NHỮNG DÒNG CHỮ LATINH ĐƯỢC GHI TRÊN BỆ ĐÁ THÁNH GIÁ Ở NGHĨA TRANG ĐẠI CHỦNG VIỆN HUẾ
Nghĩa trang đã là một nơi linh thiêng rồi! Và các dòng chữ bằng tiếng Latinh khó hiểu với người thời nay càng làm cho nghĩa trang yên ắng này linh thiêng hơn. Nhân sự kiện Cha J.B. Etcharren được an táng tại nghĩa trang giáo sĩ ở Đại Chủng viện Huế, chúng tôi thử tìm hiểu ý nghĩa của những câu tiếng Latinh được ghi trên bệ đá Thánh Giá tại đây.Tìm hiểu nguồn gốc của các câu tiếng Latinh này giúp hiểu rõ hơn niềm tin sống động và tình liên đới của người Kitô hữu khi đứng trước cái chết của con người.
Bệ Thánh Giá có khắc bốn câu sau:
1. “ Refrigerii lucis et pacis locum Domine eis indulge” (Lạy Chúa xin thương ban cho họ được vào nơi hạnh phúc, sáng láng và bình an). Câu này được phỏng lại từ một lời cầu trong Kinh Tạ Ơn I: « Lạy Chúa, chúng con xin Chúa thương ban cho các tín hữu ấy, và tất cả mọi người, … đã an nghỉ trong Ðức Ki-tô, được vào nơi hạnh phúc sáng láng và bình an » (Ipsis, Domine, et omnibus in Christo quiescentibus, locum refrigerii lucis et pacis, ut indulgeas, deprecamur).
2. “ Miseremini mei saltem vos amici mei”. Câu này được lấy từ sách Gióp 19, 21: « Xin thương xót tôi, hỡi các anh là những người bạn hữu của tôi ». Trên mộ của học giả Trương Vĩnh Ký cũng được cho khắc câu Thánh Kinh này.
3. “Beati mortui qui in Domino moriuntur” (“Phúc thay những người đã chết mà được chết trong Chúa”). Câu này được lấy từ sách Khải Huyền chương 14, câu 13.
4. “ Pie Jesu Domine, dona eis requiem sempiternam” (Lạy Chúa Giêsu nhân từ, xin ban cho họ được nghỉ yên muôn đời). Câu này là một đoạn văn được lấy từ câu cuối cùng của bài thánh ca “Dies irae” (Ngày thịnh nộ), và thường được đưa vào bối cảnh âm nhạc của thánh lễ cầu hồn như một bài hát. « Dies irae » là một ca tiếp liên bằng tiếng Latinh được gán cho Thomas of Celano , dòng Phanxicô (1200-1265) hoặc cho Latino Malabranca Orsini (mất năm 1294) (*).
Bản văn gốc, bắt nguồn từ ca tiếp liên “Dies irae” như sau:
Pie Jesu Domine, Dona eis requiem. (x2)
Pie Jesu Domine, Dona eis requiem sempiternam.
Nghĩa trang này có từ năm nào và do ai chủ xướng, chúng tôi không tìm thấy thông tin. Nhưng, theo cha Vinh Sơn Trần Minh Thực, PSS, dựa vào chi tiết hai ngôi mộ được chôn gần bên chân Thánh Giá của thầy Phó tế Nguyễn Hữu Nguyên, qua đời năm 1897, và của Cố Renauld Bổng, qua đời năm 1898, thì có thể suy đoán rằng nghĩa trang này đã bắt đầu vào những năm đó.
Tý Linh
———————-
(*) https://en.wikipedia.org/wiki/Pie_Jesu
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- ĐHY PAROLIN LẤY LÀM TIẾC TRƯỚC “SỰ SUY ĐOÁN VÔ ÍCH” VỀ VIỆC TỪ CHỨC CỦA ĐỨC GIÁO HOÀNG
- GIÁO THUYẾT CỦA GIÁO HỘI CÔNG GIÁO CÓ PHẢI LÀ BẤT BIẾN KHÔNG?
- ĐỨC PHANXICÔ ĐÁP ỨNG ĐIỀU TRỊ, NHƯNG VẪN CÒN NGUY HIỂM
- SỨC KHỎE CỦA ĐỨC PHANXICÔ ĐỠ HƠN
- BỆNH VIÊM PHỔI HAI BÊN, CĂN BỆNH MÀ ĐỨC PHANXICÔ MẮC PHẢI LÀ GÌ?
- ĐỨC PHANXICÔ VẪN VUI VẺ BẤT CHẤP BỊ VIÊM PHỔI CẢ HAI BÊN
- “ORDO AMORIS” LÀ GÌ?
- J.D. VANCE TRÁI NGƯỢC VỚI ĐỨC PHANXICÔ: “LIỆU TRẬT TỰ CỦA TÌNH YÊU CÓ BIỆN MINH CHO VIỆC TRỤC XUẤT NGƯỜI NƯỚC NGOÀI KHÔNG?”
- ANNE LÉCU: “CÀNG QUAN TÂM ĐẾN THÁNH KINH, CHÚNG TA CÀNG QUAN TÂM ĐẾN CON NGƯỜI”
- KHỔ HÌNH KHỦNG KHIẾP CỦA THÁNH NỮ APOLLINA
- ĐHY PAROLIN PHẢN ĐỐI VIỆC TRỤC XUẤT NGƯỜI PALESTINE KHỎI GAZA
- THÁNH KINH THỰC SỰ NÓI GÌ VỀ TIẾNG CƯỜI?
- THÁNH KINH: LOẠT VIDEO CHỐNG LẠI NHỮNG LỐI GIẢI THÍCH SAI LẠC
- 350 GIÁO SĨ DO THÁI LÊN TIẾNG PHẢN ĐỐI VIỆC “THANH LỌC SẮC TỘC” Ở GAZA
- ĐỨC PHANXICÔ NHẬP VIỆN Ở RÔMA VÌ BỆNH VIÊM PHẾ QUẢN
- TẠI SAO GIÁO HỘI CAN THIỆP VÀO VẤN ĐỀ XÃ HỘI?
- MỸ: CÁC HỆ PHÁI KITÔ VÀ CÁC TỔ CHỨC DO THÁI PHẢN ĐỐI VIỆC BẮT GIỮ NGƯỜI DI CƯ
- BÀI GIÁO LÝ VỀ NĂM THÁNH 2025. CHÚA GIÊSU KITÔ, NIỀM HY VỌNG CỦA CHÚNG TA. I. THỜI THƠ ẤU CỦA CHÚA GIÊSU. BÀI 5 : « MỘT ĐẤNG CỨU ĐỘ ĐÃ SINH RA CHO ANH EM, NGƯỜI LÀ ĐẤNG KITÔ, LÀ ĐỨC CHÚA » (Lc 2, 11). CHÚA GIÊSU GIÁNG SINH VÀ CÁC MỤC ĐỒNG THĂM VIẾNG
- “LIỆU CHÍNH QUYỀN TRUMP SẼ CHỌN ĐỐI ĐẦU VỚI ĐỨC GIÁO HOÀNG PHANXICÔ?”
- SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC PHANXICÔ GỞI CHO TỔNG THỐNG PHÁP EMMANUEL MACRON NHÂN DỊP “HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH HÀNH ĐỘNG VỀ TRÍ TUỆ NHÂN TẠO”