NGƯỜI HÀNH HƯƠNG TRÚT BỎ NHỮNG GÌ THỪA THÃI VÀ TIẾN BƯỚC HƯỚNG TỚI NIỀM HY VỌNG
Vatican News đăng toàn văn lời tựa của Đức Phanxicô cho cuốn sách “Đức tin là một cuộc lữ hành”, tuyển tập các bài suy niệm của Đức Thánh Cha dành cho người lữ hành và người hành hương do Libreria Editrice Vaticana (LEV) xuất bản để chuẩn bị cho Năm Thánh.
Khi còn là linh mục ở Buenos Aires, và tôi vẫn giữ thói quen này ngay cả khi còn là giám mục ở thành phố quê hương mình, tôi thích đi bộ qua các khu dân cư khác nhau để thăm các anh em linh mục, thăm một cộng đoàn tu trì hoặc nói chuyện với bạn bè. Đi bộ mang lại cảm giác dễ chịu: nó giúp chúng ta tiếp xúc với những gì đang diễn ra xung quanh, giúp chúng ta khám phá những âm thanh, mùi vị, tiếng động của thực tế xung quanh chúng ta, nói cách khác, nó đưa chúng ta đến gần hơn với cuộc sống của người khác.
Bước đi có nghĩa là không đứng yên: tin có nghĩa là có trong chúng ta sự bồn chồn dẫn chúng ta tới “cái hơn nữa”, tới một bước tiến về phía trước, tới một tầm cao cần đạt được hôm nay, biết rằng ngày mai con đường sẽ đưa chúng ta cao hơn, hoặc sâu hơn , trong mối quan hệ của chúng ta với Thiên Chúa, vốn giống hệt như mối quan hệ với người thân yêu trong cuộc đời chúng ta, hoặc giữa những người bạn: không bao giờ kết thúc, không bao giờ đạt được, không bao giờ thỏa mãn, luôn tìm kiếm, chưa thỏa mãn. Không thể nói với Chúa: “Xong rồi, mọi việc đã xong, thế là đủ”.
Đây là lý do tại sao Năm Thánh 2025, với chiều kích thiết yếu về niềm hy vọng, phải thúc đẩy chúng ta nhận thức sâu sắc hơn bao giờ hết rằng đức tin là một cuộc hành hương và rằng chúng ta, trên trái đất này, là những người hành hương. Không phải khách du lịch hay người lang thang: hiện sinh mà nói, chúng ta không di chuyển ngẫu nhiên. Chúng ta là những người hành hương. Người hành hương sống cuộc hành trình của mình dưới biểu ngữ ba từ khóa: rủi ro, mệt mỏi, đích đến.
Rủi ro. Ngày nay, chúng ta khó hiểu cuộc hành hương có ý nghĩa như thế nào đối với những các Kitô hữu thời xưa, vì chúng ta đã quen với tốc độ và sự thuận tiện của việc di chuyển bằng máy bay hoặc tàu hỏa. Nhưng một ngàn năm trước, đi đường có nghĩa là phải chịu rủi ro không bao giờ trở về nhà do có rất nhiều nguy hiểm có thể gặp phải trên các tuyến đường khác nhau. Đức tin của những người chọn lên đường mạnh hơn bất kỳ nỗi sợ hãi nào: những người hành hương xưa dạy chúng ta niềm tin tưởng vào Thiên Chúa, Đấng đã kêu gọi họ lên đường hướng tới mộ các Tông đồ, Thánh Địa hay một đền thánh. Chúng ta cũng xin Chúa có một phần nhỏ đức tin này, chấp nhận rủi ro phó thác mình cho ý muốn của Ngài, vì biết rằng đó là ý muốn của một Người Cha nhân lành chỉ muốn ban cho con cái mình những gì thích hợp với chúng.
