÀ “ĐỂ MÌNH ĐƯỢC BIẾN ĐỔI BỞI SỨC MẠNH CỦA TÌNH YÊU THIÊN CHÚA”
- NGƯỜI CÔNG GIÁO, NHỮNG NHÀ VÔ ĐỊCH HOẠT ĐỘNG TÌNH NGUYỆN Ở PHÁP
- BÀI GIÁO LÝ VỀ CHÚA THÁNH THẦN VÀ HIỀN THÊ – BÀI 13. MỘT BỨC THƯ ĐƯỢC VIẾT BỞI THÁNH THẦN CỦA THIÊN CHÚA HẰNG SỐNG : ĐỨC MARIA VÀ CHÚA THÁNH THẦN
- Ở RÔMA, SỰ TRIỂN LÃM ĐÁNG KINH NGẠC VỀ VƯƠNG CUNG THÁNH ĐƯỜNG THÁNH PHÊRÔ NHỜ TRÍ TUỆ NHÂN TẠO