NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý VỀ TÔNG HUẤN VỀ TÌNH YÊU TRONG GIA ĐÌNH AMORIS LAETITIA

Written by xbvn on Tháng Tư 9th, 2016. Posted in Gia đình, Luân lý, Thế Giới, Tý Linh

Nhìn vào các hoàn cảnh của các gia đình hiện tại, bàn về tình yêu vợ chồng, cuốn sách sư phạm và sự trở về với các kinh nghiệm mục vụ, Tông huấn « Amoris laetitia » (« Niềm vui của tình yêu ») không áp đặt giải pháp tổng quát.

Hơn 265 trang, chín chương, 325 số, Tông huấn được công bố hôm 8/4/2016 mang lại một chất liệu phong phú cho các giám mục, linh mục, các tác nhân mục vụ và đặc biệt cho các bậc vợ chồng và cha mẹ, vốn sẽ tìm thấy ở đó những lời khuyên khôn ngoan, nhất là để săn sóc tình yêu của họ, giáo dục con cái và vượt lên những khó khăn của mình.

Tông huấn là kết quả của hai cuộc họp Thượng hội đồng về gia đình năm 2014 và 2015. Đức Thánh Cha đặc biệt đi vào thực tế cụ thể của  đời sống hôn nhân gia đình và không áp đặt bất kỳ giải pháp làm sẵn nào từ Rôma.

Lưu tâm đến « tính phức tạp của các hoàn cảnh khác nhau »

« Tất cả các cuộc tranh luận giáo thuyết, luân lý hay mục vụ không được cắt đứt hẳn bởi những can thiệp của huấn quyền », Đức Thánh Cha đã báo trước như thế từ phần mở đầu. Liên quan đến vấn đề hóc búa là việc tiếp nhận các bí tích của những người ly dị tái hôn dân sự, Đức Thánh Cha đã mời gọi Giáo Hội « giúp đỡ mỗi người tìm ra cách thức của mình thuộc về cộng đoàn Giáo Hội », tránh « những phán đoán không quan tâm đến tính phức tạp của các hoàn cảnh khác nhau ».

Mở ra một con đường hướng đến việc hội nhập các đôi vợ chồng này trong Giáo Hội, mà không đề cập cũng không loại trừ việc lãnh nhận các bí tích, Đức Thánh Cha trước tiên nhấn mạnh sự phân định theo từng trường hợp, sự đồng hành bởi một linh mục, sự tiệm tiến của tiến trình, việc kiểm điểm lương tâm, trao trách nhiệm cho mỗi tác nhân và không đưa ra một câu trả lời tập trung.

« Trong mỗi nước hay mỗi vùng có thể được tìm kiếm những giải pháp hội nhập văn hóa hơn, quan tâm đến các truyền thống và những thách đố tại địa phương », phần mở đầu lưu ý như thế, trong đó Đức Thánh Cha cũng cảnh giác trước « tham vọng giải quyết tất cả bằng cách áp dụng những chuẩn tắc tổng quát ». Trong Tông huấn « Niềm vui Tin Mừng » trước đó, Đức Thánh Cha Phanxicô đã muốn một « sự tản quyền bổ ích », mà Tông huấn « Niềm vui của Tình yêu » vận dụng vào việc mục vụ gia đình.

« Đào tạo các lương tâm mà không thay thế chúng »

Không có tính chuẩn tắc và ít trừu tượng, Đức Thánh Cha đã diễn tả cách sinh động, hiện thực và bằng ngôn ngữ của kinh nghiệm. Ngài mời gọi tái khám phá gia đình như là một « công việc thủ công » luôn phải nhào nắn và hoàn thiện. Với mục đích này, Lời Chúa, được làm nổi bật trong suốt bản văn, được trình bày như là « người bạn đồng hành » và Giáo Hội, như là sự trợ giúp gần gũi và sẵn sàng không loại trừ những sự trợ giúp khác, như tâm lý học hay các khoa học về giáo dục.

Ngài thoáng qua một chút việc tự phê bình các thực hành mục vụ vào thời điểm mà con số các cuộc hôn nhân bị giảm sút. Đức Thánh Cha khẳng định rằng bảo vệ gia đình không phải chỉ là nhấn mạnh « các vấn đề giáo thuyết, đạo đức sinh học và luân lý ». Ngài nhấn mạnh việc đào tạo các lương tâm mà không thay thế chúng.

« Nói vâng với việc giáo dục tính dục »

Những cẩn trọng này không ngăn cản Đức Thánh Cha đưa ra những lời khuyên chung cho việc chuẩn bị hôn nhân vững chắc hơn, cho sự đồng hành sau kết hôn và theo dõi các khó khăn mà gia đình gặp phải. Đó đó, ngài mời gọi các đôi bạn dành thời gian đào sâu mối tương quan của mình, mà không lẩn tránh chiều kích tính dục của nó.

Ngài dành một chương bàn về giáo dục con cái, đặc biệt khích lệ một sự giáo dục tính dục cần thiết « cho một giai đoạn trong đó tính dục có khuyến hướng bị tầm thường hóa và nghèo nàn đi ».

Tý Linh

(theo Sébastien Maillard, La Croix)

Tags:

Trackback from your site.

Bài viết cùng chủ đề

Dữ liệu Website cũ

Xem nhiều gần đây nhất

Đang online

Lịch đăng bài

Tháng Mười Hai 2024
H B T N S B C
« Th11    
  1
2 3 4 5 6 7 8
9 10 11 12 13 14 15
16 17 18 19 20 21 22
23 24 25 26 27 28 29
30 31