Mệt mỏi. Bước đi thực sự đồng nghĩa với sự mệt mỏi. Đây là điều mà nhiều người hành hương biết rằng ngày nay họ đang quay trở lại với các tuyến đường hành hương cổ xưa: tôi đang nghĩ đến con đường Saint-Jacques-de-Compostelle, đến Via Francigena và các hành trình khác nhau đã xuất hiện ở Ý và gợi nhớ một số vị thánh hoặc nhân chứng nhân nổi tiếng nhất (thánh Phanxicô, thánh Tôma, nhưng cả Don Tonino Bello) nhờ vào sự phối hợp tích cực giữa các tổ chức công cộng và các tổ chức tôn giáo. Bước đi bao gồm nỗ lực dậy sớm, chuẩn bị ba lô đựng những thứ cần thiết, ăn uống đạm bạc. Và rồi đôi chân trở nên đau nhức, cơn khát trở nên gay gắt, nhất là vào những ngày hè nắng gắt.
Nhưng nỗ lực này được đền đáp bằng nhiều món quà mà người lữ hành gặp được trên đường đi: vẻ đẹp của công trình tạo dựng, sự dịu dàng của nghệ thuật, lòng hiếu khách của người dân. Những người đi bộ hành hương – nhiều người có thể làm chứng cho điều này – nhận được nhiều hơn là nỗ lực mệt mỏi: họ hình thành mối liên kết tốt đẹp với những người họ gặp trên đường đi, trải nghiệm những khoảnh khắc im lặng đích thực và nội tâm phong phú mà cuộc sống cuồng nhiệt của thời đại chúng ta thường làm cho bất khả, hiểu được giá trị của những gì thiết yếu trong mối tương quan với sự huy hoàng của việc có đủ những thứ thừa thãi, nhưng lại thiếu đi thứ cần thiết.
Đích đến. Bước đi như một người hành hương có nghĩa rằng chúng ta có một điểm đến, chuyển động của chúng ta có một phương hướng, một mục đích. Bước đi có nghĩa là có một đích đến, không phó mặc cho may rủi: người bước đi có phương hướng, không đi vòng vèo, họ biết đi đâu, không lãng phí thời gian đi ngoằn ngoèo từ nơi này đến nơi khác . Đây là lý do tại sao tôi đã nhiều lần nhắc lại hành động bước đi và hành động trở thành tín hữu có mối liên hệ chặt chẽ với nhau như thế nào: những ai có Chúa trong lòng thì đã nhận được món quà về một Sao Bắc Đẩu để vươn tới – tình yêu mà chúng ta đã nhận được từ Thiên Chúa là lý do cho tình yêu mà chúng ta phải trao ban cho người khác.
Thiên Chúa là đích đến của chúng ta: nhưng chúng ta không thể đạt tới Ngài như chúng ta đến một thánh đường hay vương cung thánh đường. Thật vậy, như tất cả những ai đã đi bộ hành hương đều biết rõ, cuối cùng đến được đích mong muốn – tôi đang nghĩ đến nhà thờ chính tòa Chartres, nơi từ lâu đã trải qua một cuộc hồi sinh về mặt hành hương nhờ sáng kiến của nhà thơ Charles Péguy, cách đây một thế kỷ – không có nghĩa là cảm thấy hài lòng: hay đúng hơn, nếu bên ngoài chúng ta biết mình đã đến đích, thì bên trong chúng ta biết rằng cuộc hành trình chưa hoàn thành. Bởi vì Thiên Chúa là như vậy: một mục tiêu thúc đẩy chúng ta tiến xa hơn, một đích đến không ngừng mời gọi chúng ta tiếp tục, bởi vì Ngài luôn lớn hơn những gì chúng ta tưởng tượng về Ngài. Chính Thiên Chúa đã giải thích điều đó cho chúng ta qua ngôn sứ Isaia: “Trời cao hơn đất chừng nào thì đường lối của Ta cũng cao hơn đường lối các ngươi, và tư tưởng của Ta cũng cao hơn tư tưởng các ngươi chừng ấy” (Is 55, 9). Với Thiên Chúa, chúng ta chưa bao giờ đến đích, hướng tới Thiên Chúa, chúng ta chưa bao giờ đến đích: chúng ta luôn trên đường, luôn đang tìm kiếm Ngài. Nhưng việc tiến bước hướng về Thiên Chúa này mang lại cho chúng ta niềm xác tín say mê rằng Ngài đang chờ đợi chúng ta để ban cho chúng ta niềm an ủi và ân sủng của Ngài.
Thành quốc Vatican, ngày 2 tháng 10 năm 2024
Giáo hoàng Phanxicô
————————————-
Tý Linh chuyển ngữ
(nguồn: vatican news)
Tags: năm thánh 2025, Phanxicô-I
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC PHANXICÔ CHO NGÀY THẾ GIỚI TRUYỀN THÔNG XÃ HỘI 2025: CHIA SẺ NIỀM HY VỌNG TRONG LÒNG ANH CHỊ EM MỘT CÁCH HIỀN HÒA
- PHỎNG VẤN ĐHY KOOVAKAD, NGƯỜI VỪA ĐƯỢC BỔ NHIỆM LÀM TỔNG TRƯỞNG BỘ ĐỐI THOẠI LIÊN TÔN
- ĐỐI VỚI CÁC GIÁM MỤC MỸ, CÁC SẮC LỆNH CỦA TRUMP “GÂY LO NGẠI SÂU XA”
- SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC THÁNH CHA GỬI CHO DIỄN ĐÀN KINH TẾ THẾ GIỚI 2025
- Ý NGHĨA CỦA ĐỘNG TỪ “ĐI RA” TRONG TIN MỪNG
- BÀI GIÁO LÝ VỀ NĂM THÁNH 2025. CHÚA GIÊSU KITÔ, NIỀM HY VỌNG CỦA CHÚNG TA. I. THỜI THƠ ẤU CỦA CHÚA GIÊSU. BÀI 2. TRUYỀN TIN CHO ĐỨC MẸ. ĐỨC MARIA LẮNG NGHE VÀ SẴN LÒNG
- HOA KỲ: TẠI SAO ĐỨC CHA ROBERT BARRON, NGÔI SAO LOAN BÁO TIN MỪNG TRÊN INTERNET, LẠI MUỐN THÀNH LẬP MỘT DÒNG TU?
- NHỮNG NHÂN VẬT TÔN GIÁO NÀO CẦU NGUYỆN CHO DONALD TRUMP TRONG LỄ NHẬM CHỨC CỦA ÔNG?
- ĐỨC THÁNH CHA VIẾT THƯ CHO TỔNG THỐNG DONALD TRUMP
- MỘT NỮ TU SẼ ĐƯỢC BỔ NHIỆM LÀM CHỦ TỊCH PHỦ THỐNG ĐỐC THÀNH VATICAN
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT II THƯỜNG NIÊN NĂM C: CHÚA ĐÁP LẠI SỰ THIẾU THỐN CỦA CHÚNG TA BẰNG TÌNH YÊU DƯ TRÀN CỦA NGƯỜI
- CÁI CHẾT CỦA CHA PONCHAUD, CHỨNG NHÂN VĨ ĐẠI CỦA LỊCH SỬ CAMPUCHIA
- BỘ GIÁO LÝ ĐỨC TIN: HUẤN THỊ VỀ MỘT VÀI KHÍA CẠNH CỦA “THẦN HỌC GIẢI PHÓNG”
- Ở BA LAN, MỘT KIẾN NGHỊ NHẰM XÓA BỎ VIỆC GIẢI TỘI CHO TRẺ VỊ THÀNH NIÊN
- VỤ CHA PIERRE: HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC XIN TÒA ÁN MỞ CUỘC ĐIỀU TRA
- ĐỨC THÁNH CHA MỜI GỌI CÁC LINH MỤC ARGENTINA HÃY TIÊU HAO VÌ TIN MỪNG
- CUBA THẢ TÙ NHÂN, HOAN NGHÊNH SỰ TRUNG GIAN HÒA GIẢI CỦA TÒA THÁNH
- BÀI GIÁO LÝ VỀ TRẺ EM. NHỮNG NGƯỜI ĐƯỢC CHÚA CHA YÊU QUÝ NHẤT. BÀI 2
- HĐGM Ý GIẢI THÍCH CÁC CHUẨN MỰC CỦA RÔMA LIÊN QUAN ĐẾN ĐÀO TẠO LINH MỤC
- TIẾP KIẾN CHUNG NĂM THÁNH (11/1/2025): HY VỌNG LÀ BẮT ĐẦU LẠI – GIOAN TẨY GIẢ